Qua Tết dương, nàng dâu thông minh tung chiêu xử lý mẹ chồng coi con đẻ là vàng, con dâu là người dưng nước lã
Ở chung, mọi việc chợ búa cơm nước đều do tôi đảm nhận. Nói thêm là ông bà đều có lương hưu nhưng không bao giờ đưa thêm cho tôi 1 đồng nào để chi tiêu.
Bà bóng gió nói: “Ngày xưa, mẹ nuôi thằng H tốn tiền tốn của, giờ mới đến ngày hái quả, nó có cơ hội báo hiếu cho bố mẹ!”. Tôi chỉ cười rồi im lặng và tự biết thân biết phận mà lo lắng cái giang sơn này.
Nghỉ lễ xong mà nàng dâu là tôi không khỏi ấm ức về chuyện mình là người dưng nơi nhà chồng. Tôi lấy chồng 3 năm nay, nhưng tôi vẫn chưa thể quen với cách nghĩ mình là 1 thành viên trong gia đình nhà chồng bởi gia đình họ chưa cho tôi cảm giác gần gũi, quan tâm như những người thân thiết.
Tôi lấy chồng kém mình 1 tuổi. Năm nay tôi 27 tuổi, có 1 đứa con gái 2 tuổi. Trước khi cưới chúng tôi đều làm ở Hà Nội nhưng sau cưới, tôi theo chồng về quê ở Nam Định để sống cùng bố mẹ chồng. Lúc đầu tôi cũng không đồng ý thay đổi nhưng gia đình 2 bên đều muốn vợ chồng tôi về quê ổn định cuộc sống cho đỡ vất vả. Ít ra thì chúng tôi cũng đỡ khoản tiền thuê nhà mỗi tháng ở thủ đô. Vả lại bố mẹ chồng tôi chỉ có mình chồng tôi là con trai, còn lại là 3 cô em gái đã đi lấy chồng xa. Thế nên việc vợ chồng tôi về ở cùng, chăm sóc bố mẹ già là điều nên làm. Nghe mọi người phân tích, tôi thấy cũng có lý nên mới đồng ý.
Về sống cùng, tôi lúc nào cũng không thấy thoải mái vì mẹ chồng lúc nào cũng lạnh như tiền và sống hời hợt kể cả với cháu nội của bà. Bà chỉ nhất nhất là con trai, con gái và cháu ngoại. Ngày thường thì tôi cũng chỉ khó chịu chút chút thôi, nhưng cứ đến ngày lễ tết, gia đình 3 cô con gái dắt díu nhau về thăm ông bà ngoại là tôi lại không khỏi đau đầu vì ức nghẹn.
Ở chung, mọi việc chợ búa cơm nước đều do tôi đảm nhận. Nói thêm là ông bà đều có lương hưu nhưng không bao giờ đưa thêm cho tôi 1 đồng 1 hào để chi tiêu thêm hàng tháng. Bà bóng gió nói: “ Ngày xưa, mẹ nuôi thằng H tốn tiền tốn của, giờ mới đến ngày hái quả, nó có cơ hội báo hiếu cho bố mẹ!”. Tôi chỉ cười rồi im lặng và tự biết thân biết phận mà lo lắng cái giang sơn này.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ngày thường đã vậy, nhưng ngày lễ tết, con cháu về kín nhà bà cũng mặc nhiên không liên quan, bà coi đó là trách nhiệm của riêng tôi phải lo lắng. Tết dương vừa rồi, 3 cô con gái rủ nhau dắt chồng con về cùng lúc, buổi sáng bà nghe điện thoại lần lượt báo về của các con, nghe xong bà thản nhiên hỏi: “Tối chúng nó, nhà mình ăn gì nhỉ? Con đi chợ mua thêm ít đồ ăn, thêm đũa thêm bát chứ giờ ăn uống quan trọng gì!”.
Tôi nghe vậy thì cũng chỉ biết làm theo chứ biết phải làm sao, nhưng chỉ có điều là tôi phải mua rất nhiều đồ ăn chứ không phải “chút” như bà nói. Bởi lần nào cũng thế, họ về là nhà tôi phải ăn uống linh đình, bày ra đủ món còn hơn cả Tết nguyên đán. Miệng bà lúc nào cũng nói ăn uống không quan trọng nhưng thử không chu đáo với các con và cháu ngoại của bà xem, mọi chuyện có được yên ổn đến ngày hôm nay không?
