Quái chiêu “yêu” gái trẻ để đắc đạo trường sinh
Đàn ông Trung Quốc cổ đại chuộng trào lưu săn lùng các cô gái trẻ để yêu hòng thỏa ước nguyện bổ huyết, trường thọ, đắc đạo thành tiên.
Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, đàn ông là biểu tượng của sự cai trị nên rất nhiều người cho rằng: Phụ nữ cần phải giữ trọn đạo, phải chung thủy đến cùng. Đàn ông có thể năm thê 7 thiếp, phong lưu đa tình. Quan điểm này thật sự rất bất công.
Nhưng điều khiến người ta cảm thấy khó hiểu nhất là tại sao đàn ông cổ xưa lại “sùng bái gái mới lớn” như một nguồn năng lượng siêu nhiên. Dân gian gọi đây là ” trâu già thích gặm cỏ non”, văn minh hơn thì gọi là đôi “chồng già vợ trẻ”.
Thời cổ đại, những người có tiền có chức sắc, các danh nhân không nằm ngoài trào lưu này. Vào thời Bắc Tống, Tô Đông Pha một danh nhân văn hóa toàn tài, nhưng thê thiếp của ông ta cũng hàng đàn. Ông ta nổi tiếng bởi sự khí phách hào hùng và sự phóng khoáng, rộng rãi của mình. Cách ông đối xử với thê thiếp của mình cũng trở thành một phong cách điển hình cho giới sĩ đại phu cổ đại. Ảnh minh họa chân dung Tô Đông Pha.
Gặp lúc cao hứng, sẵn sàng lấy thê thiếp của mình tặng người khác coi như món quà, lễ vật. Sau khi tặng hết thì lại tiếp tục nạp mới. Hồng nhan tri kỉ được ông ta ưu ái nhất chính là Vương Chiêu Vân. Khi Tô Đông Pha làm thông phán ở Hàng Châu đã cưới được nàng. Lúc đó ông ta đã 40 tuổi còn nàng chưa đầy 20. Đây chính là một ví dụ điển hình cho câu “trâu già thích gặm cỏ non”. Ảnh minh họa chân dung Tô Đông Pha.
Vào thời Đường, giới văn nhân sống cũng rất phong lưu, phóng túng. Ví dụ điển hình chính là Bạch Cư Dị. Ông đã từng có một lượng lớn thê thiếp, đích thân ông còn thị phạm dạy các nàng học ca múa. Tuy là văn nhân nổi tiếng , nhưng Bạch Cư Di cũng có điểm yếu giống như những người đàn ông khác, đều “thích mới nới cũ”. .
Video đang HOT
Trong vòng có chưa đầy 10 năm đã ba lần đổi một loạt thê thiếp. Hoa tàn hương kém sắc phai vì thế nhìn mà thấy chán nên cần phải đổi. Chỉ có điều lúc đó ông cũng không còn trẻ trung gì đã 67 tuổi.
Lấy âm bổ dương là một quan niệm quan trọng trong “phòng trung thuật” của Trung Quốc cổ đại. Với văn hóa đạo gia, trời sinh voi trời sinh cỏ càng là động lực thúc đẩy rộng rãi quan niệm này. Đàn ông muốn bổ ích, trường thọ, thậm chí là trường sinh bất lão, đắc đạo thành tiên nên đã có ý muốn thông qua việc ân ái với gái trẻ để đạt được những mục đích này.
Quan điểm này có từ rất sớm, trong “Bão phác tử nội thiên” của Cát Hồng thời Tấn đã ghi chép rất rõ: Thuật phòng trung, hoặc là bổ cho người lao lực, hoặc là công trị được bệnh, hoặc là có thể lấy âm bổ dương, hoặc là có thể kéo dài tuổi thọ, và đặc biệt là còn tinh bổ não bộ”. Đương nhiên, việc “thái âm” cũng cần phải rất chỉn chu và tuân thủ đúng các nguyên tắc sau:
Thứ nhất: Phải lựa chọn người con gái có dáng vóc nhỏ nhắn thướt tha, đầy đặn tràn đầy sức xuân. Tính cách phải dịu dàng hiền thục.Tuy không nhất thiết phải có nhan sắc kiều diễm, nhưng chắc chắn phải trẻ để làm “đối tượng nạp âm”. Mẫu phụ nữ này chính là đối tượng có tác dụng bổ trợ cho dương khí tốt nhất.
