Quá tải trẻ bệnh hô hấp, bệnh viện ở TP.HCM kê giường dọc lối đi

Theo dõi VGT trên

Trẻ nhập viện điều trị các bệnh liên quan hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 ( TP.HCM) đang quá tải.

Dọc lối đi khoa hô hấp đã được kê thêm giường nhưng vẫn chưa đáp ứng được do lượng bệnh nhi nhập viện ngày càng đông.

Quá tải trẻ bệnh hô hấp, bệnh viện ở TP.HCM kê giường dọc lối đi - Hình 1

Dọc lối đi khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) được kê thêm giường bệnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện điều trị

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online ngày 21-6 tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), rất đông trẻ nhỏ mắc các bệnh lý về hô hấp nằm điều trị. Để đáp ứng nhu cầu bệnh nhi nhập viện tăng mạnh, bệnh viện đã kê thêm nhiều giường bệnh dọc lối đi.

Bên trong phòng hành chính và khu vực khám – nhận bệnh nhi nhập viện, các y bác sĩ làm việc không xuể.

Trong phòng cấp cứu – nơi điều trị những bệnh nhi mắc bệnh từ nặng đến rất nặng, nhiều y bác sĩ đang dồn sức cứu chữa một bệnh nhi vài tháng tuổi bị viêm phổi nặng, phải thở máy.

Giường cạnh bên, bé L.H.V.P. (ngụ An Giang) chỉ mới 8 tháng tuổi đã nằm viện hơn 4 tháng vì mắc nhiều bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phổi, bướu máu, nhão cơ hoành, mềm sụn thanh quản. Chị Q.N. (mẹ bé) cho biết những ngày qua sức khỏe của con tệ hơn, có thời điểm phải thở oxy.

Các giường bệnh tại phòng bệnh điều trị trẻ mắc bệnh mức độ trung bình đã chật kín bệnh nhi và phụ huynh. Thời tiết oi bức vào buổi trưa khiến trẻ bức bối, khó chịu, phụ huynh vất vả chăm sóc, dỗ dành.

TS.BS Trần Anh Tuấn – trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 – cho biết do mùa mưa năm nay đến sớm nên bệnh hô hấp cũng xuất hiện sớm hơn mọi năm (thông thường đỉnh điểm của bệnh sẽ từ tháng 8 – 11 hằng năm).

Từ đầu tháng 5 đến nay, mỗi ngày có khoảng 200 bệnh nhi nằm viện điều trị tại khoa, có thời điểm tăng hơn 300 trẻ. Số lượng này tăng gấp đôi so với cơ số giường hiện tại của khoa, dù đã kê thêm giường bệnh dọc lối đi.

Hiện bệnh nhi nhập viện tại khoa phần lớn dưới 12 tháng tuổi mắc các bệnh về hô hấp từ vừa, nặng đến rất nặng. Trong số này có nhiều trẻ phải thở máy, điều trị tích cực trong thời gian dài.

Trước tình hình số trẻ nhập viện gia tăng trong khi cơ số giường chưa đáp ứng đủ, TS.BS Trần Anh Tuấn cho biết bệnh viện đã áp dụng nhiều biện pháp giảm quá tải như: tiếp tục tăng cường điều trị ngoại trú, điều phối điều trị trẻ giữa các khoa (chủ yếu ca bệnh nhẹ)…

Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp cũng gia tăng tại các bệnh viện nhi khác ở TP.HCM và Hà Nội. Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM), bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến – phó giám đốc bệnh viện – thông tin từ đầu tháng 5, số lượt bệnh nhi dưới 5 tuổi đến khám và điều trị các bệnh hô hấp như nhiễm khuẩn hô hấp cấp, hen phế quản, viêm hô hấp trên, viêm phổi, hen suyễn… tăng khoảng 20 – 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, có khoảng 5% trẻ phải nhập viện điều trị và có trẻ chuyển nặng.