Tôi bỏ tiền ra chợ búa, phục vụ cơm nước tinh tươm, bà hoan hỉ lắm nhưng tủi ở chỗ, đến giờ ăn thì bà chỉ nhớ đến các con ruột và cháu, còn phận người dưng nước lã như tôi bà lại chẳng muốn cho ăn miếng gì. Có khi mấy cậu em rể mời tôi ăn, bà còn đỡ lời: “Bác í ăn gì thì kệ, không phải mời, khách việc gì phải mời chủ nhà!”. Thân phận cao quý “chủ nhà” là tôi phải chủ chi, chủ trì từ a tới z, từ việc bỏ tiền ra đi chợ, hầu hạ phục vụ, dọn dẹp từ đầu tới cuối để cho những người con gái kia về nhà mẹ đẻ được làm khách “ngồi tròn nói chuyện”.
Làm gì bà cũng muốn tôi phải làm và không muốn các con bà phải động tay, hễ các cô ấy định làm gì là bà bảo: “ Cứ để đấy bác làm cho, lâu không gặp nhau cứ ngồi mà nói chuyện, ngày nghỉ thì phải nghỉ ngơi. Mà chứ. Mà lạnh thế này, làm làm gì cho buốt tay!“. Tôi nghe xong mà nghẹn lòng tủi phận, con bà mới biết nghỉ ngơi, biết lạnh tay còn con gái nhà khác về nhà bà ở là trâu là bò không biết mệt, không biết lạnh.
Nhiều lần như vậy, tôi cũng nói luôn: “ Các cô cứ ngồi đó mà tâm sự, một mình chị phục vụ 3 mâm cơm nếu không kịp giờ ăn thì có bà hỗ trợ rồi, các cô cứ yên tâm“. Vậy là từ đó, tôi đóng vai trò là bếp trưởng và “nhờ” mẹ chồng cho bà quay cuồng chóng mặt thì thôi. Bà không muốn con bà phải làm thì bà chịu khó làm thay các cô công chúa lá ngọc cành vàng vậy. Con nhà bà là vàng thì con gái nhà khác cũng phải là kim cương nhé!
Hết tết, tôi vẫn chưa khỏi ấm ức nhưng dù sao cũng tìm ra hướng đi mới cho những cuộc gặp mặt lần sau, con gái không làm thì mẹ làm thay, tôi cứ thế mà “nhờ” bà hỗ trợ để hết kì nghỉ bà phải than mệt, than mỏi mà lần sau chừa cái thói báu con không phải lối như thế nữa.
Theo emdep.vn
Nàng dâu rơi nước mắt tuyên bố "đang nuôi cả nhà chồng" và cái kết đau lòng
Tôi với chồng quen biết nhau qua sự giới thiệu của một người bạn. Lúc đó tôi đã 28 tuổi và chồng tôi 29 tuổi. Tôi làm ở phòng kinh doanh của một công ty xây dựng còn chồng tôi làm kỹ sư điện.
Sau một thời gian nói chuyện, tôi thấy tôi với anh khá hợp nhau. Chồng tôi khá hiền lành, điềm đạm, thích cuộc sống ổn định, chậm rãi. Dưới sự hối thúc của 2 bên gia đình, chúng tôi kết hôn chỉ 6 tháng sau lần đầu gặp gỡ.
Hình minh họa
Sau khi kết hôn, tôi về sống chung với gia đình nhà chồng. Bắt đầu từ đó, tôi thấy mọi thứ thay đổi hẳn. Trước đó, chúng tôi yêu nhau và cảm thấy mọi thứ đều rất tuyệt vời. Tuy nhiên, yêu và cưới lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Chồng tôi hiền lành, điềm đạm nhưng anh ấy cũng là một người khá cục cằn, gia trưởng và sỹ diện.
3 tháng đầu của thai kỳ, chồng chẳng hỏi han tôi đến 1 lần. Thấy tôi hờn trách, anh chỉ nói rằng: "Nếu em cảm thấy không khỏe, em nên đến bệnh viện và nói với bác sỹ. Em muốn ăn gì thì em tự mua chứ, anh làm sao biết em muốn ăn gì".
