Quái đản chuyện hôn nhân của quan viên nhà Minh
Có một điều luật rất thú vị mà Minh Thái Tổ quy định quan viên nhà Minh không được lấy thê nạp thiếp tại địa phương mình nhậm chức.
Sau khi lên ngôi sáng lập ra triều đại nhà Minh, Chu Nguyên Chương đã tập trung vào cải tổ bộ máy chính quyền, áp dụng nhiều biện pháp mạnh để khôi phục lại nền kinh tế. Ông trả tự do và cấm buôn bán nô lệ.
Ngoài ra, ông tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp bằng việc kêu gọi nhân dân khai hoang. Nông dân được quyền sở hữu ruộng vườn, kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang, bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để giúp họ an cư.
Có một việc ông vô cùng chú trọng đó là trị nạn tham ô, nhận hối lộ. Nếu quan lại nào bị phát hiện tham nhũng sẽ phải chịu các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ v.v… Có một điều luật rất thú vị mà Minh Thái Tổ quy định quan viên nhà Minh không được lấy thê nạp thiếp tại địa phương mình nhậm chức.
Chu Nguyên Chương cho rằng, quan lại nếu lấy vợ là người tại địa phương sẽ càng dễ dàng giúp cho gia tộc tham ô lộng hành. Hơn nữa, quan viên sẽ rất khó khăn trong việc xử lý những người trong gia tộc nếu phát hiện họ phạm pháp. Vì thế, để bài trừ tệ nạn quan tham ông đã đặt việc phòng chống lên làm đầu và ra lệnh yêu cầu tất cả các quan viên phải thực hiện nghiêm túc các quy định sau:
Thứ nhất, khi làm quan phải nhậm chức tại địa phương khác mà không phải ở quê hương mình. Thứ hai nghiêm cấm quan viên lấy vợ là người tại địa phương nơi mình nhậm chức. Nếu quan viên nào cố tình không chấp hành quy định này, sẽ bị đánh 80 trượng. Nhà gái và chủ hôn cũng phải chịu tội chung. Sau khi xử tội, vợ chồng phải ly tán, lễ lạt đều phải xông quốc khố.
Video đang HOT
Ngoài quy định không được lấy vợ tại địa phương, Chu Nguyên Chương cũng không cho phép các quan viên mua nhà tậu ruộng. Trong ” Đại Minh luật lệ” ghi rõ: Quan lại không được phép mua nhà, tậu đất tại địa phương. Nếu vi phạm sẽ bị tước mũ Ô sa, đồng thời lột quần đánh 50 trượng lớn, tịch biên tài sản đã mua xung vào tài sản quốc hữu.
Đến triều Thanh, các hoàng đế nhà Thanh cũng dựa trên những luật lệ của nhà Minh và bổ sung thêm điều luât cấm cả các tướng lĩnh trong quân đội cũng không được phép mua nhà đất tại địa phương mình làm việc.
Chính quyền nhà Minh và nhà Thanh đều cho rằng việc các quan lại địa phương có rất nhiều cách để tham ô và nhận hối lộ, nhưng để điều tra được không phải là dễ. Vì thế phòng chống tham nhũng là biện pháp hữu hiệu để giảm tệ nạn quan tham trong bộ máy chính quyền.
Việc không cho họ lấy vợ nạp thiếp là dân địa phương, cương quyết không để họ sở hữu bất động sản tại địa phương cũng là một cách làm vô cùng hiệu quả. Bất kể ai chỉ cần phạm phải một trong hai luật lệ trên đều bị khép vào tội tham ô, ăn hối lộ và đều bị phạt nặng. Chính vì thế nhiều quan lại muốn tham nhũng cũng phải cân nhắc rất kỹ và không dám lộng hành làm càn.
Theo_Kiến Thức
Nơi an nghỉ của 13 Minh đế Trung Quốc
Thập Tam Lăng, nơi yên nghỉ của các hoàng đế nhà Minh được xây dựng theo thuật phong thủy núi bao quanh, thể hiện khát vọng quyền uy trường tồn.
Toàn cảnh Thập Tam Lăng trong tranh thủy mặc (1875-1908). Ảnh: Wikimedia Commons.
Nhà Minh do Chu Nguyên Chương (hiệu Hồng Vũ Đế) sáng lập năm 1368, sau khi triều đại Nguyên Mông sụp đổ. Nhà Minh tồn tại cho đến năm 1644 với tổng cộng 16 vị hoàng đế cai trị Trung Quốc. Lăng mộ của 13 trong số 16 vị hoàng đế này nằm trong một quần thể cách thủ đô Bắc Kinh không xa và được gọi chung là Thập Tam Lăng.
Ba vị hoàng đế không được chôn cất tại quần thể này là Hồng Vũ Đế (mộ hiện ở Nam Kinh), Kiến Văn Đế (không được ghi chép lại trong sử sách sau khi bị người chú lật đổ) và Cảnh Thái Đế (không được người kế vị là Chính Thống Đế an táng theo nghi thức hoàng gia).
Núi Thiên Thọ sừng sững phía sau Thập Tam Lăng. Ảnh: China Wanderer.
Thập Tam Lăng nằm ở chân núi Thiên Thọ thuộc huyện Xương Bình, cách Bắc Kinh 50 km về phía tây bắc. Lăng mộ đầu tiên trong quần thể này được xây dựng vào năm 1409 bởi Vĩnh Lạc Đế, hoàng đế thứ ba của nhà Minh. Vị trí lăng mộ được lựa chọn theo thuật phong thủy.