Tương tự, bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang – khoa nhi và đơn nguyên sơ sinh Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) – cho biết hơn một tháng trở lại đây, số bệnh nhi đến khám, điều trị tại khoa tăng đột biến, khoảng 150 – 200% so với 2 tháng trước. Phần lớn trẻ nhập viện đều mắc các bệnh lý đường hô hấp.

Quá tải trẻ bệnh hô hấp, bệnh viện ở TP.HCM kê giường dọc lối đi - Hình 2

Video đang HOT

Phòng điều trị bệnh hô hấp ở mức độ trung bình đã chật bệnh nhi và phụ huynh

Quá tải trẻ bệnh hô hấp, bệnh viện ở TP.HCM kê giường dọc lối đi - Hình 3

Điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn phụ huynh cách chăm sóc trẻ mắc bệnh hô hấp

Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó suy đa tạng, bác sĩ cảnh báo mối nguy hậu COVID-19

Các chuyên gia cho biết, trẻ mắc Covid-19 thường ở mức độ nhẹ, không có nguy cơ diễn biến nặng, nhưng có thể gây ra các biểu hiện cấp tính nghiêm trọng và MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống).

Hậu Covid-19, trẻ em cũng bị di chứng nặng nề

Tại hội nghị tập huấn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc Covid-19 sáng 16/2, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ em nhiễm Covid-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ, tỷ lệ tử vong thấp, nhưng có thể gây ra các biểu hiện cấp tính nghiêm trọng và MIS-C (hội chứng viêm đa hệ thống).

Theo bác sĩ Phúc, những yếu tố nguy cơ khiến trẻ em mắc Covid-19 diễn biến nặng, gồm: béo phì, thừa cân; trẻ đẻ non, nhẹ cân; mắc đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá; các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp).

Hoặc trẻ mắc bệnh lý thần kinh; bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải ung thư, đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc; bệnh gan; bệnh thận mạn tính; các bệnh hệ thống.

Trẻ mắc Covid-19 ở thể nhẹ thường không có triệu chứng hoặc chỉ ho, chảy nước mũi, đau họng; nhịp thở bình thường, SpO2 96% khi thở khí trời; X-quang phổi bình thường. Những trẻ này được chăm sóc tại nhà/ cộng đồng.

Trẻ mắc Covid-19 mức độ trung bình thường có những triệu chứng viêm phổi như thở nhanh so với tuổi. SpO2 từ 94 - 95% (thở khí trời).

Còn trẻ mắc Covid-19 nặng thường có 1 trong các dấu hiệu như thở nhanh theo tuổi, dấu hiệu thần kinh, SpO2 từ 90 -

Trẻ mắc Covid-19 nguy kịch có một trong các dấu hiệu sau: suy hô hấp nặng SpO2

Ngoài ra, trẻ nguy kịch cũng sẽ có dấu hiệu của hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), suy tuần hoàn, suy đa cơ quan, hội chứng MIS-C có sốc/suy đa cơ quan.

Trẻ mắc Covid-19 từ mức độ trung bình trở lên cần được điều trị theo tầng tại bệnh viện.

Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó suy đa tạng, bác sĩ cảnh báo mối nguy hậu COVID-19 - Hình 1

Trẻ em mắc Covid-19 được điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cũng tại hội nghị, TS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ trẻ em mắc Covid-19 là 19,2%. Trong đó, tuổi từ 13-17 chiếm 4,8%; 6-12 tuổi chiếm 8%; 3-5 tuổi là 2,8%; 0-2 tuổi là 3,6%. Tỷ lệ tử vong trẻ em là 0,42% so với tỷ lệ chung.

Ông Khoa nhận định số trẻ em tử vong do Covid-19 rất ít, tuy nhiên phải bảo vệ nghiêm ngặt nhóm thừa cân béo phì, đang điều trị bệnh nền, mạn tính, bị suy giảm miễn dịch bởi khi nhóm này nhiễm Covid-19 thì khả năng nguy cơ tử vong cao hơn.

