Quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19
Diễn biến lâm sàng và kết quả điều trị cho bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng tăng nặng của bệnh.
Tạp chí y khoa chính thức của Hiệp hội Ung thư châu Âu (ESMO) Annals of Oncology đã đăng tải nghiên cứu mới về diễn biến lâm sàng và kết quả điều trị cho 28 bệnh nhân ung thư bị mắc bệnh Covid-19.
Nghiên cứu trên của nhóm tác giả làm việc tại Bệnh viện Tongji thuộc Đại học Y khoa Tongji, Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong (Vũ Hán); bệnh viện Công đoàn thuộc Đại học Y khoa Tongji, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Vũ Hán) và Viện nghiên cứu Lâm sàng thuộc Đại học Y khoa Jiao Tong (Thượng Hải).
Đặc điểm lâm sàng
Bệnh nhân ung thư là nhóm người có nguy cơ cao dễ tổn thương nghiêm trọng hơn khi mắc Covid-19. Tại thời điểm thực hiện nghiên cứu, các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ung thư bị nhiễm Covid-19 chưa được biết đến. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu muốn cung cấp các số liệu về lâm sàng và kết quả điều trị cũng như phân tích các yếu tố nguy cơ cho nhóm bệnh nhân này.
Để thực hiện nghiên cứu trên, nhóm tác giả đã sàng lọc, tập hợp các dữ liệu lâm sàng của 28 bệnh nhân mắc bệnh ung thư trong tổng số 1.276 bệnh nhân được chẩn đoán mắc và điều trị Covid-19 tại 2 bệnh viện ở Vũ Hán và 1 bệnh viện ở Thượng Hải từ ngày 13/1 – 26/2.
Theo nghiên cứu, độ tuổi của 28 bệnh nhân này từ 56-70 tuổi, tuổi trung bình là 65 tuổi. Trong đó, có 17 bệnh nhân nam (chiếm 60,7%), 18 bệnh nhân mắc bệnh ung thư ở giai đoạn I,II,III (chiếm 64,3%) và 10 bệnh nhân chiếm mắc bệnh ung thư giai đoạn IV (35,7%). Ngoài mắc bệnh ung thư, 11 bệnh nhân có ít nhất một bệnh nền khác như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mạn tính, bệnh viêm gan mạn tính.
Nguồn lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho các bệnh nhân này là từ cộng đồng (20 người) và lây chéo trong bệnh viện khi bệnh nhân đến điều trị ung thư (8 người).
Tỉ lệ bệnh nhân bị các loại ung thư được sắp xếp như sau: 7 ca ung thư phổi, 4 ca ung thư thực quản, 3 ca ung thư vú, 2 ca ung thư thanh quản, 2 ca ung thư gan, 2 ca ung thư tuyến tiền liệt, 1 ca ung thư cổ tử cung, 1 ca ung thư dạ dày, 1 ca ung thư đại tràng, 1 ca ung thư trực tràng, 1 ca ung thư vòm họng, 1 ca ung thư nội mạc tử cung, 1 ca ung thư buồng trứng, 1ca ung thư biểu mô tinh hoàn.
Các triệu chứng lâm sàng của 28 bệnh nhân được thống kê như sau: 23 người bị sốt (chiếm 82,1%), 22 người ho khan (81%) và 18 người mệt mỏi (64,3%), 14 người khó thở (50,0%), 4 người thở nhanh trên 30 lần/phút (14,3%).
Tất cả bệnh nhân được chụp CT ngực lúc nhập viện có kết quả hình ảnh phổi bất thường như hình kính mờ, dấu lát gạch “vô tổ chức” (Crazy Paving sign). Theo dõi hình ảnh CT ngực sau 7-14 ngày nhập viện cho thấy có sự cải thiện tốt lên ở 13 bệnh nhân, không thay đổi ở 5 bệnh nhân và xấu đi ở 6 bệnh nhân, có 4 bệnh nhân không thu được dữ liệu do bệnh nặng hoặc đã tử vong.
Có một số khác biệt về xét nghiệm máu ở nhóm bệnh nhân ung thư với người bệnh không bị ung thư nhiễm Covid-19. Theo đó, kết quả xét nghiệm máu ở các bệnh nhân cho thấy, 21 bệnh nhân thiếu máu (chiếm 75%), 9 bệnh nhân giảm bạch cầu (32,1%), 23 bệnh nhân giảm bạch cầu lympho (82,1%), 25 bệnh nhân giảm albumin huyết thanh (89,3%), 11 bệnh nhân tăng globulin huyết thanh (39,3%), 23 bệnh nhân tăng protein C phản ứng (82,1%) và tăng tốc độ máu lắng ở 16 bệnh nhân (57,1%).
Quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư mắc Covid-19
Toàn bộ bệnh nhân trên được điều trị bằng các liệu pháp chống ung thư trong vòng 14 ngày sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19. Có 21 bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, 25 bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị, 6 bệnh nhân được điều trị liệu pháp nhắm trúng đích (Targeted Therapy) hoặc liệu pháp miễn dịch hoặc điều trị kết hợp.
Ngoài ra, 22 bệnh nhân đã được áp dụng liệu pháp oxy, 10 người thở máy (trong đó thở máy xâm nhập 2 người và 8 người thở máy không xâm nhập), không có trường hợp nào điều trị thở oxy màng ngoài cơ thể (ECMO).
23 bệnh nhân được điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm, 20 bệnh nhân được điều trị thuốc kháng virus, được điều trị bằng Corticosteroid toàn thân và 12 bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch Globulin miễn dịch.
Trong quá trình điều trị, một số bệnh nhân có biến chứng tăng nặng và tỉ lệ tử vong cao. Cụ thể, 8 bệnh nhân xuất hiện hội chứng suy hô hấp tính (ARDS), 1 bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, 2 bệnh nhân bị nghi ngờ thuyên tắc phổi và 1 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp (AMI).
Kết quả điều trị tại thời điểm nghiên cứu có 10 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị Covid-19 (chiếm 35,7%), 10 bệnh nhân đã xuất viện (35,7%) và 8 bệnh nhân tử vong (28,6%). Nguyên nhân tử vong do hội chứng suy hô hấp tính (5 người), tắc mạch phổi (1 người), sốc nhiễm trùng (1 người) và nhồi máu cơ tim cấp (1 người).
Khuyến cáo điều trị cho bệnh nhân sau 14 ngày mắc Covid-19
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân ung thư mắc Covid-19 có diễn biến bệnh nghiêm trọng (53,6%) và bị tử vong (28,6%) cao. Trong khi đó, nếu tính theo tổng số bệnh nhân nhiễm chủng virus này, tỷ lệ bệnh nhân có diễn biến nặng chiếm 4,7% và tử vong chiếm 2,3%.
Theo đó, bệnh nhân ung thư đặc biệt nhạy cảm với mầm bệnh đường hô hấp vì họ ở trạng thái ức chế miễn dịch do bệnh lý ung thư và liệu pháp điều trị chống ung thư. Trong vòng 14 ngày điều trị, các liệu pháp chống ung thư có liên quan đến sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng của bệnh Covid-19.
Nhóm nghiên cứu khuyến cáo rằng, khi điều trị các liệu pháp chống ung thư cho bệnh nhân ung thư cần phải sàng lọc kỹ để loại trừ đối tượng nhiễm SARS-CoV-2. Nên tránh các phương pháp điều trị gây ra ức chế miễn dịch hoặc cần giảm liều trong trường hợp bệnh nhân ung thư đồng thời mắc Covid-19.
Bên cạnh đó, từ thực tế nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm từ cộng đồng (71,4%) và lây nhiễm chéo trong bệnh viện khi bệnh nhân đến điều trị ung thư (28,6%) cao. Do đó, nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị cần có biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt trong các cơ sở y tế để tránh lây nhiễm chéo Covid-19 trong bệnh viện./.
CTV Trung Phan
8 lưu ý cực kỳ quan trọng hơn 11 triệu người Việt lớn tuổi cần biết để bảo vệ bản thân trong dịch Covid-19
Theo chuyên gia, nhóm người cao tuổi là nhóm bệnh nhân khi mắc Covid-19 sẽ có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê , Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị cho hay, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh.
Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.
Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.
Để phòng tránh bệnh Covid-19 người cao tuổi cần lưu ý một số điểm dưới đây:
1. Hãy ở nhà, hạn chế ra ngoài
Với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành...), bệnh phổi (hen phế quản, bệnh phổi mạn tính...), đái tháo đường... nên ở nhà. Vì đây là nhóm đối tượng nếu không may bị mắc Covid- 19 thì dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.
Với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì:
Cần: Đeo khẩu trang; Giữ khoảng cách 2m với người có biểu hiện ho, hắt hơi...; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.
Tránh: Đến những nơi đông người như chợ, lễ hội, đám cưới...; Đi lại bằng máy bay, tàu thủy; Tham gia phương tiện công cộng như xe buýt, tàu...
Tại Châu Âu và Mỹ người già là nhóm có nguy cơ tử vong cao trong đại dịch Covid-19, ảnh minh hoạ.
