“Qua thượng đỉnh Mỹ – Triều, quốc tế đ.ánh giá cao vị thế Việt Nam”

Theo dõi VGT trên

Thông tin về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, công tác chuẩn bị cho Hội nghị tại Hà Nội trong thời gian rất gấp nhưng được thực hiện rất tốt, chu đáo, bảo đảm tuyệt đối an toàn.

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, qua Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 tại Hà Nội, vị thế, vai trò, công tác chuẩn bị, công tác tổ chức của nước chủ nhà Việt Nam được lãnh đạo hai nước Hoa Kỳ, Triều Tiên cũng như dư luận xã hội, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đ.ánh giá cao.

Qua thượng đỉnh Mỹ - Triều, quốc tế đ.ánh giá cao vị thế Việt Nam - Hình 1

Việc Việt Nam nỗ lực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, bảo đảm an ninh an toàn tuyệt đối cho Hội nghị đã thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, thể hiện thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tích cực thúc đẩy tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, là dịp tạo bước tiến mới trong quan hệ với Hoa Kỳ và Triều Tiên.

Đặc biệt, Việt Nam đã quảng bá ra thế giới hình ảnh một đất nước yêu chuộng hòa bình, đạt nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Chúng ta đã giới thiệu có hiệu quả về đất nước Việt Nam với nền văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú, con người thân thiện, mến khách.

Biểu dương nỗ lực của một số bộ, ngành, địa phương liên quan, Thủ tướng đ.ánh giá Hà Nội đã thể hiện ấn tượng sâu sắc, “các đồng chí đã làm rất nhiều việc cụ thể để có Hà Nội xanh, đẹp, trật tự”.

Mặc dù hai bên chưa ký được thỏa thuận, nhưng theo Thủ tướng, đây là dịp hướng tới kết quả tích cực trong tương lai, trong việc thúc đẩy hòa bình tại bán đảo Triều Tiên, như nhận xét của một tờ báo “đủ nắng thì hoa sẽ nở”.

Theo Danviet

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều

Ngay sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội mà không có thỏa thuận chung giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, Đại tá Lê Thế Mẫu - nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc Phòng), chuyên gia phân tích chính trị - quân sự quốc tế đã trả lời phỏng vấn của PV Dân Việt.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội vào trưa 28.2 mà không đạt được một thỏa thuận chung, cả hai hủy bỏ bữa trưa cùng nhau cũng như lễ ký kết tuyên bố chung.

Tại buổi họp báo sau đó được tổ chức tại khách sạn JW Marriott - Hà Nội, ông Trump đã hé mở nguyên nhân chính dẫn đến không có kết quả như mong đợi đó là sự bất đồng về lệnh cấm vận. Ngay sau khi kết thúc, Trump cùng phái đoàn của mình đã lên chuyên xa hướng về Nội Bài trở về nước bằng chiếc không lực Air Force One.

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều - Hình 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau tối 27.2 tại Hà Nội trước khi không đạt được thỏa thuận chung như kỳ vọng vào ngày 28.2. Ảnh Quang Vinh

Ngay sau khi sự kiện kết thúc, Đại tá Lê Thế Mẫu - nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc Phòng), chuyên gia phân tích chính trị - quân sự quốc tế đã trả lời phỏng vấn của Dân Việt.

Theo Đại tá Lê Thế Mẫu, tại cuộc gặp lần này, Triều Tiên cam kết dỡ bỏ một số cơ sở hạt nhân, chưa phải là tất cả, nhưng lại đưa ra yêu cầu Mỹ dỡ bỏ toàn toàn các biện pháp cấm vận. Không những thế, Triều Tiên còn yêu cầu Mỹ rút quân và dỡ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa khỏi Hàn Quốc. Yêu cầu này là không thực tế và dĩ nhiên phía Mỹ không thể chấp nhận.

Tổng thống Trump không thể tự quyết

Video đang HOT

Thưa Đại tá, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 vừa kết thúc tại Hà Nội mà không có những ký kết chung như kỳ vọng. Ông có bình luận gì về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều này?

Trước hết, cần nhận thấy kết quả cuộc gặp Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 không ra được Tuyên bố chung Hà Nội là bất ngờ lớn đối với cả thế giới.

