Quá tiếc nếu mẹ không chọn đẻ thường
Mẹ sớm có sữa, phục hồi nhanh, trẻ sơ sinh khỏe mạnh… là những ưu điểm vượt trội của phương pháp đẻ thường.
Không phải ngẫu nhiên có đến 75% sản phụ chọn đẻ thường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều lợi ích vượt trội mà phương pháp này mang lại cho sản phụ cũng như trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu mẹ có sức khỏe thai kỳ hoàn toàn bình thường thì nên đẻ thường tự nhiên (không sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau hay hỗ trợ sinh nở nào) thay vì đẻ mổ.
Thời gian sinh nở nhanh
Tất cả các loại thuốc giảm đau hay gây tê đều có thể khiến mẹ sinh con chậm hơn. Thuốc giảm đau sẽ can thiệp vào quá trình chuyển dạ tự nhiên của cơ thể và làm chậm các cơn co thắt, đây chính là nguyên nhân khiến cuộc chuyển dạ của mẹ kéo dài hơn.
Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau, gây tê còn khiến phụ nữ không cảm nhận được cơn co thắt nên sẽ có thể ảnh hưởng đến việc rặn đẻ của mẹ. Trên thực tế, nếu mẹ không rặn vào những thời điểm quan trọng hoặc rặn không đủ lực thì sẽ bỏ lỡ cơ hội sinh con khi thuận lợi nhất.
Trẻ dễ dàng bú mẹ
Nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản đã khẳng định các em bé được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường tự nhiên sẽ tỉnh táo và dễ dàng bú sữa mẹ hơn. Thậm chí ở những người mẹ và em bé không sử dụng thuốc giảm đau thì bản năng gắn kết tự nhiên giữa mẹ và con xuất hiện rõ rệt hơn.
Đối với những em bé được sinh ra từ những người mẹ có sử dụng thuốc giảm đau, các nhà nghiên cứu nhân ra chúng khó ngậm núm vú và thiếu sự phối hợp hút/nuốt trong vài tiếng hoặc thậm chí cả ngày sau sinh.
Mẹ nhanh phục hồi
Sử dụng thuốc gây tê hoặc giảm đau có thể gây ra những tác dụng phụ với người mẹ như tăng nguy cơ bị sốt cũng như phải sử dụng thuốc kháng sinh ở sản phụ.
Ngoài ra, những người mẹ đẻ thường sẽ phục hồi rất nhanh sau ca sinh nở bởi họ không sử dụng thuốc gây tê nên sẽ không mất thời gian nằm bất động và có thể dễ dàng đi lại sau sinh. Nhiều mẹ sinh thường tự nhiên còn cảm thấy phấn khích, đó là do lượng endorphins được tiết ra trong cơ thể trong khi chuyển dạ. Endorphins làm dịu và là kích thích tố giảm đau tự nhiên của cơ thể được sản xuất ra để đối phó với cơn đau.
Video đang HOT
Mẹ sớm có sữa, phục hồi nhanh, trẻ sơ sinh khỏe mạnh… là những ưu điểm vượt trội của phương pháp đẻ thường. (ảnh minh họa)
An toàn khi mang thai lần sau
Sau khi mẹ sinh thường cũng có thể chủ động có thai lại lần 2 nếu muốn còn sinh một thì phải đảm bảo thời gian ít nhất là 3 năm bạn mới có thể sinh lại, và khi bạn sinh mổ lần đầu rồi thì lần thứ 2 bạn bắt buộc phải sinh mổ đấy.
Đảm bảo nguồn sữa cho bé
Có nhiều trường hợp mẹ bầu sinh mổ và bị tác dụng của thuốc kháng sinh để vết mổ nhanh lành nên bị mất sữa, không thể thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ, đây sẽ là một tổn thất rất lớn cho sự phát triển toàn diện của bé cũng như tình cảm mẹ con vì việc nuôi con bằng sữa mẹ, cho con bú cũng là một cách thức hiệu quả nhằm gắn kết tình mẫu tử.
Trường hợp, các mẹ bầu sinh mổ không bị mất sữa nhưng rất chậm có sữa, có khi từ 7-10 ngày sau đó trong khi nếu mẹ sinh thường thì sữa sẽ có ngay sau khi sinh, đảm bảo dưỡng chất và sức đề kháng cung cấp cho cơ thể mẹ khi bé đang rất yếu do mới tiếp xúc môi trường bên ngoài.
Giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp với bé
Trẻ sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp sinh thường tự nhiên giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong quá trình sinh thường, em bé sẽ vẫn thở trong nước ối – điều này tạo điều kiện thuận lợi cho bé hít thở không khí khi vừa chào đời. Trẻ sinh bằng phương pháp đẻ mổ có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ bị hen suyễn.
Trải nghiệm tuyệt vời
Khi không sử dụng bất cứ phương pháp hỗ trợ sinh thường hoặc không đẻ mổ, mẹ sẽ có dịp được cảm nhận những khoảnh khắc tuyệt vời khi con yêu đi ra ngoài cơ thể sau 9 tháng mong ngóng. Dù có đau đớn nhưng chắc chắn đó là những trải nghiệm tuyệt vời mà mẹ nào cũng muốn được 1 lần trải qua.
Cảm nhận được sức mạnh bản thân
Rất nhiều phụ nữ cảm nhận được sức mạnh phi thường khi đẻ và cảm giác thành công sau khi sinh. Và bất chấp việc phải chịu đựng cơn đau, họ vẫn chọn sinh thường trong lần sau. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, mẹ sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu sau sinh để phục vụ cho lần sau.