TS.BS Đậu Việt Hùng, Phó trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, 3 tuần trở lại đây, số trẻ nhập viện vì mắc hội chứng MIS-C có xu hướng gia tăng. Tại bệnh viện, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng này do trước đó đã nhiễm Covid-19, nhưng gia đình không hề biết trẻ từng mắc bệnh.

Theo bác sĩ Hùng, đối với trẻ em, hậu Covid-19 còn rất mới, các kiến thức còn chưa phổ cập hết đến các hệ thống y tế. Bệnh cảnh hậu Covid-19, đặc biệt là hội chứng MIS-C lại dễ lẫn với rất nhiều bệnh khác như hội chứng thực bào máu, sốc nhiễm trùng...

Từ giáp Tết đến nay, tại Bệnh viện Nhi trung ương, có khoảng 10 trẻ có tình trạng tương tự nhập viện. Các bé có những biểu hiện suy giảm chức năng tĩnh mạch, sốc, sốt kéo dài, ban trên da...

Nhiều bố mẹ trước đó không biết con mình mắc Covid-19. Các bác sĩ đã làm xét nghiệm tìm kháng thể, nếu dương tính, thì khẳng định trẻ từng nhiễm bệnh.

Bác sĩ Hùng cho biết, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng MIS-C chỉ là 2/100.000 nhưng hậu quả rất nặng nề. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong sau khi mắc Covid-19 ở trẻ nhỏ.

"Nói về viêm đa hệ thống tức là di chứng này sẽ làm tổn thương rất nhiều cơ quan, còn bản chất về bệnh lý giờ vẫn chưa rõ, có thể là một phản ứng miễn dịch không hợp lý, có thể tăng miễn dịch quá mức làm tổn thương nhiều cơ quan.

Đặc biệt với trẻ bị nhiễm Covid-19 mà bố mẹ không biết, nếu có triệu chứng mệt mỏi kéo dài, nên được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán", bác sĩ Hùng nói.

Bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc Covid-19, các gia đình không được chủ quan. Sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như sốt cao trở lại, phát ban, phù nề, rối loạn tiêu hoá, da tái, nhịp tim nhanh... cần cho trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp trẻ không nhiễm Covid-19 nhưng khu vực sinh sống có nhiều người nhiễm hoặc gia đình có F0, cha mẹ cũng nên cần chú ý quan sát, khi thấy con có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị.

Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó suy đa tạng, bác sĩ cảnh báo mối nguy hậu COVID-19 - Hình 2

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa đến các cơ sở y tế

Chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà như thế nào?

PGS.TS. Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tại hội nghị cho biết, trẻ mắc Covid-19 mức độ nhẹ, không có nguy cơ diễn biến nặng, có người chăm sóc khỏe mạnh và hiểu biết, sẽ được điều trị tại nhà.

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, gia đình cần chú ý những triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế gồm: Sốt> 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; mệt mỏi không chịu chơi; đau ngực; SpO2

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở; cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím, người chăm sóc cần báo ngay với nhân viên y tế để cấp cứu kịp thời.

Theo ông Hiếu, khi chăm sóc với trẻ mắc Covid-19, người chăm sóc cần đeo khẩu trang, tấm che giọt bắn, vệ sinh tay thường xuyên, mở cửa sổ thông thoáng nơi ở,vệ sinh bề mặt, xử lý chất thải theo hướng dẫn.

F0 trên 2 tuổi phải đeo khẩu trang, vệ sinh tay; dùng khăn giấy che khi ho, hắt hơi, sau bỏ khăn giấy; tập thể dục nhẹ nhàng đối với trẻ lớn; đo SpO2, nhiệt độ 2 lần/ngày (tự đo hoặc người chăm sóc giúp đỡ; ổn định tâm lý cho trẻ, nhận biết dấu hiệu nặng.

Trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng, sớm khỏi bệnh nhưng sau đó suy đa tạng, bác sĩ cảnh báo mối nguy hậu COVID-19 - Hình 3

Các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Nếu trẻ sốt:

- Chườm hạ sốt: Lấy nước ấm, lau nhẹ chỗ nách, bẹn, lòng bàn tay chân cho trẻ. Chườm khoảng 10-15 phút kẹp lại nhiệt độ. Dừng chườm khi nhiệt độ dưới 37.5 độ C.

- Uống hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần. 4-6 giờ sau có thể uống lại nếu sốt.

- Uống thêm nước.

Nếu trẻ tiêu chảy đi ngoài trên 3 lần/ngày hoặc phân lỏng nước, thì tiếp tục cho trẻ bú mẹ, uống thêm Oresol, báo nhân viên y tế để tư vấn. Oresol pha nguyên gói với lượng nước đủ theo khuyến cáo trên bao bì, cho trẻ uống từng thìa nhỏ.

Nếu trẻ ho, đau họng: - Người chăm sóc cho trẻ sử dụng thuốc ho khi thật sự cần thiết, đúng chỉ định.

- Thuốc ức chế ho: Dùng khi ho quá nhiều, ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt. Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

- Thuốc loãng đờm: Một số loại không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, có thể thay thế bằng uống nhiều nước.

- Thuốc ho thảo dược: Khuyến cáo dùng.

Ông Hiếu khuyến cáo phụ huynh không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông cho trẻ khi không có ý kiến bác sĩ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng
07:52:14 15/11/2024
9 cách cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn
05:23:17 15/11/2024
Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'
18:58:14 15/11/2024
Những tai biến trong và sau nâng ngực chị em cần biết
07:59:14 15/11/2024
Uống nước xạ đen mỗi ngày có tốt?
04:45:33 15/11/2024
Thực hư ăn mì chính gây hại cho sức khỏe?
04:49:31 15/11/2024
Loại quả Việt xuất khẩu sang Mỹ là "kẻ thù" của ung thư
06:41:43 15/11/2024

Tin đang nóng

Lộ bằng chứng Angelababy hẹn hò ông trùm, quyền lực hơn cả chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh?
12:57:14 16/11/2024
Sao nam bị HIV thông báo trở về Việt Nam, bật khóc vì 1 lý do
11:28:11 16/11/2024
Rầm rộ tin đồn Kỳ Duyên bị 1 thí sinh chơi xấu ngay trước chung kết Miss Universe
15:10:11 16/11/2024
Thành tích nào cho Kỳ Duyên tại đấu trường Miss Universe 2024?
13:07:01 16/11/2024
Hành động dứt khoát của Huyền Baby khiến người chứng kiến thốt lên: Phú bà ăn trứng luộc vẫn là phú bà!
12:12:49 16/11/2024
Ca sĩ gốc Hàn Han Sara: 'Tôi muốn được gọi là nghệ sĩ đến từ Việt Nam'
10:12:41 16/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy đến thăm trụ sở UNICEF tại Nhật Bản
10:26:26 16/11/2024
Phản ứng của Hoa hậu Tiểu Vy trước tin hẹn hò sao nam đình đám Vbiz
12:49:44 16/11/2024

Tin mới nhất

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Có thể bạn quan tâm

Ngắm dải Ngân Hà trong màn đêm và đón bình minh bồng bềnh ở đồi chè Long Cốc

Du lịch

15:43:45 16/11/2024
Được mệnh danh là chốn bồng lai tiên cảnh trên đất trung du , đồi chè Long Cốc (Phú Thọ) có diện tích khoảng 600ha, xung quanh là núi non trùng điệp như trải dài bất tận.

