Quá trình đại cử tri Mỹ bầu Biden làm tổng thống
538 đại cử tri ngày 14/12 bỏ phiếu trên khắp cả nước, trong đó 306 người bầu Joe Biden làm tổng thống thứ 46 của Mỹ.
Các đại cử tri Mỹ ngày 14/12 họp tại trụ sở nghị viện, tòa thị chính trên khắp 50 bang và thủ đô Washington để bỏ lá phiếu trực tiếp bầu tổng thống, phó tổng thống. Đây là quy trình được quy định trong Hiến pháp Mỹ nhằm kết thúc cuộc bầu cử.
Trong ảnh, Thống đốc bang Michigan Garlin Gilchrist khai mạc cuộc họp đại cử tri đoàn tại nghị viện bang ở thành phố Lansing, hôm 14/12. Tòa nhà nghị viện trước đó bị đóng cửa, các nghị sĩ làm việc từ xa do “có đe dọa về bạo lực”. Chỉ những người trực tiếp phục vụ cuộc bầu cử của các đại cử tri mới được phép có mặt.
Theo quy trình mà Mỹ đưa ra từ cuộc bầu cử đầu tiên năm 1789, cuộc bỏ phiếu của các đại cử tri là thời điểm chính thức xác nhận người trở thành tổng thống đắc cử của Mỹ. Các đại cử tri từng bang thường bỏ phiếu cho ứng viên giành đa số phiếu phổ thông ở bang đó.
Mark Miller, đại cử tri bang Michigan, đeo huy hiệu có chân dung Tổng thống đắc cử Joe Biden và phó tổng thống đắc cử Kamala Harris sau khi bỏ phiếu bầu tổng thống ở nghị viện bang. Biden giành được 16 phiếu đại cử tri ở Michigan.
Đại cử tri là những người được đảng của ứng viên lựa chọn từ trước. Mỗi ứng viên sẽ chọn ra một danh sách đại cử tri riêng ở từng bang, gồm những người cam kết sẽ bỏ phiếu cho mình. Ứng viên nào giành chiến thắng phiếu phổ thông của bang thì danh sách được người đó lựa chọn sẽ trở thành đại cử tri chính thức.
Alan Kennedy, một trong 9 đại cử tri của bang Colorado được đảng Dân chủ lựa chọn, đeo khẩu trang có dòng chữ Biden – Harris khi chờ bỏ phiếu tại nghị viện ở trung tâm thành phố Denver.
Thống đốc New York Andrew M. Cuomo, cũng là đại cử tri của bang New York, bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống tại tòa nhà nghị viện ở thành phố Albany.
Video đang HOT
Ông Clifford Levine, đại cử tri bang Pennsylvania, khoe lá phiếu bầu Joe Biden làm tổng thống của mình tại cuộc họp đại cử tri đoàn lần thứ 59 ở thành phố Harrisburg.
20 đại cử tri bang Pennsylvania đã đồng thuận bầu Biden làm tổng thống và Harris làm phó tổng thống.
Bên ngoài nghị viện bang Arizona tại thủ phủ Phoenix, một nhóm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tổ chức biểu tình với biểu ngữ “Bầu cử gian lận! Yêu cầu công lý”.
Các đại cử tri bang Wisconsin bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống, trong khi Thống đốc Tony Evers ngước nhìn khẩu hiệu khắc trên trần nhà nghị viện ở thành phố Madison “Ý chí của người dân là luật pháp của đất nước”.
Biden thắng 10 phiếu đại cử tri ở Wisconsin. Một nhóm cử tri Công giáo ủng hộ Trump cũng tuần hành bên ngoài nghị viện bang này để phản đối kết quả.
Đại cử tri Joel Heller và con trai Noah, 14 tuổi, ra hiệu với truyền thông trước khi bỏ phiếu bầu tại nghị viện ở thành phố St. Paul, bang Minnesota.
Đại cử tri Calvin Smyre ký tên vào phiếu bầu cho phó tổng thống Harris tại nghị viện bang Georgia ở thành phố Atlanta.
Giới chức Georgia đã 3 lần tuyên bố ứng viên Dân chủ Biden giành chiến thắng tại bang này sau nhiều lần kiểm phiếu lại. Georgia vốn là bang có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa, nhưng năm nay Biden đã thắng Trump với cách biệt gần 12.000 phiếu phổ thông.
Đại cử tri Tayte William dẫn đầu Đại cử tri đoàn California tuyên thệ tại nghị viện bang ở thành phố Sacramento trước cuộc bỏ phiếu. Bà William đã được phó tổng thống đắc cử Harris chọn làm đại diện cho mình tại Đại cử tri đoàn.
Không có người nào trong tổng số 538 đại cử tri năm nay là “đại cử tri bất tuân”, những người bỏ phiếu trái với cam kết ban đầu của mình. Theo kết quả cuối cùng, Trump giành được 232 phiếu đại cử tri, còn Biden giành được 306 phiếu, chính thức trở thành Tổng thống Mỹ thứ 46.
Giám đốc Cơ quan Bầu cử bang Arizona Bo Dul dán dấu niêm phong chính thức lên Giấy chứng nhận phiếu bầu, xác nhận 11 thành viên Đại cử tri đoàn nhất trí bỏ phiếu cho Biden.
Giấy chứng nhận này sau đó sẽ được gửi tới quốc hội. Trong phiên họp toàn thể quốc hội ngày 6/1, Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ đọc to chứng nhận phiếu bầu đại cử tri của từng bang. Nếu lưỡng viện quốc hội không có bất kỳ phản đối nào, ông Pence sẽ xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri, tuyên bố Biden là người chiến thắng.
