Quá trình ra đời chiếc khăn lụa của Hermes
Nhà mốt nổi tiếng của Pháp sử dụng một con bướm đêm để sinh ra 400 con tằm, mỗi con ăn hết hơn 15 kg lá dâu, tạo ra 450 km sợi chỉ, từ đó dệt thành một chiếc khăn.
Nhắc đến Hermes, người ta không chỉ nhớ đến túi xách Birkin và Kelly, thắt lưng khóa H, vòng tay tráng men hay hộp quà màu cam đính ruy băng… mà còn nhớ đến một món phụ kiện huyền thoại khác. Khi Hermes cho ra mắt những chiếc Carré – khăn choàng lụa hình vuông, vào năm 1937, không ai có thể dự đoán rằng những miếng lụa vuông 90×90cm in hoa tưởng chừng đơn giản ấy lại có thể tạo thành cơn sốt phụ kiện toàn cầu.
Khăn choàng lụa Hermes nổi tiếng toàn cầu nhờ họa tiết, màu sắc và chất liệu đỉnh cao.
Vào ngày ra mắt, hơn 100.000 chiếc khăn lụa vuông đã được bán ra. Đây được xem là một sự thành công của các nhà tư sản Pháp khi đầu tư vào ngành thủ công truyền thống thời bấy giờ. Khăn lụa của Hermes nhanh chóng xuất hiện trong giới thượng lưu, từ cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ Jackie Onassis cho đến nữ hoàng Anh Elizabeth II. Thậm chí, công nương Grace Kelly còn dùng khăn để treo cánh tay bị gãy, hay khăn được dùng để trói Sharon Stone trong bộ phim Bản năng gốc.
Ngày nay, người đứng đằng sau món phụ kiện này là Kamel Hamadou. Ông là người đứng đầu xưởng in lụa của Hermes đặt tại thành phố Lyon, Pháp. Từng là một người nghiên cứu về hoa văn hình ảnh trước khi trở thành chuyên gia về lụa và in lụa, Kamel Hamadou đến với Hermes một cách tình cờ và đã gắn bó với hãng hơn 25 năm. Với ông, “khăn choàng Hermes là một mối dây liên kết”.
Chuyên gia Kamel Hamadou chịu trách nhiệm cho quá trình ra đời một chiếc khăn lụa của hãng.
Ngành công nghiệp dệt lụa ở Lyon có tuổi đời gần trăm năm khi Robert Dumas-Hermes, chắt của người sáng lập nhà mốt, đến đây vào những năm 1930 và thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa thành phố và thương hiệu. Từ những vườn ươm tơ ở tận Brazil, kén tằm được mang về đây để kéo sợi, để dệt, nhuộm và in ra thành những sản phẩm. Hamadou cho biết: “Chúng tôi sử dụng một con bướm đêm Bombyx mori để sinh ra 400 con tằm, mỗi con ăn hết hơn 15 kg lá dâu, để tạo ra 450 km sợi chỉ, từ đó dệt một chiếc khăn choàng Hermes. Đó không phải là một câu chuyện thú vị sao?”.
Mỗi thiết kế trong xưởng mất hai năm để hoàn thiện, tính từ khi lên ý tưởng được giám đốc sáng tạo sản phẩm Bali Barret phê duyệt ở Paris cho đến khi thành phẩm ra đời ở Lyon. Một chiếc khăn choàng trông có vẻ đơn giản với 46 gam màu sẽ cần khoảng 2.000 giờ dệt thủ công và 46 cuộn lụa riêng biệt. Trong đó, nhà mốt chọn màu nhuộm cho lụa đều chiết xuất từ phẩm màu thiên nhiên như hoa quả, rau củ.
Để hoàn thiện một chiếc khăn, hãng thời trang đã tốn rất nhiều thời gian để tìm tòi, tính toán và công sức của nhiều thợ thủ công lão luyện.
Mỗi mùa, đội ngũ sáng tạo của Hermes dốc hết tinh hoa của mình vào một chủ đề chỉ để tạo ra 10 mẫu thiết kế mới. Thậm chí, giám đốc nghệ thuật Pierre-Alexis Dumas còn tổ chức một sự kiện Carré D’artists hai năm một lần nhằm cho ra đời những phiên bản khăn choàng giới hạn đặc biệt, kết hợp ý tưởng của nhiều nghệ nhân với nhau.
Không bị gắn chặt vào truyền thống, các nghệ nhân của Hermes luôn thách thức bản thân. Nghệ nhân Rabilloud đã diễn giải điều này theo cách đơn giản nhất: “Hermes chỉ đưa tôi bản phác thảo màu đen. Công việc của tôi là tìm ra bảng màu phù hợp cho thiết kế đó”. Bà đưa ra ví dụ cụ thể về chủ đề “thổ dân da đỏ”, với bản phác thảo là chân dung một người đàn ông Apache. Theo tính toán của Rabilloud, chiếc khăn lụa cần 45 màu, mà riêng gương mặt và mái tóc đã chiếm hết 15 màu.
Video đang HOT
Chính quy trình sản xuất công phu, đầu tư đầy tâm huyết, khăn Hermes được nhiều tín đồ thời trang ao ước.