Theo Khampha
Sợ gì đau đẻ!
Những "bí kíp" nhỏ sẽ giúp mẹ bầu đuổi bay nỗi ám ảnh mang tên đau đẻ.
9 tháng mang thai mệt mỏi, nặng nhọc cũng chẳng bằng giây phút lên bàn đẻ. "Vượt cạn" là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, đặc biệt ở những người mang thai lần đầu. Một số "bí kíp" sau đây sẽ giúp mẹ xóa tan nỗi ám ảnh mang tên đau đẻ.
1. Tham gia lớp học tiền sản
Hãy đăng kí một khóa học tiền sản sớm nhất có thể. Bạn sẽ được học mọi thứ liên quan đến mang thai và sinh nở một cách bài bản và chuyên nghiệp, từ cách tập thở lúc "chuyển dạ" đến những bài tập chuyên dùng cho bà bầu để "vượt cạn" dễ dàng. Hơn nữa, những thắc mắc dù là "ngây ngô" nhất của những bà mẹ mang thai lần đầu cũng sẽ được các chuyên gia giải đáp cặn kẽ. Việc gặp gỡ và trao đổi với những người đang mang thai như mình sẽ khiến bạn có thêm sự đồng cảm, tự tin cũng như tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
Yoga còn giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng sức chịu đựng và làm chị em linh hoạt hơn, tránh tình trạng trì trệ, lười vận động trong giai đoạn bầu bí. (ảnh minh họa)
2. Tập yoga
Điều quan trọng nhất mà phụ nữ học được qua yoga là sự tập trung. Yoga còn giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể, tăng sức chịu đựng và làm chị em linh hoạt hơn, tránh tình trạng trì trệ, lười vận động trong giai đoạn bầu bí nặng nề. Một lợi ích nữa là yoga mang đến sự thư giãn cho tâm trí. Tất cả những đặc điểm này đều rất cần vận dụng cho lúc "lâm bồn".
3. Tránh suy nghĩ tiêu cực
Những hình ảnh tiêu cực, những câu chuyện về việc sinh khó, đau đẻ dài ngày có thể ảnh hưởng đến nhận thức của bạn và tạo ra rào cản tâm lí lớn khi "vượt cạn". Các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, suy nghĩ tiêu cực không chỉ gây áp lực tâm lí nặng nề mà còn thực sự làm cơn đau thêm mạnh mẽ. Mẹ bầu hãy nhớ rằng, những chuyện không may, những ca sinh khó là có thật, nhưng chiếm tỉ lệ ít. Hàng triệu triệu phụ nữ vẫn sinh con mỗi ngày và họ đều vượt qua được, bởi phụ nữ đã được Tạo hóa thiết kế để thực hiện thiên chức này.
3. Thủ sẵn vài mẹo giảm đau
Mẹ bầu nên tham khảo một số kĩ thuật giảm đau hiệu quả qua sách báo, internet,... như dùng túi chườm, cách chọn tư thế khi sinh, cách thở,... Khi "lâm bồn", đừng vội dùng thuốc giảm đau ngay mà hãy thử những mẹo nhỏ an toàn này trước vì sinh thường bao giờ cũng tốt hơn.
4. Thay đổi tư thế khi sinh
Các bác sĩ khuyên sản phụ không nên nằm một chỗ để cơn đau đẻ dày vò mà hãy thay đổi tư thế linh hoạt, thường xuyên để tìm ra tư thế phù hợp nhất. Những tư thế hướng lên trên như quỳ, ngồi, đung đưa nhẹ nhàng, đứng thẳng và tựa vào người thân,... sẽ giúp đẩy em bé ra dễ dàng hơn.
5. Tạo khung cảnh dễ chịu
Thông thường, khung cảnh tối và yên tĩnh là lí tưởng nhất cho phụ nữ lúc lâm bồn. Vì thế, hãy dặn y tá hoặc ông xã giảm ánh sáng và tiếng ồn khi bạn vào phòng đẻ. Những chi tiết nhỏ thôi cũng có thể tạo nên sự khác biệt, đem đến cảm giác dễ chịu hơn như: chiếc gối mềm yêu thích của bạn, một đôi tất mềm, một chút hương thơm, chẳng hạn như tinh dầu oải hương, có tác dụng kì diệu, giúp bạn "vượt cạn" thư thái và bình tĩnh hơn.
Hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện không nên tắm một mình để đề phòng những tình huống xấu. (ảnh minh họa)
6. Tắm nước ấm
Nếu được bác sĩ cho phép, hãy để làn nước ấm mang đến cho bạn cảm giác thư giãn và nhẹ nhõm. Nên nhớ là dùng nước ấm chứ không phải nước quá nóng hay xông hơi trong thời gian dài. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ phù hợp với những cơn chuyển dạ nhẹ mới xuất hiện, khi đã quá đau hoặc có cảm giác sắp sinh, bạn không nên tắm một mình để đề phòng những tình huống xấu.
Theo Khampha
4 việc làm của mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi Ăn đủ chất béo trong thời kỳ mang thai là điều cần thiết, tuy nhiên nếu ăn nhiều mỡ trong suốt thời gian mang thai, bạn có thể truyền cho bé cưng nhiều nguy cơ ung thư. Khi mang thai bạn hãy hỏi ý kiến của bác sỹ để có những thói quen tốt cho thai nhi. Uống nhiều cà phê Caffein được...