Điều khó khăn nhất là sự bế tắc tích tụ trong đó vô vàn sự nghi kỵ, mâu thuẫn và bất đồng dồn nén lại trong hơn nửa thế kỷ trong quan hệ giữa hai nước kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã được Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 ở Singapore khai thông.

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều - Hình 2

Đại tá Lê Thế Mẫu - nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc Phòng), chuyên gia phân tích chính trị - quân sự quốc tế.

Do đó, thế giới kỳ vọng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 sẽ đạt được thỏa thuận cụ thể nào đó như là một bước cụ thể hóa định hướng chung có tính nguyên tắc trong Tuyên bố chung mà hai bên đạt được trong cuộc gặp ở Singapore tháng 6.2018.

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều - Hình 3

2 ngày ở Ha Nôi của TT Donald Trump qua ống kính PV ảnh

Chí ít, hai bên cũng ra được Tuyên bố chung Hà Nội để khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện định hướng chung đề ra tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1. Rất tiếc, hai bên đã không đạt được điều đó và đây là điều bất ngờ.

Nguyên nhân khiến hai bên không ra được Tuyên bố chung Hà Nội thì có nhiều, nhưng theo tôi nguyên nhân chủ yếu là hai bên không thống nhất được nội hàm của tiến trình phi hạt nhân hóa và dỡ bỏ cấm vận.

Mâu thuẫn cơ bản và then chốt nhất trước khi bước vào Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 là trong khi Triều Tiên đề nghị phi hạt nhân hóa từng bước và nhận được các biện pháp dỡ bỏ cấm vận của Mỹ, thì Mỹ lại yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa toàn diện và được kiểm chứng, sau đó mới nhận được sự dỡ bỏ cấm vận.

Thế nhưng, tại cuộc gặp lần này, Triều Tiên cam kết dỡ bỏ một số cơ sở hạt nhân, chưa phải là tất cả, nhưng theo ông Trump, Triều Tiên lại đưa ra yêu cầu Mỹ dỡ bỏ toàn toàn các biện pháp cấm vận. Không những thế, Triều Tiên còn yêu cầu Mỹ rút quân và dỡ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa khỏi Hàn Quốc. Yêu cầu này là không thực tế và dĩ nhiên phía Mỹ không thể chấp nhận.

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều - Hình 4

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đi bộ bên trong khách sạn Metropole (Hà Nội) và cùng trao đổi trước khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Hà Nội mà không đạt được thỏa thuận chung.

Trong cuộc họp báo Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: "Chúng tôi chưa sẵn sàng để từ bỏ những điều cho thỏa thuận này. Chúng tôi là đối tác với rất nhiều nước trên thế giới và tất cả đều quan trọng". Có thể, ông Donald Trump ngụ ý về việc Triều Tiên yêu cầu này. Hơn nữa, lệnh cấm vận Triều Tiên đã được Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết thông qua, nên một mình Mỹ không có đủ thẩm quyền dỡ bỏ hoàn toàn.

Nhiều ý kiến cho rằng ông Trump đang chịu nhiều sức ép từ trong nội bộ nước Mỹ, điều đó ảnh hưởng đến kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh tại Hà Nội lần này. Quan điểm của ông như thế nào về ý kiến này?

Sức ép từ nội bộ nước Mỹ là rất lớn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể vượt qua được. Cụ thể là, ngày 2.8.2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải ký phê chuẩn Đạo luật H.R.3364 với tên gọi "Chống lại sự xâm lược của chính phủ các nước Nga, Iran và Triều Tiên" đã được Hạ viện và Thượng viện thông qua trước đó.

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều - Hình 5

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội vào trưa 28.2 mà không đạt được một thỏa thuận chung. Trong ảnh: Phái đoàn Mỹ và Triều Tiên trong buổi làm việc diễn ra tại khách sạn Sofitel Legend Metropole ở Hà Nội.

Bằng chữ ký phê chuẩn Đạo luật H.R.3364, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không còn cách nào khác là phải "tự trói mình" và không thể đưa ra được bất cứ quyết định nào liên quan tới Triều Tiên, Nga và Iran mà chưa được Quốc hội cho phép. Vì thế, tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông không thể ký một thỏa thuận mà có thể bị phản đối ở trong nước. Lệnh trừng phạt của Mỹ là không công bằng

Ông đ.ánh giá như thế nào về lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên cũng như thỏa thuận phi hạt nhân hóa Triều Tiên hiện nay?