2. Sử dụng khẩu trang
- Người cao tuổi khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang
- Đối với người cao tuổi tại cộng đồng: áp dụng đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường
- Đeo khẩu trang đúng cách: Kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng; Trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang; Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra; Giặt sạch khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.
Giữ khoảng cách an toàn:
- Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung vật dụng ăn/uống với người có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi... hoặc người từ vùng dịch về.
- Chủ động bố trí nơi sinh hoạt riêng của người cao tuổi cách nơi sinh hoạt chung trên 2m. Nếu có thể người cao tuổi nên ở phòng riêng.
- Nếu người cao tuổi phải ra khỏi nhà, nên giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 2 mét.
3. Rửa tay và giữ vệ sinh cá nhân
Rửa tay giúp người cao tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh khác
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có dính vi rút.
- Rửa tay: Nhiều lần trong ngày; Sau khi ho, hắt hơi; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết; mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật;Sau khi đi vệ sinh.
Khi không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.
4. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn tại nhà
- Đừng quên tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài. Người cao tuổi có thể duy trì và nâng cao sức khỏe tại một góc nhà, ban công, trước màn hình vô tuyến.
- Tập luyện mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.
5. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
- Người cao tuổi cần ăn đủ, đa dạng thực phẩm để phòng tránh suy dinh dưỡng, sụt cân. Chế độ ăn cần đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen...
Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng. Nếu không thể ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, gầy, hoặc sụt cân nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.
- Có thể sử dụng một số gia vị/thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua...
- Ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm.
- Người cao tuổi nếu mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, suy tim thì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn.
- Uống nước đủ: người cao tuổi uống từ 6 - 9 cốc (tương đương 1200ml -1800ml). Người cao tuổi có thể không cảm thấy khát nước, do vậy, người chăm sóc, các con/cháu cần nhắc người cao tuổi uống đủ nước. Cần uống nươc sach, ấm, uống tưng ngụm nhỏ va chia đều trong ngay ngay ca khi không khat để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia.
6. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính
Người cao tuổi có các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạch, huyết áp...
Đảm bảo đủ thuốc. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ; không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng liều, giảm liều.
- Theo dõi tình hình sức khỏe bản thân hàng ngày như nhiệt độ, huyết áp, đường máu (nếu có thể) ... Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân và nhân viên y tế.
- Liên lạc hoặc nhờ con cháu liên lạc với nhân viên y tế để được khám và tư vấn khi cần.
- Các trường hợp cấp cứu, biến chứng bệnh như hạ đường máu (đói, run, vã mồ hôi...), tăng đường máu, huyết áp cao...: khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế.
7. Cung cấp thông tin về sức khỏe bản thân
- Hãy nói ngay với người thân, người chăm sóc về những bệnh hiện mắc và thuốc đang điều trị.
- Tự khai báo hoặc nhờ người thân khai báo trực tuyến về tình trạng sức khỏe của bản thân.
Cập nhật thông về dịch Covid-19 qua báo đài của Trung ương, địa phương để chủ động phòng chống dịch. Tránh hoang mang lo lắng trước các thông tin chưa được kiểm chứng.
- Lưu số điện thoại đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất, gọi hỗ trợ (hoặc nhờ con cháu gọi) khi có triệu chứng về hô hấp như: ho, sốt, tức ngực, khó thở...hoặc cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe.
8. Chuẩn bị trước một số việc cần làm nếu không may bản thân bị ốm hoặc bị cách ly
- Có sẵn thông tin, số điện thoại của Trạm y tế xã phường, Bác sĩ hiện đang chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để được tư vấn khi cần thiết.
- Hãy lưu số điện thoại của người thân, hàng xóm...
- Dự phòng người chăm sóc (nhiều phương án vì người chăm sóc mình không có khả năng như bị cách ly hoặc bị ốm...)
- Chuẩn bị vật dụng thiết yếu, thức ăn, thuốc thiết yếu, thuốc điều trị bệnh hàng ngày...
- Nếu người cao tuổi không có người chăm sóc báo với chính quyền địa phương để được giúp đỡ khi cần.
Ngọc Minh
Máy thở không cứu được tính mạng bệnh nhân Covid-19 Trong khi thế giới cấp tập tìm kiếm máy thở cho bệnh nhân Covid-19 nặng, nhiều bác sĩ báo cáo bệnh nhân thở máy có tỷ lệ tử vong 40-80%. Một số bệnh viện báo cáo tỷ lệ tử vong cao bất thường ở bệnh nhân thở máy. Số khác lo ngại biện pháp này có thể gây tổn thương trong các trường...