Đại cử tri bất tuân khó làm nên kỳ tích cho Trump
Chiến thắng với cách biệt lớn của Biden và phán quyết của Tòa án Tối cao sẽ khiến Trump khó "lật kèo" bằng đại cử tri bất tuân.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hứng chịu thất bại liên tiếp trong cuộc chiến pháp lý tại các tòa án bang, liên bang và Tòa án Tối cao, một số đồng minh của ông đang kỳ vọng vào kịch bản "đại cử tri bất tuân" sẽ bỏ những lá phiếu quyết định giúp ông tiếp tục nắm quyền khi họ nhóm họp hôm nay.
Thông qua hệ thống đại cử tri đoàn, mỗi bang của Mỹ được phép chọn ra một số lượng đại cử tri nhất định dựa trên số ghế họ có tại quốc hội. Các đại cử tri là những người trực tiếp bỏ phiếu bầu ra tổng thống Mỹ.
Trong lịch sử, các đại cử tri thường bỏ phiếu cho ứng viên của đảng mình, người giành được đa số phiếu phổ thông ở bang đó. Tuy nhiên, họ cũng có quyền làm ngược lại và những người này được gọi là "đại cử tri bất tuân".
Trên thực tế, các đại cử tri phá vỡ cam kết rất hiếm thấy, bởi họ là những người đã được chọn lựa dựa trên lòng trung thành với đảng. Về cơ bản, đại cử tri được lựa chọn theo đảng phái, nên việc họ phản bội ứng viên đảng mình thường không xảy ra.
Tổng thống Donald Trump tại bãi cỏ phía nam Nhà Trắng hôm 12/12. Ảnh: AP .
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, 10 trong số 538 đại cử tri đã bỏ phiếu ngược với kết quả phiếu phổ thông, nhưng không làm thay đổi kết quả bầu cử. Đó cũng là lần gần nhất kể từ năm 1796, khi một đại cử tri Mỹ bỏ phiếu cho ứng viên của đảng đối thủ.
"Bạn sẽ không thể kỳ vọng các đại cử tri do đảng Dân chủ lựa chọn, những người ủng hộ Biden nhiệt tình nhất, lại đi bỏ phiếu cho Trump, cũng giống như bạn sẽ không thể bắt những người ủng hộ Trump nhiệt thành nhất bỏ phiếu cho Biden", chuyên gia luật bầu cử Rick Hasen cho hay.
Việc đại cử tri bất tuân làm thay đổi kết quả bầu cử chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Mỹ, dù có một số ví dụ về mặt lý thuyết rằng lá phiếu của họ có thể làm được điều đo.
Năm 2000, chỉ cần hai đại cử tri Cộng hòa không bỏ phiếu cho George W. Bush, kết quả chung cuộc sẽ thay đổi. Khi đó, tổng số phiếu đại cử tri của ông sẽ từ 271 giảm xuống 269 và Hạ viện Mỹ sẽ là nơi quyết định người chiến thắng.
Tuy nhiên, kịch bản này chỉ xảy ra khi kết quả bầu cử rất sít sao, điều không diễn ra trong cuộc bầu cử năm nay. Biden dự kiến đạt được 306 phiếu đại cử tri, còn Trump chỉ có 232 phiếu. Điều đó có nghĩa là Trump cần ít nhất 38 đại cử tri bất tuân mới có thể lật ngược được tình thế.
Tính hợp pháp của đại cử tri bất tuân cũng phụ thuộc vào bang mà họ sống. 32 bang và thủ đô Washington ban hành luật để đảm bảo đại cử tri bỏ phiếu đúng theo kết quả phiếu phổ thông. 15 bang quy định hình phạt cho những đại cử tri không làm vậy.
Nhưng trước năm 2016, không bang nào trên thực tế trừng phạt hoay loại bỏ tư cách một đại cử tri vì lá phiếu của người này. 4 năm trước, Tòa án Tối cao bang Washingon chỉ tuyên phạt 4 đại cử tri mỗi người 1.000 USD, trong đó 3 người đã bỏ phiếu cho Colin Powell thay vì Hillary Clinton và một người bầu cho nhà hoạt động Faith Spotted Eagle.
Tuy nhiên, mọi thứ có thể thay đổi trong năm nay, khi Tòa án Tối cao Mỹ hồi tháng 7 ra phán quyết cho phép các bang trừng phạt đại cử tri bất tuân.
"Hiến pháp và lịch sử quốc gia đều cho phép một bang buộc đại cử tri phải cam kết ủng hộ ứng viên của đảng đó và lựa chọn của cử tri bang về người trở thành tổng thống", thẩm phán Tòa án Tối cao Elena Kagan cho biết.
Do đó, kịch bản mà các đồng minh của Tổng thống Trump đặt nhiều kỳ vọng rằng những đại cử tri bất tuân sẽ giúp ông tiếp tục nắm quyền là không có cơ sở trên thực tế, theo Hasen.
"Các đại cử tri đã được lựa chọn theo cách thức nhằm đảm bảo họ trung thành về mặt chính trị", chuyên gia này nói. "Ngay lúc này, chúng ta gần như chắc chắn Biden sẽ giành khoảng 306 phiếu đại cử tri, còn Trump có 232 phiếu".
Ngày 8/12 đặt dấu chấm hết cho nỗ lực của ông Trump đảo ngược kết quả bầu cử? Hôm nay (8/12) là hạn chót để các tiểu bang giải quyết các thách thức pháp lý hậu bầu cử, trước ngày đại cử tri đoàn chính thức bỏ phiếu bầu ra tổng thống tiếp theo của Mỹ. Trong hầu hết các năm, ngày 8/12 không phải là một ngày có bất kỳ ý nghĩa nào. Đây không phải là ngày lễ, cũng...