Công bằng và khách quan, thì lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Triều Tiên là không công bằng. Sỡ dĩ Triều Tiên phải phát triển vũ khí hạt nhân là do trong hơn nửa thế kỷ này họ luôn ở trong tình trạng chiến tranh, đó là chưa kể chính quyền Mỹ dưới nhiều đời tổng thống khác nhau đã coi Triều Tiên là "trục ma quỷ", là "quốc gia bất trị", gần đây nhất là trong năm 2017 Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật H.R.3364, trong đó xác định Triều Tiên là "quốc gia xâm lược". Do đó họ phải phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ.

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều - Hình 6

Chiều 28.2, hàng trăm phóng viên quốc tế và trong nước có mặt tại buổi họp báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump được tổ chức ở khách sạn JW Marriott. Buổi họp báo được đẩy lên sớm từ 16h thành 14h. Tại đây, ông Trump cho biết lý do chủ yếu của việc hai bên không đạt được thỏa thuận là vì Triều Tiên muốn được dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhưng "chúng ta không thể làm điều đó lúc này". Ảnh: Quang Phúc.

Đây là chuyện cực chẳng đã. Vì thế, Triều Tiên đã từng tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân nhưng Mỹ vẫn tiếp tục đe dọa loại bỏ chế độ chính trị của Triều Tiên. Vì thế, năm 2003, Triều Tiên buộc phải rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và quyết tâm phát triển loại vũ khí này để răn đe hành động xâm lược từ phía Mỹ.

Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp với Mỹ để hủy bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và đổi lại, Mỹ sẽ ký hiệp ước hòa bình với Triều Tiên và dỡ bỏ cấm vận. Đến nay, hai bên đã đạt được chủ trương chung, theo đó Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa, còn Mỹ phải dỡ bỏ cấm vận. Vướng mắc cuối cùng là hai bên chưa thống nhất được cơ chế để thực hiện chủ trương này.

Thưa Đại tá, ông có thể dự đoán "nấc thang" tiếp theo trong quan hệ Mỹ- Triều?

Rõ ràng, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 ở Singapore và lần 2 ở Hà Nội đã tạo cơ sở để hóa giải hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên và cải thiện quan hệ Mỹ-Triều.

Nhưng để đạt được mục tiêu Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn quan hệ Mỹ-Triều được bình thường hóa là một quá trình lâu dài liên quan tới các yếu tố chính trị, kinh tế và an ninh đan xen nhau và liên quan tới nhiều quốc gia.

Chiến tranh Triều Tiên trước đây (1950-1953) thực chất là cuộc chiến tranh địa chính trị giữa nhiều bên. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hiện nay cũng là tâm điểm cạnh tranh địa chính trị giữa nhiều bên, chứ không chỉ giới hạn trong quan hệ Mỹ-Triều.

Do đó, trong quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều, không thể bỏ qua lợi ích của nhiều bên khác. Thí dụ, đối với Nhật Bản, để hóa giải nguy cơ an ninh từ phía Triều Tiên không chỉ là phải phi hạt nhân hóa mà Triều Tiên cũng không được phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

Đại tá Lê Thế Mẫu: Không bi quan về kết quả thượng đỉnh Mỹ -Triều - Hình 7

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đi tới đâu cũng nhận được sự ủng hộ, chào đón nhiệt tình của người dân Hà Nội. Ảnh: Như Ý.

Thưa ông, Hà Nội đã tổ chức rất tốt Hội nghị thượng đỉnh lần 2 này. Cả hai nguyên thủ của Mỹ và Triều Tiên đều rất ấn tượng và tin tưởng. Song, kết quả cuối cùng lại không như kỳ vọng. Ông nhìn nhận như thế nào về khả năng các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ được thiết lập? Liệu Hà Nội-Việt Nam sẽ tiếp tục được lựa chọn?

Sắp tới đây, Mỹ và Triều Tiên không chỉ cần có các cuộc đàm phán lần 3 mà có thể sẽ là lần 4, lần 5, lần 6 v.v...Dĩ nhiên, không nhất thiết là ở cấp thượng đỉnh như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 1 ở Singapore và lần 2 ở Hà Nội.

