Quá trình phun ‘áo khoác tàng hình’ cho tiêm kích F-35
Nhà máy Lockheed Martin được bảo vệ nghiêm ngặt ở thành phố Fort Worth, bang Texas, là nơi phủ “áo khoác tàng hình” cho chiến đấu cơ đắt nhất Mỹ, tiêm kích F-35.
“Căn phòng này là cơ sở phun sơn tối tân nhất thế giới,” Rick Royer, cựu phi công Không quân Mỹ nghỉ hưu, huấn luyện bay tiêm kích F-35, giới thiệu.
Đầu tiên, các phần khác nhau của máy bay được lắp ráp tại xưởng của Lockheed Martin, một công ty quốc phòng nổi tiếng thế giới.
F-35 là một trong những dòng máy bay chiến đấu đắt nhất hiện nay, ước tính mỗi chiếc có giá khoảng 100 triệu USD, và dao động tùy loại biến thể A, B, C.
Khi chiếc F-35 lắp ráp xong, nó được kéo đi cẩn thận, vào một căn phòng gọi là Tổ hợp Hoàn thiện Máy bay (AFF).
Video đang HOT
Đây là dòng máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình và hoạt động đa năng, thực hiện nhiều nhiệm vụ như yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, hoặc chiến đấu không đối không.
AFF không có cửa sổ, rộng gần 21.000 m2.
Bên trong AFF là ba robot laser dẫn đường, được lập trình để phun Vật liệu Chống Radar (RAM) lên vỏ ngoài máy bay. Đuôi và một số bộ phận khác, được tráng riêng tại phòng gọi là Hệ thống Hoàn thiện Tổ hợp Tự động. Nhờ lớp sơn này mà máy bay trở nên tàng hình trước radar của đối phương.
Theo báo cáo của Hiệp hội Kỹ sư Quốc tế (SAE) có trụ sở ở Mỹ, năm 2008, lần đầu tiên nhà máy này hoàn thiện kỹ thuật và phun sơn tàng hình cho một chiếc F-35B. Toàn bộ quá trình phun hết 3 ngày.
Hiện nay, cơ sở AFF của hãng Lockheed Martin có thể phun xong 7 chiếc F-35 một tháng, và dự tính sẽ nâng công suất lên 17 chiếc vào năm 2020.
Tháng 10/2014, Lầu Năm Góc đã chi 4 tỷ USD mua thêm 43 chiến đấu cơ F-35, trong đó 29 máy bay cho Mỹ, hai chiếc F-35 đầu tiên cho Israel, 4 chiếc đầu tiên cho Nhật Bản. Ngoài ra, hợp đồng cũng sẽ chuyển giao cho Italy và Na Uy, mỗi nước hai chiếc F-35, và 4 chiếc cho Anh.
Hồng Hạnh
Theo Business Insider
Mỹ - Trung tranh cãi quyết liệt về Biển Đông
Mỹ bày tỏ quan ngại về quá trình cải tạo các bãi đá của Trung Quốc tại Biển Đông, trong khi Bắc Kinh ngang nhiên tuyên bố sẽ không lay chuyển trong vấn đề chủ quyền.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters
Sau cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm nay không thể hiện bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào, bất chấp việc ông Kerry hối thúc Bắc Kinh phải có hành động cụ thể để giảm căng thẳng trên Biển Đông, theo Reuters.
"Việc xây dựng những công trình trên quần đảo Nam Sa và các rạn san hô hoàn toàn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc", ông Vương nói với các phóng viên tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Kerry, sử dụng tên mà Bắc Kinh dùng để gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc 'vững như bàn thạch'", ông Vương nói thêm. "Đây là yêu cầu của người dân và cũng là quyền hợp pháp của chúng tôi".
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% diện tích Biển Đông và đang thực thi tuyên bố bằng cách xây dựng trái phép một chuỗi đảo nhân tạo trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất ở 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa và dường như đang xây đường băng tại một trong các đảo nhân tạo. Các đá này thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988.
Trung Quốc cùng lúc bày tỏ quan ngại trước thông tin về việc Mỹ lên phương án điều tàu và máy bay quân sự trong phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền với các đảo nhân tạo nước này đang xây dựng.
Đáp lại, Ngoại trưởng Kerry cho biết Mỹ rất lo ngại về quy mô cũng như tốc độ của hoạt động cải tạo mà Trung Quốc đang ráo riết thực hiện trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh luật pháp quốc tế không cho phép hay công nhận việc "tạo ra" chủ quyền bằng cách xây dựng trên những rạn san hô dưới đáy biển.
Ông Kerry đồng thời kêu gọi Trung Quốc "hành động để cùng tất cả các nước giảm căng thẳng" và "tăng triển vọng tìm ra một giải pháp ngoại giao" cho vấn đề.
Khu vực "cần một cơ chế ngoại giao khôn ngoan" để đi đến thống nhất bộ quy tắc ứng xử giữa Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc hơn là "những tiền đồn và các đường băng quân sự", ngoại trưởng Mỹ khẳng định, ám chỉ các công trình mà Trung Quốc tạo dựng trái phép ở Biển Đông.
Ông Kerry sáng sớm nay tới Bắc Kinh thực hiện chuyến công tác Trung Quốc hai ngày. Mục tiêu ban đầu của chuyến đi là nhằm chuẩn bị cho Đối thoại Kinh tế Chiến lược Mỹ - Trung diễn ra vào tháng tới và chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Washington trong tháng 9. Tuy nhiên, chủ đề Biển Đông đã được dự đoán sẽ bao trùm toàn bộ chương trình nghị sự.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Phẫu thuật cắt bỏ gần 20kg da thừa vì nặng đến 444,5 kg Nhờ quá trình phẫu thuật này mà ông Paul Mason đã có thể bước vào xe ô tô một cách dễ dàng hơn hay đi xem phim mà không phải ngồi ghế đặc biệt. Paul Mason, một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu sống ở Ipswich (Anh), từng giữ "ngôi vị" béo nhất thế giới với trọng lượng 444,5 kg, gần đây...