Mẹ chồng tôi cũng vậy, bà chỉ trông chờ tôi biếu xén, quà cáp, thăm hỏi chứ tuyệt đối chẳng quan tâm gì dù tôi đang mang bầu. Sau khi tôi sinh con, chi phí sinh hoạt trong gia đình đội lên nhiều lần. Chồng tôi lại mới mất việc do công ty giải thể nên anh chỉ loanh quanh ở nhà. Thấy mẹ chồng tôi luôn ca cẩm chuyện tiền bạc, nhắc tôi tiết kiệm, tôi quyết định đi làm.
Khi con tôi được 3 tháng tuổi, tôi quay trở lại làm việc. Tôi làm ngày làm đêm, lương tháng ngót nghét 30 triệu 1 tháng, đủ để nuôi cả gia đình. Chồng tôi đã đi làm ở vài nơi nhưng sau vài ngày, anh cảm thấy không hợp nên lại nghỉ việc. Thấy tôi kiếm được nhiều tiền, chồng tôi nhiều khi tự ái. "Cô đừng tưởng cô làm được vài đồng mà lên mặt. Coi chừng có ngày tôi đuổi thẳng cổ mẹ con cô ra khỏi nhà", chồng tôi quát.
Tuy là lao động chính, kiếm tiền nuôi cả gia đình nhưng mẹ chồng và chồng vẫn coi tôi như con hầu. Tôi đi làm thêm giờ đến khuya mới về nhưng mẹ chồng cũng chỉ để phần chút cơm thừa, canh cặn, nhìn đã chẳng muốn ăn. Hễ tôi về đến nhà thì mẹ chồng và chồng sẽ tự động giao cho tôi việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Nhiều khi đi làm về, tôi mệt, tôi bỏ mặc tất cả thì sáng hôm sau, mẹ chồng tôi lại nói bóng gió: "Là thân đàn bà con gái mà cái nhà cửa không hề dọn dẹp, bạ đâu bỏ đấy, ăn ở bừa bãi. Không biết thằng Nam nó cưới cô về để làm gì." Tôi đâu phải siêu nhân để có thể vừa đi kiếm tiền, vừa cáng đáng hết việc nhà?
Tôi ngỏ ý nhờ chồng giúp đỡ chăm con, dọn nhà thì chồng mắng: " Việc đấy không phải việc của tôi. Đàn ông, sao có thể mó tay vào làm những việc của đàn bà như vậy?". Nhiều lúc thấy sự hy sinh của mình vô ích, tôi tủi thân và muốn lý hôn. Nhưng nghĩ đến con trai, tôi lại không đành lòng.
Hôm trước là sinh nhật của mẹ tôi. Tôi liền mua cho mẹ một chiếc túi khá đắt tiền. Khi đang dắt xe chuẩn bị về nhà ngoại thì mẹ chồng và chồng tôi bắt gặp, họ chửi mắng ầm ỹ vì cho rằng tôi chưa mua được gì cho mẹ chồng và chỉ chăm chăm gửi tiền, gửi đồ về cho mẹ đẻ. Tôi giận quá, nước mắt chảy ròng ròng trên má, tôi nói thẳng: "Mẹ ạ, con hiện đang là lao động chính trong cái nhà này. Con có quyền tiêu những đồng tiền do mình làm ra mà không cần hỏi ý kiến ai".
Ngay sau khi nói xong câu ấy, chồng tát tôi một cái đau điếng và chửi mắng tôi vô lễ, mới kiếm được chút tiền đã lên mặt. Tôi không còn gì để nói nên đã ôm con về nhà mẹ đẻ mấy ngày liền.
Bố mẹ tôi biết chuyện thì buồn lắm. Bố mẹ khuyên tôi nên trở về nhà chồng xin lỗi gia đình chồng và tiếp tục sống cho thật tốt. Tôi kiếm ra tiền nuôi cả nhà, ăn ở không đến nỗi nào nhưng đâu có được nhà chồng tôn trọng. Thử hỏi tôi còn phải sống tốt đến mức nào nữa?
Theo dantri.com.vn
Lạ đời chuyện vợ con phải khổ sở ở nhà thuê, chồng thản nhiên an nhàn sống cùng bố mẹ Vì bố mẹ chồng chẳng ưa nàng dâu, chồng nghe lời gia đình nên để vợ con đi thuê nhà ở càng xa càng tốt. Nỗi khổ của mọi nàng dâu đó là chung sống với gia đình nhà chồng. Thế nhưng, người vợ trong câu chuyện dưới đây thậm chí chẳng có "cơ hội" gây xích mích chỉ vì chồng và nhà...