Để giải quyết một hồ sơ cực kỳ phức tạp như chương trình hạt nhân của Triều Tiên và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Triều, cần có cả một quá trình, thậm chí phải vận dụng cả cơ chế đàm phán nhiều bên. Với những gì Việt Nam đã làm được để phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, rất có thể Hà Nội sẽ được lựa chọn cho một cuộc gặp Mỹ-Triều trong tương lai.

Mọi so sánh đều là khập khiễng như ở đây có thể liên tưởng tới quá trình đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc đàm phán ở Paris, thủ đô nước Pháp, từ năm 1969 đến năm 1973. Ngay cả khi Hiệp định Paris đã được ký tắt mà Mỹ vẫn quyết định thực hiện chiến dịch n.ém b.om rải thảm ở Hà Nội. Chỉ sau khi bị thất bại trong chiến dịch này, Mỹ mới chính thức đặt bút ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh là lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông!

Triều Tiên chỉ muốn gỡ bỏ một phần biện pháp trừng phạt

Đúng 0 giờ sáng 1.3, phái đoàn Triều Tiên bất ngờ tổ chức họp báo tại khách sạn Melia, Hà Nội, sau khi thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 kết thúc vào trưa 28.2 mà không đạt được thoả thuận nào.

Chủ trì họp báo là Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho. Ông Ri Yong-ho thông báo kết quả đàm phán thượng đỉnh.

Ông Ri nói Triều Triền chỉ muốn gỡ bỏ một phần biện pháp trừng phạt, không phải toàn bộ, cụ thể là 5 lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là những phần liên quan đến sinh kế của người dân.

"Triều Tiên chỉ theo đuổi việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi đang phải chịu 11 lệnh cấm vận và chỉ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ 5", ông Ri thông tin.

Đổi lại việc Mỹ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống người dân của họ, Bình Nhưỡng sẽ dỡ bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn các cơ sở sản xuất hạt nhân, bao gồm plutonium và uranium, và cho phép chuyên gia Mỹ vào thanh sát.

Bộ trưởng Ri Yong-ho nói rằng, Mỹ yêu cầu 'một biện pháp nữa' ngoài việc phá hủy cơ sở hạt nhân Yongbyon.

"Nếu chúng ta theo đuổi những biện pháp nhằm xây dựng lòng tin ở mức độ hiện tại, thì có thể đẩy nhanh tiến trình giải giáp hạt nhân... Tuy nhiên, trong cuộc gặp thượng đỉnh, phía Mỹ luôn muốn chúng tôi phải tiến thêm bước nữa, yêu cầu một biện pháp nữa", ông Ri nói.

Ông Ri nói thêm: "Trong đàm phán, 2 bên đã thảo luận về việc ngừng lâu dài việc thử hạt nhân cũng như thử tên lửa tầm xa. Tuy nhiên, phía Mỹ yêu cầu chúng tôi phải tiến xa hơn việc loại bỏ hoàn toàn cơ sở hạt nhân. Chính vì yêu cầu này mà thỏa thuận đã không thể đạt được".

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban
08:45:11 20/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024
Nguy cơ Google vướng thêm rắc rối pháp lý tại Pháp
17:32:59 21/09/2024

Tin đang nóng

Tuấn Hưng nóng tính mắng ban nhạc, chế lời bản hit gửi đến Duy Mạnh: "Dù anh trêu đùa em trên Facebook của anh..."
23:27:05 21/09/2024
Thảm đỏ "hot" nhất Hoa ngữ hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh gây thất vọng vì tạo hình nhưng vẫn chiếm trọn "spotlight"
23:30:16 21/09/2024
Bị quá nhiều tin đồn qua đời, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ lên tiếng
22:55:14 21/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên về Nam Định làm từ thiện, Hồng Diễm đẹp đến nao lòng
23:18:00 21/09/2024
Nam ca sĩ nhảy đẹp của showbiz Việt tiết lộ chuyện bị 'đúp' và vợ rất bay bổng
23:21:25 21/09/2024
Không biết nên vui hay buồn: Hồ Ngọc Hà được CEO BVLGARI đăng hình nhưng fan đố dám chia sẻ lại
22:39:13 21/09/2024
"Anh tài" Duy Khánh đưa Lee Kwang Soo đi khắp Đà Lạt, 1 bức hình khiến fan bật cười
22:13:46 21/09/2024
Duy Mạnh - Tuấn Hưng ôm nhau hát, khán giả vẫn... 'chê'
23:04:05 21/09/2024

Tin mới nhất

Ấn Độ đang trên đà trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới

06:55:11 22/09/2024
Ngoài ra, Ấn Độ đang tập trung vào các công nghệ phát thải thấp như hydro xanh, amoniac xanh, lò phản ứng hạt nhân nhỏ và thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon để đạt được các mục tiêu về khí hậu của mình.