Thứ hai, nếu cùng lúc quan hệ với nhiều phụ nữ có đủ điều kiện trên thì càng có tác dụng tốt. Nếu chỉ có một người thì cái gọi là “tác dụng bổ dưỡng” cũng sẽ yếu đi rất nhiều.
Điều thú vị là khi không còn xã hội nam quyền mà chuyển sang xã hội nữ quyền thì quan điểm này cũng được chuyển thành “lấy dương bổ âm”. Điển hình chính là bà hoàng Võ Tắc Tiên, trong hậu cung của bà ta nuôi hàng đàn trai trẻ để phục vụ cho nhu cầu tình dục của bà hoàng, đồng thời bà ta cũng hi vọng nhờ việc thường xuyên quan hệ với đám trai trẻ có thể lấy được năng lượng dương khí của họ để vạn thọ vô cương.
Theo_Kiến Thức
Té ngửa loại thuốc kích dục cướp mạng hoàng đế Ung Chính
Cái chết của Ung Chính vẫn tồn tại nhiều giả thiết, nhưng sự thật ông đã chết vì nhiễm độc nặng do quá lạm dụng linh đơn trường sinh bất tử.
Thanh Thế Tông, Ung Chính là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 1722 đến 1735. Trong suốt thời gian 13 năm trị vì, ông luôn siêng năng, cần kiệm, chống tham nhũng. Giống cha mình, Khang Hi đại đế, Ung Chính sử dụng các biện pháp quân sự mạnh mẽ để giữ gìn vị thế của vương triều Đại Thanh. Triều đại của ông được xem là chuyên chế, hiệu quả và mạnh mẽ. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Nhưng cũng chính vì thống trị tương đối hà khắc và chặt chẽ, nên hình tượng của ông trong mắt bách tính không được tốt đẹp. Thậm chí, rất nhiều lời đồn đại cho rằng Càn Long không phải con ông mà là người Hán. Ngay đến nguyên nhân cái chết của ông cũng còn tồn tại rất nhiều giả thiết nhuốm màu huyền bí dân gian. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Tương truyền, ông bị Lã tứ nương giết chết, có thuyết lại nói ông bị đám cung nữ và thái giám thắt cổ khi đang ngủ say. Theo dân gian, Lã tứ nương chính là con gái của Lã Lưu Nương, một học giả, tác giả, nhà bình luận văn học, nhà thơ, nhà xuất bản và tư tưởng gia nổi tiếng nhà Thanh. Nhưng cả gia đình ông đã bị xử tử trong vụ án văn chương chống lại nhà Thanh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Trong khi xử tử Lã Lưu Lương và gia tộc, Lã Tứ Nương đã mang theo mẹ và một người hầu trốn được ra ngoài. Sau này học võ công, rồi vào cung, giết chết Ung Chính, báo thù cho cha. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Giải thuyết này không được hợp lý lắm vì khi triều Thanh trừng phạt Lã gia, ngoài những người bị chém đầu, con cháu Lã gia đều được đưa đến những nơi xa xôi làm nô lệ. Thời Càn Long, hậu duệ của Lã gia đã từng mở quán mỳ, hiệu thuốc hành nghề y, nhưng sau đó bị phát giác và bị bắt đưa đến Hắc Long Giang làm nô lệ. Hậu duệ của Lã gia tuy vẫn còn, nhưng đều bị quản thúc rất nghiêm ngặt, khó có được sự tự do đi lại, nói gì đến cơ hội học võ vào cung thay tổ tiên báo thù. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Hơn nữa, khi thi hành án tử đối với gia tộc nhà Lã Lưu Nương, rất khó có cơ hội cho ba chủ tớ nhà Lã tứ nương trốn thoát. Đương thời, Lý Vệ tổng đốc Chiết Giang nổi tiếng là người giỏi truy nã tội phạm. Ông ta phục mệnh quản luôn những vụ án ở Giang Tô, giả sử hậu nhân của Lã Lưu Nương có chạy trốn được, thì với khả năng của Lý Vệ thừa sức truy bắt về quy án. Nếu nói ông bị cung nữ thái giám thắt cổ chết thì đây chính là vụ án động trời từ thời nhà Minh chứ không phải nhà Thanh. Vì thế những tương truyền về cái chết của Ung Chính trong dân gian hoàn toàn không có cơ sở. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Liên quan đến cái chết của hoàng đế Ung Chính, lịch sử ghi chép rất đơn giản. Một hôm Ung Chính hoàng đế phát bệnh nặng nằm nghỉ dưỡng ở hành cung tại vườn Viên Minh. Buổi chiều hôm sau thì hấp hối nên cho triệu gấp các đại thần, đến tối hôm đó thì băng hà. Nguyên nhân đích thực của cái chết cũng không thấy sử sách ghi lại. Ngay cả ghi chép bằng tay riêng do đại thần tâm phúc của Ung Chính là Trương Diên Ngọc cũng chỉ ghi: "Lúc hấp hối, Ung Chính hoàng đế mồm hộc máu tươi", nhưng cũng không ghi chép nguyên nhân vì sao chết. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Liên quan đến nguyên nhân gây ra cái chết cho Ung Chính, rất nhiều học giả đều cho rằng do ông đã lạm dụng xuân dược và đan dược chứa nhiều độc tố trong thời gian dài nên cơ thể đã bị chất độc phá hủy. Giả thuyết này rất đáng tin cậy và hoàn toàn có cơ sơ. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Khi còn trẻ, Ung Chính rất hiếu Phật sùng đạo, sau khi đăng cơ, ông thường xuyên thỉnh tiên đến giảng đạo, bản thân luôn mong cầu trường sinh vì thế càng cuồng tín. Ông không chỉ đưa đạo giáo vào trong nội cung, mà còn đưa đạo sỹ vào cung giúp mình luyện linh đơn với hi vọng biến hoàng cung giống như Phật tự, bản thân có thể đắc đạo tiên quan, trường sinh bất tử. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Ung Chính thường xuyên uống linh đơn có tên "Trường Xuân bất lão chi dược" trong một thời gian dài. Trong thuốc này có hàm lượng cao các khoáng chất vô cùng độc hại như chu sa, chì, thủy ngân, thêm việc được đun nấu trong nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài nên nhiệt tính càng lớn. Thêm việc dùng thêm xuân dược vô liều lượng để kéo dài khả năng giường chiếu, chính vì thế mà cơ thể ngày càng suy nhược vì kiệt sức và nhiễm độc. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cái chết của Ung Chính. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Chính Càn Long hoàng đế khi chưa đăng cơ cũng đã từng vội vàng cho truyền đạo sĩ vào cung để luyện linh đơn trường sinh bất tử. Nhưng chứng kiến cái chết của phụ hoàng và ngầm hiểu ra mối liên hệ giữa nguyên nhân cái chết và linh đơn của các đạo sĩ, nên khi đăng cơ ông đã đuổi hết đám đạo sĩ ra khỏi cung. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Ngay trong sử sách của Triều Tiên có đoạn ghi chép của sứ giả viết thư về bẩm báo với quốc vương của mình về nguyên nhân cái chết của Ung Chính: " Ung chính cuối đời ham mê nữ sắc, bệnh ăn vào xương, phần thân dưới bị liệt, không thể cử động". Điều này có thể tin được vì ông ta không có động cơ gì để cố tình ngụy tạo. Đây cũng chính là một chứng cứ bổ sung thêm chứng thực về tình trạng sức khỏe của Ung Chính những năm cuối đời. Ảnh minh họa chân dung hoàng đế Ung Chính.
Theo_Kiến Thức
Đội vợ lên đầu, trường sinh bất lão Cái này, 80% là đúng. Vì tôi nghiệm ra, chỉ cần yêu vợ, chiều vợ, nịnh vợ thì với vợ, chẳng có yêu cầu gì của đàn ông là khó khăn cả. Đọc được dòng ấy, tôi cười phá lên. Tôi biết, vợ chẳng giận mình được đâu. Đàn bà yếu lòng, giận làm sao nổi? (ảnh minh họa) Dù là việc nước...