Anh chồng chăm 3 nàng công chúa sinh ba toát mồ hôi hột nhưng dân tình chỉ chú ý đến điều này

Netizen

15:42:10 16/11/2024
Chăm con chưa bao giờ là dễ dàng, chăm 1 đứa đã khó mà có những nhà sinh đôi, sinh ba... thì đúng là stress ngang. Ấy là nhà nào chứ không phải nhà trong clip dưới đây.

Vùi dập Ba Lan, siêu sao Ronaldo lập kỷ lục đáng kinh ngạc

Sao thể thao

15:40:24 16/11/2024
Siêu sao Ronaldo đã có một màn trình diễn chói sáng và thiết lập kỷ lục mới trong chiến thắng 5-1 của Bồ Đào Nha trước đội khách Ba Lan tại UEFA Nations League vào rạng sáng 15-11.

Drama gia đình: Vợ cũ kéo vali đòi nhà, đòi con, mẹ chồng phơi bày thái độ gây sốc

Góc tâm tình

15:35:06 16/11/2024
Câu chuyện tưởng như chỉ có trên phim truyền hình lại xảy ra ngay trong chính căn nhà mà tôi đang sống. Chỉ trong chớp mắt, mọi thứ yên bình đã bị phá vỡ bởi sự xuất hiện bất ngờ của vợ cũ chồng tôi.

Tháng 12 tới: 3 con giáp giàu nứt đố đổ vách, "tiền chất như núi"?

Trắc nghiệm

15:12:45 16/11/2024
Tháng 12 được dự đoán là thời điểm vàng son cho 3 con giáp, hứa hẹn mang đến vận may ngập tràn và tài lộc dồi dào.Cùng xem 3 con giáp may mắn đó là ai và liệu họ c

Vừa xuất hiện video "giải oan" cho Kỳ Duyên, trang chủ Miss Universe lại có động thái gây thất vọng

Sao việt

15:07:41 16/11/2024
Ngày 15/11, Kỳ Duyên gây chú ý khi trải qua loạt phần thi ở bán kết Miss Universe 2024. Dù đêm thi đã trôi qua nhưng fan sắc đẹp đến nay vẫn rôm rả về phong độ của đại diện Việt Nam.

Phong cách monochrome một gam màu nhưng không bao giờ nhàm chán

Thời trang

15:04:21 16/11/2024
Với một gam màu chủ đạo, phong cách monochrome luôn biết cách tạo ấn tượng mạnh mẽ, biến hóa từ tối giản thanh lịch đến sang trọng cuốn hút.

Bất ngờ khi diva Thanh Lam dám nhào lộn, ca sĩ Quang Linh hát nhạc teen

Tv show

14:55:10 16/11/2024
Diva Thanh Lam lần đầu đu dây, khoe vũ đạo, hay khoảnh khắc danh ca Quang Linh nhí nhố hát Bật tình yêu lên ... là những điều khiến khán giả bất ngờ và nể phục

Nhan sắc đời thực của diễn viên phải cạo đầu, khỏa thân nhiều lần trước ống kính

Hậu trường phim

14:37:27 16/11/2024
Đảm nhiệm vai nữ chính trong bộ phim tình cảm lãng mạn Ngày ta đã yêu , diễn viên Florence Pugh phải cạo đầu, để lộ cơ thể trước ống kính vì vai diễn.

Màn kết hợp gây tò mò giữa NSND Thanh Lam và ban nhạc Bức Tường

Nhạc việt

14:34:38 16/11/2024
Màn kết hợp giữa Bức Tường và NSND Thanh Lam qua ca khúc Tâm hồn của đá đêm nhạc Hà Nội Rock ngày 23/11 tới khiến nhiều người tò mò, chờ đợi.

Lisa (BLACKPINK) nói về việc làm "sếp" và đánh trống lảng về tin đồn hẹn hò

Nhạc quốc tế

14:29:21 16/11/2024
Lisa (BLACKPINK) đã tiết lộ suy nghĩ của mình về nhiều vấn đề, bao gồm cả vị trí sếp của cô trong một cuộc phỏng vấn gần đây.