Quả thận được tặng giúp bà mẹ trẻ có nước tiểu sau nhiều năm
Chị Nguyên 29 tuổi (Long An) sau khi được ghép quả thận do một người hiến tặng, đã rơi nước mắt trong lần đầu đi vệ sinh ra nước tiểu.
Thảo Nguyên phát hiện bệnh thận từ lúc 22 tuổi. Cô kết hôn cùng năm, khi con gái chào đời cũng là lúc bệnh chuyển sang suy thận mạn. Ba năm sau, cô phải chạy thận một tuần ba lần. Do suy thận nên Nguyên không có nước tiểu như người bình thường. “Đời người phải chạy thận khổ lắm”, Nguyên chia sẻ.
Con gái chào đời chưa được một ngày bú sữa mẹ. Nguyên cũng không thể ẵm bồng con vì cánh tay yếu ớt sau vô số lần lấy ven chạy thận. Chồng của Nguyên phải vừa chăm con vừa đảm đương kinh tế, đưa vợ đi viện. Đăng ký vào danh sách chờ ghép thận, Nguyên từng được gọi nhận thận từ người cho chết não nhưng lại gặp lúc đang đi cấp cứu nên đành từ chối.
Thảo Nguyên được chăm sóc trong phòng cách ly sau khi ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Lê Phương.
Ngày 4/4, Nguyên được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo có thận ghép phù hợp từ một người cho chết não. Hiến thận cho cô là một người đàn ông ở Đồng Nai bị chết não do tai nạn giao thông. Ngày hôm sau cô trải qua ca phẫu thuật ghép thận. “Ghép xong em thấy khỏe hẳn. Lần đầu đi tiểu được em mừng không nói nên lời”, Nguyên chia sẻ.
Video đang HOT
Hiện đã xuất viện trở về Long An, còn theo dõi tái khám kỹ sau ghép, nhưng Nguyên đã có thể hy vọng về một cuộc sống khỏe mạnh. Cô đã có thể tự tay chăm con gái 5 tuổi, đưa đón con đi học như bao người mẹ khác.
Ngày 4/4, một người đàn ông 45 tuổi bị tai nạn giao thông chết não tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai được gia đình hiến tạng. Quả tim của người này được bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy ghép cho người phụ nữ 46 tuổi quê Phan Thiết. Hai thận ghép cho hai nữ bệnh nhân, trong đó một người chính là chị Thảo Nguyên. Hai giác mạc của người hiến đã giúp mang lại ánh sáng cho hai người khác.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Loại đồ uống này giúp đào thải chất gây ung thư cực tốt
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc phát hiện sau bữa ăn, ăn một quả lê hoặc uống một cốc nước ép lê ấm, các chất gây ung thư tích tụ trong cơ thể sẽ được đào thải.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng chất độc gây bệnh ung thư polycyclic aromatic hydrocarbons tích tụ trong cơ thể khi ăn các loại thịt nướng hay hút thuốc lá giảm đi rõ rệt sau khi ăn một quả lê, đặc biệt là uống sinh tố lê ấm.
Theo đó, số lượng chất gây ung thư được tìm thấy trong nước tiểu của những người ăn lê sau khi ăn thịt nướng cao gấp 5 lần so với những người không ăn lê.
Các nhà nghiên cứu cũng đã tiến hành với những người hút thuốc, mỗi người ăn 750 gram lê mỗi ngày. Kết quả cho thấy, sau khi hút thuốc 6h mà ăn lê, tỷ lệ chất gây ung thư trong máu giảm đi đáng kể, trong khi chất này trong nước tiểu lại tăng cao.
Ăn đồ nướng xong đừng quên ăn một quả lê hoặc uống một cốc nước ép lê ấm
Các nhà khoa học còn cho biết quả lê giàu vitamin, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, iốt và các yếu tố vi lượng khác. Thường xuyên ăn lê không chỉ giúp đào thải chất gây ung thư trong cơ thể mà còn phòng tránh táo bón và thúc đẩy bài tiết.
Mặc dù quả lê có vị ngọt, nhưng hàm lượng calo và chất béo lại rất thấp. Nếu những người trung niên và người già ăn nhiều lê, có thể ổn định phế quản, giúp huyết quản hoạt động tốt hơn và làm sạch một số bộ phận trong cơ thể.
Ngoài ra, lê còn có tác dụng chữa chứng chán ăn, khó tiêu, viêm ruột và viêm họng mãn tính.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, dù quả lê tốt cho sức khỏe, nhưng sản phụ, người bị cảm lạnh, hay đi ngoài phân lỏng phải cẩn trọng khi ăn lê. Lê cũng chứa nhiều AHA, người bị tăng axit dạ dày không nên ăn.
Loại trái cây này còn có tác dụng lợi tiểu, vì thế người hay tiểu đêm cũng nên hạn chế ăn trước khi đi ngủ.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Tâm thư của bác sĩ bị can vụ án tai biến chạy thận Hòa Bình Bác sĩ Hoàng Công Lương ngày 20/4, đã viết tâm thư mong muốn vụ án của mình được xét xử công khai, đúng người, đúng tội. Bức thư của bác sĩ Lương đề gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nrước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng thường...