Thủ tướng Liban hủy dự Đại hội đồng Liên hợp quốc sau vụ không kích của Israel

06:53:28 22/09/2024
Ông Christodoulides khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và ngoại giao, trong khuôn khổ các nghị quyết của LHQ và luật pháp quốc tế.

Nga và Trung Quốc bắt đầu tập trận hải quân chung

06:49:50 22/09/2024
Hạm đội Thái Bình Dương thông báo một nhóm tàu chiến chung thuộc hạm đội của Nga và Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã khởi hành từ Vladivostok để tiến hành cuộc diễn tập hải quân chung.

Israel tiến hành hơn 100 cuộc không kích mới vào Lebanon

06:44:14 22/09/2024
Theo giới phân tích khu vực, giao tranh qua biên giới giữa Israel và Hezbollah đang leo thang tới mức nguy hiểm. Chỉ tính riêng các cuộc không kích trong hai ngày 19-20/9 của Israel vào Lebanon đã khiến gần 40 người c.hết, đa số là thành...

Căng thẳng Israel Hezbollah tăng nhiệt

06:34:17 22/09/2024
Vài giờ sau, Hezbollah xác nhận cái c.hết của ông Aqil, gọi người này là "một trong những thủ lĩnh hàng đầu" nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân cái c.hết.

Thượng đỉnh Bộ tứ: Đẩy mạnh hợp tác hàng hải, thảo luận về tình hình Biển Đông

21:42:37 21/09/2024
Trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ) lần này, các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một số sáng kiến mới, bao gồm cả bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Tổng thống Ukraine ký dự luât tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ USD

21:40:20 21/09/2024
Theo Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Ukraine Roksolana Pidlasa, khoản chi tiêu bổ sung trị giá 12 tỷ USD này chủ yếu đến từ việc phát hành trái phiếu chính phủ nội địa và giảm chi phí liên quan đến trả nợ công.

Hàng chục tên lửa xâm nhập bắc Israel, Hezbollah đề bạt 2 chỉ huy mới

21:38:28 21/09/2024
Kann News sau đó đã công bố một số video trên mạng xã hội X về cảnh các hệ thống phòng không Israel đang được kích hoạt để đ.ánh chặn mục tiêu.

Lũ lụt lịch sử kéo tụt nền kinh tế ở Trung Âu

21:36:28 21/09/2024
Tổn thất kinh tế đang làm gia tăng áp lực lên tài chính nhà nước ở một khu vực vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và lạm phát tăng vọt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022.

Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng

21:34:29 21/09/2024
Hãng thông tấn nhà nước IRNA cho biết tên lửa Jihad sử dụng nhiên liệu rắn do nhánh hàng không vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran thiết kế và sản xuất. Tên lửa có tầm hoạt động là 1.000km.

Ukraine gây sức ép lên các đồng minh phương Tây

21:32:19 21/09/2024
Hầu hết quyết định trong bản kế hoạch phụ thuộc vào ông ấy. Các đồng minh khác cũng có vai trò quan trọng nhưng có một số điểm nhất định dựa trên thiện chí và sự ủng hộ của Mỹ tổng thống Ukraine nói.

Lực lượng Ukraine tấn công hai kho vũ khí quân sự bên trong lãnh thổ Nga

21:29:42 21/09/2024
Cụ thể, lực lượng Kiev đã tấn công một cơ sở gần thành phố Tikhoretsk ở phía Nam thành phố Krasnodar và một cơ sở gần làng Oktyabrsky ở thành phố Tver. Tuyên bố còn nhấn mạnh: Các nhiệm vụ đã được hoàn thành.

Có thể bạn quan tâm

Hai nữ vận động viên tham gia 'Chị đẹp đạp gió' mùa 2 là ai?