Sau khi thành phẩm, dù là khăn lụa hay cà vạt lụa, sản phẩm của Hermes đều được tráng qua nước sôi để bám màu hoàn toàn. Sau đó là xả lại bằng nước lạnh, dùng dầu olive và xà phòng đặc biệt đặt làm ở Provence để tẩy màu thừa. Cuối cùng, cũng là bước bí mật của hãng, là bôi lên sản phẩm một lớp bảo vệ mà vẫn giữ được sự mềm mại và vẻ sáng bóng theo thời gian. Đó là lý do Hermes khuyến cáo khách hàng chỉ nên giặt khô món phụ kiện này. Và đúng như lời của Kamel Hamadou: “Mất hai năm để làm ra và chỉ mất hai phút để mua về!”.
Sao Mai
Theo VNE
Bất ngờ với lịch sử phát triển của thời trang công sở
Đó là cả một quá trình dài dựa trên nhiều biến cố của lịch sử và xu hướng thời đại.
Năm 1899
Cô gái trong ảnh mặc một chiếc váy sọc, rộng và dài - thứ thời trang bị cho là "sai lầm" nếu bạn đang sống vào năm 1899.
Tháng 11/1911
Một nhóm biên tập viên làm việc tại trung tâm thương mại Clement's Inn, London, Anh. Vote for Woman - ấn phẩm tuần đầu tiên đang được họ tất bật hoàn thiện nốt những công đoạn cuối cùng. Tất cả đều buộc tóc gọn gàng và mặc áo blouse trắng.
Năm 1917
Thời này, phụ nữ châu Âu phải đảm nhận loạt công việc từ may vá, thợ rèn và cả hàn điện. Phong cách ăn mặc của họ đã có phần thoáng hơn, tóc dài hờ hững trên lưng hay áo sơ mi trẻ trung. Một số người còn kết hợp với giầy chơi golf sành điệu.
Năm 1920
Nhân viên bưu điện phân loại thư ở Anh. Thời kỳ này đã bắt đầu xuất hiện trào lưu mặc váy kẻ sọc nhưng kiểu tóc vẫn chưa có nhiều thay đổi.
Năm 1930 - 1942
Cô thư ký đang ngồi nghe điện thoại, thời trang mang đậm dấu ấn Mỹ với chất liệu vải sheer xuyên thấu và bó sát cơ thể khoe đường cong gợi cảm. Còn bên phải là những phụ nữ đang làm việc tại một công ty sách, vì số lượng khá đông nên phong cách ăn mặc của họ cũng rất đa dạng, người thì áo cổ chữ V, người thì áo cổ tròn với đủ kiểu họa tiết khác nhau.
Năm 1948 - 1950
Trong ảnh là khoảnh khắc Eileen Ford và chồng - đồng thời còn là đồng sở hữu công ty người mẫu Ford Models đang lần lượt trả lời điện thoại. Eileen mặc đồ màu đen, chân trần cắt tóc ngắn. Bức ảnh bên phải có dòng chú thích: "Người phụ nữ mặc chiếc váy satin màu đen, viền tay áo làm bằng vải ren, một phong cách không phù hợp cho nhân viên văn phòng".
Năm 1956
Sự sặc sỡ bắt đầu thay thế những tông màu đen trắng, vì vậy mà tính thời trang trong từng bức ảnh được khắc họa rõ nét. Trên ảnh là một nhóm phụ nữ văn phòng đang ăn trưa tại trung tâm mua sắm Union, California, Mỹ.
Năm 1955 - 1957
Bức ảnh bên trái, một người phụ nữ ăn mặc nghiêm túc đang làm công việc đánh máy. Bức ảnh bên phải cho thấy sự khác biệt rất lớn về phong cách thời trang bởi tính chất công việc, có lẽ cô là nhà thiết kế hay họa sĩ nào đó.
Thập niên 60
Mái tóc bob sành điệu của một nhân viên thư ký người Mỹ, phong cách ăn mặc hướng đến sự sang trọng. Đề cao sự gọn gàng mà nữ tính chính là xu hướng thời trang nổi bật nhất ở những năm 1960.
Thập niên 70
Những nhân viên quản lý máy tính tại Miami, cả ba người đều có phong cách riêng cho thấy gu thẩm mỹ cá nhân rất rõ ràng.
Thập niên 80
Hai bức ảnh có phong cách thời trang đối lập, người phụ nữ bên trái đang mặc chiếc áo len dệt kim bó sát, còn cô gái bên phải lại phóng khoáng với áo suôn được xắn gọn phần cổ tay.
Năm 1996
Các nhân viên quản lý dữ liệu đang mặc bộ đồ công sở quen thuộc.
Năm 1999
Đến những năm cuối thế kỷ 20 cho thấy sự khác biệt rất lớn về phong cách ăn mặc của phụ nữ phương Tây. Họ không còn bị bó buộc bởi những tiêu chuẩn khắt khe mà thay vào đó là sự đơn giản và tự do thể hiện gu thẩm mỹ riêng biệt.
Theo Tiin
9 món trang phục cần mạnh tay chi tiền! Có những thứ trang phục bạn không nên tiếc tiền bởi nếu chịu chi, bạn sẽ nâng tầm đẳng cấp vẻ ngoài lên đáng kể. 1. Áo dây Áo dây được mặc một mình hoặc mặc kèm với áo khoác ngoài. Mặc dù áo dây là thứ trang phục nhỏ bé nhưng bạn đừng coi nhẹ nó. Áo dây làm từ chất liệu...