Quá túng thiếu do đại dịch, sở thú Đức phải tính kế cho động vật ăn nhau
Quá túng thiếu do đại dịch, sở thú Đức phải tính kế cho động vật ăn nhau
Phải đối mặt với những sự gián đoạn trong nguồn cung và doanh thu giảm mạnh do đại dịch Covid-19, một sở thú đang phải cân nhắc một biện pháp vô cùng hà khắc: biến một số vật nuôi của mình thành thức ăn.
Nếu lệnh phong tỏa do virus corona chủng mới càng kéo dài và tình hình tài chính càng trở nên thảm khốc, sở thú Neumnster ở miền Bắc nước Đức càng có nhiều khả năng sẽ phải thực hiện phương án bất đắc dĩ sau cùng: giết thịt một số động vật của chính họ để làm thức ăn cho các con vật khác.
Sở thú Neumnster, nơi sở hữu hơn 700 cá thể động vật thuộc hơn 100 loài khác nhau, đã phải soạn thảo một bản kế hoạch khẩn cấp, liệt kê các động vật có thể bị giết chết để cắt giảm chi phí, và theo thứ tự nào – giám đốc sở thú Verena Kaspiri nói với hãng tin Đức DPA.
Chú sư tử biển con tên “Jogi” nằm cạnh mẹ là “Eike” tại vườn thú Neumnster, Đức
Mặc dù không rõ các con vật xấu số nào sẽ bị làm thịt trước, song một chú gấu Bắc cực tên là Vitus, cao gần 3,7 mét, sẽ là con vật cuối cùng trong danh sách.
“Nếu tôi không còn tiền để mua thức ăn, hoặc trong trường hợp bên cung cấp thức ăn cho tôi không còn khả năng cung cấp vì các lệnh giới hạn mới, thì tôi sẽ làm thịt động vật để cho một số động vật khác ăn”, bà Kaspiri cho biết.
Video đang HOT
Bà cũng nói rằng bà thà tiêm thuốc để giết chết các loài vật trong sở thú còn hơn là để chúng chết đói.
Vì không còn nguồn thu từ việc mở cửa đón khách do lệnh cách ly cả nước áp dụng từ hôm 15/3, nên sở thú này hiện đang vận hành bằng tiền quyên góp, bà Kaspiri nói với DPA.
Chính phủ Đức đã bắt đầu triển khai các gói cứu trợ kinh tế có giá trị lên đến 825 tỉ USD – một trong những gói cứu trợ lớn nhất đang được triển khai trên thế giới, bao gồm các khoản vay cho các đơn vị kinh doanh, mua lại cổ phần ở các công ty và hỗ trợ người lao động bị cho nghỉ việc. Song không rõ các sở thú có thuộc diện được nhận tiền hỗ trợ hay không.
“Chúng tôi là một hiệp hội nên không được nhận tiền từ thành phố, tất cả các khoản tiền từ bang chúng tôi nộp hồ sơ xin hiện vẫn chưa đến”, bà Kaspiri cho biết.
Hiệp hội Vườn thú (VdZ) có trụ sở tại Berlin với các thành viên tại Đức, Thụy Sĩ, Áo và Tây Ban Nha, đã đề nghị Thủ tướng Angela Merkel hỗ trợ 100 triệu Euro (108,7 triệu USD) tiền cứu trợ khẩn cấp. VdZ đại diện cho 56 sở thú tại Đức, bao gồm Neumnster.
Trong một bức thư gửi Chính phủ Đức, hiệp hội này cho biết rất nhiều động vật trong các sở thú thành viên của họ là các động vật quý hiếm và đang tham gia vào các chương trình nhân giống bảo tồn quốc tế. “Khả năng mất đi một phần động vật sẽ là một thiệt thòi rất lớn trong công cuộc bảo tồn đa dạng sinh học và sẽ không khác gì một thảm họa”, Chủ tịch VdZ Jrg Junhold cho biết trong một tuyên bố.
Hiệp hội này cũng lưu ý thêm rằng không giống như các cơ sở khác, sở thú không thể đóng cửa hay giới hạn vận hành để giảm thiểu thua lỗ. Động vật vẫn cần phải được cho ăn và chăm sóc, và đây thường là những công việc khá tốn kém, VdZ cho biết.
Anh Thư
WWF kêu gọi chấm dứt tiêu thụ động vật hoang dã để ngăn ngừa dịch bệnh
Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm vĩnh viễn tiêu thụ động vật hoang dã, WWF kêu gọi chính phủ các nước ở khu vực có hành động tương tự để ngăn ngừa dịch bệnh trong tương lai.
Trong thông cáo ngày 2/3, các văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết họ hoan nghênh quyết định cấm tiêu thụ thịt động vật hoang dã và chấm dứt nạn buôn bán động vật hoang dã không được kiểm soát của Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc - cơ quan lập pháp cao nhất Trung Quốc.
WWF đồng thời kêu gọi các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á đưa ra hành động tương tự để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của người dân.
Theo WWF, sự xuất hiện và lây lan của Covid-19 và các dịch bệnh tương tự do chủng virus corona gây ra như SARS, MERS trong thập kỷ qua cho thấy sự nguy hiểm của việc buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm động vật hoang dã đối với sức khoẻ cộng đồng.
Mặc dù Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sản phẩm động vật hoang dã lớn nhất thế giới, nhưng với tình hình lây nhiễm Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, WWF cho rằng hành động của một quốc gia thôi là không đủ.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng tê tê rất có thể là vật chủ trung gian khiến virus gây bệnh Covid-19 lây sang người từ dơi. Ảnh: AP.
Các giám đốc điều hành những văn phòng WWF tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi chính phủ các nước Đông Á và Đông Nam Á tiếp bước Trung Quốc, ban hành lệnh cấm vĩnh viễn việc tiêu thụ và buôn bán động vật hoang dã.
Đông Nam Á nổi tiếng là nơi cung cấp các sản phẩm động vật hoang dã cũng như nơi trung chuyển các sản phẩm loại này tới thị trường Trung Quốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 70% các bệnh lây nhiễm toàn cầu được phát hiện trong vòng 50 năm qua bắt nguồn từ động vật hoang dã, trong số này bao gồm những bệnh như SARS, MERS, HIV hay mới nhất là Covid-19.
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF Việt Nam nhấn mạnh: "Việt Nam cần có những hành động quyết liệt tương tự để đóng cửa các hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép, đồng thời cấm vĩnh viễn tiêu thụ động vật hoang dã, bao gồm cả cấm tiêu thụ thịt thú rừng và sử dụng các bộ phận của chúng làm thuốc".
Theo news.zing.vn
Các bức ảnh ấn tượng của giải thưởng nhiếp ảnh Sony Photography Awards 2020 Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 2020 Sony World Photography Awards vừa công bố các bức ảnh lọt vào vòng đề cử. Đó là những tác phẩm xuất sắc được chọn lọc từ 135.000 bức ảnh trên thế giới dự thi. Bộ ảnh "Những chiếc xe Hà Nội" của nhiếp ảnh gia Jon Enoch (Vương quốc Anh). Jon nói: 'Những người chở hàng...