Theo quan niệm của người xưa, vị trí hợp phong thủy phải là nơi hóa giải được ma quỷ và phong tà từ phương Bắc xuống. Vì vậy, người xưa đã chọn khu vực hình vòng cung ở chân núi Thiên Thọ để xây lăng. Khu vực này là một thung lũng yên tĩnh rộng khoảng 40 km2, bốn bề có núi bao bọc, rất lý tưởng để làm nơi yên nghỉ của các vị hoàng đế nhà Minh. Không chỉ có địa thế hợp phong thủy và phong cảnh hữu tình, khu vực này còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quân sự bởi có núi như bức bình phong bảo vệ.
Thần Đạo. Ảnh: Wikipedia.
Trong suốt giai đoạn nhà Minh cai trị, dân thường không được phép đặt chân đến quần thể lăng mộ này. Tuy nhiên, vào năm 1644, quân nổi dậy do Lý Tự Thành lãnh đạo đã đến cướp phá và thiêu rụi nhiều lăng mộ ở đây trước khi tiến vào Bắc Kinh.
Ngày nay, quần thể này mở cửa cho du khách đến tham quan. Lối đi dẫn đến các lăng dài 7 km và có tên gọi là Thần Đạo. Nó tượng trưng cho phẩm giá và uy quyền của hoàng đế nhà Minh ngay cả sau khi mất.
Một trong những nhân tượng được đặt ở Thần Đạo. Ảnh: Wikimedia Commons.
Lối vào Thần Đạo là một cổng vòm được xây bằng đá vào năm 1540. Dọc hai bên Thần Đạo có đặt 36 bức tượng bằng đá, bao gồm 24 tượng sư tử, voi, lạc đà và 12 tượng quan văn, võ trong triều. Người ta nói rằng những bức tượng này tham gia vào các nghi lễ của triều đình và cung nghinh các vị thần thuộc thế giới bên kia.
Hiện chỉ có ba trong số 13 lăng mộ thuộc quần thể này mở cửa cho công chúng tham quan. Đó là Trường Lăng của Vĩnh Lạc Đế (hoàng đế thứ ba của nhà Minh), Định Lăng của Vạn Lịch Đế (hoàng đế thứ 13) và Chiêu Lăng của Long Khánh Đế (vị hoàng đế thứ 12).
Điện Linh Ân ở Trường Lăng chụp năm 1871. Ảnh: Wikimedia Commons.
Trường Lăng là lăng lớn nhất trong số 13 lăng nhà Minh. Chỉ mất 5 năm để xây lăng nhưng phải mất 18 năm để hoàn thành Điện Linh Ân. Công trình này có diện tích gần 1.956 m2, gần bằng Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, về mặt kiến trúc, Điện Linh Ân hơn hẳn Điện Thái Hòa vì các cột trong điện đều được làm bằng gỗ cây tuyết tùng (một loại cây gỗ mềm rất bền và tốt) mang từ Nepal về. Mặc dù lăng mộ chưa được khai quật hết, nhưng công chúng vẫn có thể vào được hầm mộ (huyền cung) để tham quan. Người ta cũng đã tìm thấy ở đây hơn 3.000 đồ tùy táng.
Một trong những món trang sức được tìm thấy trong Định Lăng, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Định Lăng. Món trang sức này có kích cỡ bằng bàn tay người lớn, trên đó có gắn vàng, ngọc trai, đá rubi và nhiều loại đá quý khác. Ảnh: Wikimedia Commons.
Không như Trường Lăng, Định Lăng đã được các nhà khảo cổ khai quật hoàn toàn. Đây là lăng tẩm lớn thứ ba trong quần thể lăng mộ nhà Minh, chỉ sau Trường Lăng và Vĩnh Lăng.
Theo các tài liệu lịch sử, việc xây dựng lăng này tốn hơn 300 tấn bạc, tương đương thu nhập từ thuế trong hai năm của triều đình nhà Minh dưới thời hoàng đế Vạn Lịch. Hầm mộ của Định Lăng nằm sâu dưới lòng đất 27 m, bao gồm 5 điện được xây hoàn toàn bằng đá mà không hề có một cột chống hay trụ đỡ nào. Điện to và quan trọng nhất là hậu điện, nơi đặt quan tài của hoàng đế Vạn Lịch và hai hoàng hậu. Trong điện còn cất giữ 26 hòm gỗ sơn son đựng khoảng 3.000 đồ tùy táng quý giá.
Chiêu Lăng. Ảnh: Cultural China.
Trong số ba lăng tẩm mở cửa cho du khách tham quan, Chiêu Lăng có quy mô nhỏ nhất. Điểm nổi bật ở lăng tẩm này là quan tài của hoàng đế được đặt ở một nơi có hình trăng lưỡi liềm độc nhất vô nhị. Điểm thú vị khác nữa là công trình trên mặt đất, dù mới được xây dựng lại, thể hiện bố cục điển hình của các lăng tẩm thời nhà Minh.
Ngọc Anh
Theo Acient Origins
Ghê rợn cách hành quyết quái đản mới của IS Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vừa công bố một phương thức hành quyết tù nhân ghê rợn: chôn bom dưới đất, sau đó bắt tù nhân quỳ lên trên để kích nổ. Tin tức từ DailyMail cho hay, IS vừa nghĩ ra phương thức hành quyết mới: bắt tù nhân quỳ lên trái bom chôn dưới đất và thổi bay...