Tv show

08:03:54 22/09/2024
Chương trình Chị đẹp đạp gió 2024 gây chú ý khi trong danh sách nghệ sĩ tham gia có sự xuất hiện của 2 nữ vận động viên.

Sao Việt 22/9: Trường Giang và con gái diện đồ đôi, Duy Mạnh ôm Tuấn Hưng

Sao việt

08:01:18 22/09/2024
Trường Giang và con gái diện đồ đồng điệu đi chơi, Duy Mạnh và Tuấn Hưng ôm nhau tại đêm diễn gây quỹ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.

Công Phượng chính thức có bến đỗ mới

Sao thể thao

07:59:34 22/09/2024
Tối 21/9, CLB Bình Phước xác nhận kí hợp đồng với t.iền đạo Nguyễn Công Phượng. T.iền đạo gốc Nghệ gia nhập đội bóng miền Đông Nam Bộ theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm.

Mỹ nhân "Sở Lưu Hương" qua đời ở t.uổi 70

Sao châu á

07:29:36 22/09/2024
Ngôi sao của màn ảnh TVB (Hong Kong, Trung Quốc) Cao Diệu Tư vừa qua đời vào ngày 21/9, thọ 70 t.uổi. Bà từng góp mặt trong các phim truyền hình nổi tiếng như Sở Lưu Hương , Ỷ thiên đồ long ký .

Hơn 20 đặc công lặn tìm du khách rơi xuống biển trong lúc chụp ảnh

Tin nổi bật

07:01:38 22/09/2024
Nhiều lực lượng cùng đặc công nước được huy động tìm kiếm thanh niên 25 t.uổi, trượt chân rơi xuống biển bị sóng cuốn mất tích ở Ninh Thuận.

Love Next Door tập 11: Jung Hae In và Jung So Min khóa môi ngọt lịm khiến netizen bấn loạn

Phim châu á

06:44:28 22/09/2024
Tập 11 Love Next Door phát sóng vào tối thứ bảy đã nhận về nhiều sự ủng hộ tích cực từ người hâm mộ bởi tình tiết phim dần có sự thay đổi và chạm đến khán giả nhiều hơn.

Ngắm vẻ đẹp tuyệt mỹ của hot girl Gia Lai

Người đẹp

06:12:00 22/09/2024
Bên cạnh gương mặt xinh đẹp, hot girl Thái Thị Cẩm Ly còn sở hữu thân hình gợi cảm. Cẩm Ly gây ấn tượng mạnh giúp mong mặt xinh xinh, ngoại hình nóng hấp, quyến rũ và chiều cao ấn tượng.

Em chồng vào nhà bố mẹ tôi chẳng hỏi ai, thản nhiên mở tủ lạnh ăn hết sạch hoa quả rồi nhắn tin chê "mua toàn đồ rẻ t.iền"

Góc tâm tình

06:04:03 22/09/2024
20 t.uổi rồi mà không có ý thức thì nó sẽ trở thành tính cách, bản chất con người! Tôi mới lấy chồng được hơn 1 năm nhưng trong hơn 1 năm ấy có hàng tấn drama dồn dập ập tới.

Cách làm cơm tấm sườn nướng thơm phức, ăn sạch đĩa của mẹ đảm Sài Gòn

Ẩm thực

06:00:53 22/09/2024
Cơm tấm sườn nướng là món đặc sản của người Sài Gòn và được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn chưa biết cách làm món cơm tấm sườn nướng như thế nào hãy tham khảo công thức dưới đây nhé!

Những nữ phụ 'ghi điểm' trên sóng phim giờ vàng

Hậu trường phim

05:58:19 22/09/2024
Xuất hiện trong một số phim truyền hình trên sóng giờ vàng và chỉ đóng vai phụ nhưng Thanh Huế, Yên Đan, Hoàng Khánh Ly ghi điểm với lối diễn xuất ấn tượng và nhan sắc bắt mắt .

Lương Triều Vỹ gây bất ngờ trong ảnh hậu trường quay MV của NewJeans

Nhạc quốc tế

05:53:50 22/09/2024
Vừa qua, đạo diễn Shin Woo-Seok đã chia sẻ nhiều hình ảnh đặc biệt quá trình thực hiện MV nổi tiếng này của nhóm nhạc, trong đó đáng chú ý có sự xuất hiện của Lương Triều Vỹ.