Quá tải du lịch và siêu du thuyền đe dọa nghiêm trọng Địa Trung Hải
Nạn quá tải du lịch ở các thành phố đẹp nhất nhì Địa Trung Hải đang đe dọa sự sống của con người, các sinh vật biển cũng như các công trình lịch sử.
Trong mùa cao điểm du lịch – mùa hè, các thành phố này phải đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch đổ về mỗi ngày. Trong ảnh, 3 con tàu khổng lồ Marella Discovery, Monet and AIDAblu neo đậu tại Dubrovnik.
Được biết đến như “viên ngọc trai của biển Adriatic”, một phần của Địa Trung Hải, thành phố Dubrovnik đã trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch đông nhất ở Địa Trung Hải.
Thành phố cổ quyến rũ với một loạt các di sản Unesco và cảng biển lịch sử luôn là điểm thu hút khách. Đặc biệt, thành công của bom tấn điện ảnh Game of Thrones với nhiều cảnh được quay tại thành phố Croatia đã đưa khách du lịch đến đây.
Chuyến tham quan thành phố cổ bắt đầu từ cổng Pile – lối ra vào chính của Dubrovnik, nằm ở phía tây của khu phố cổ. Sau đó, du khách có thể tản bộ dọc theo Stradun đến các bức tường thành phố. Vé vào cổng có giá 30 euro (33 USD).
Các địa danh trong Game of Thrones và hiệu thuốc lâu đời nhất Châu Âu nằm trong tu viện Franciscan thế kỷ 14 là những địa điểm không thể bỏ qua.
Hầu hết khách du lịch rời tàu sẽ di chuyển bằng xe buýt để tham quan thành phố cổ và các di tích khác của Dubrovnik.
Năm 2018, khoảng 3 triệu du khách từ 400 tàu du lịch đã cập cảng để đến với khu phố cổ. Những người chỉ trích nói rằng khách du lịch về lâu dài sẽ gây ra tổn hại cho các công trình lịch sử. Tuy nhiên, nguồn thu từ du lịch là sinh kế của 80% người dân địa phương nên một số người thường ngó lơ các vấn đề.
Video đang HOT
Ngày càng có nhiều bằng chứng đáng lo ngại về môi trường mà khách du lịch đem đến. Nơi đây mọc lên các hiệu sách, tiệm bánh, hàng bán thịt, tiệm làm tóc và chợ, cửa hàng lưu niệm, chủ yếu để phục vụ khách du lịch.
Khách du lịch “đông như kiến” tham quan thành phố cổ của Dubrovnik.
Những người chỉ trích cho rằng chính những chiếc tàu du lịch đem theo lượng lớn nhiên liệu hóa thạch làm ô nhiễm môi trường nước, không khí và tiếng ồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.
Thị trưởng Dubrovnik đã đưa ra biện pháp trước mắt cho vấn đề này: cho phép 2 tàu cập cảng vào buổi sáng và 1 tàu sau buổi trưa. Trong năm tới, thành phố sẽ chỉ cho phép 4.000 du khách lên bờ mỗi ngày và 2 năm tới, mỗi người sẽ phải trả mức thuế 2 euro.
Khách du lịch chụp ảnh “tự sướng” với khung cảnh thành phố cổ của Dubrovnik phía sau.
Hành khách thư giãn trên tàu du lịch MSC Sinfonia.
Trong khi đó, ở nước láng giềng Montenegro, một thành phố nhỏ khác nằm trên bờ biển Adriatic cũng phải đối măt với vấn đề tương tự Dubrovnik, thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn. Chỉ khoảng hai tiếng rưỡi dọc theo bờ biển, thành phố nhỏ bé Kotor đón tới 3 ba chiếc tàu khổng lồ cập cảng.
Được coi là điểm đến hấp dẫn thứ 3 ở Adriatic, Kotor dự kiến phải đón tiếp khoảng 500 tàu du lịch vào năm 2019, tương đương nửa triệu người. Trong khi đó, năm 2003 chỉ có 50 tàu và 50.000 người, Vesna Mai từ Viện Sinh học Biển Kotor cho biết.
Kotor thậm chí còn đối mặt với nhiều rủi ro hơn so với Dubrovnik vì Montenegro không thuộc EU nên không bị ràng buộc bởi luật pháp của khối. Các tàu đến đây có thể sử dụng loại dầu rẻ hơn có chứa lưu huỳnh và không bị đặt giới hạn về tiếng ồn. Điều này sẽ gây hại cho các sinh vật như cá, cá heo và rùa.
Kotor nằm ở cuối vịnh Boka Kotorska, đồng nghĩa với việc phải tiếp nhận khí thải của các tàu nhiều hơn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí địa phương. Ngư dân và các nhà sinh vật biển cũng phàn nàn rằng tàu phá hoại hệ sinh thái và xả thải xuống biển làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên. Cỏ biển, nghêu và hệ thực vật đáy biển phong phú phải chịu hậu quả nặng nề.
“Vấn đề lớn nhất là do kích thước khổng lồ của các con tàu tàu. Đúng ra chỉ một chiếc có thể cập cảng một lúc, và 2 hoặc 3 con tàu khác trong ngày phải neo đậu xa hơn”, bà Mai nói.
“Điều này làm thiệt hại tổn hại nghiêm trọng đến các sinh vật như bọt biển, san hô, sao biển và những sinh vật khác sống dưới đáy bùn”, viện sĩ nói. “Hơn nữa, việc nhổ và hạ neo liên tục cùng với chuyển động của tàu sẽ làm thay đổi sự phân bố ánh sáng, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của thực vật, gây nguy hiểm cho các loại tảo và rong biển khác nhau”. Bà muốn áp dụng luật của EU để hạn chế số lượng tàu và phải sử dụng phao thay cho neo.
Mức lương trung bình ở Montenegro vào khoảng 453 euro (500 USD) một tháng. Tuy thế nhưng họ cũng không quá quan tâm đến các quy định dành cho khách du lịch, những người chi tiêu khoảng 40 euro (44 USD) một ngày.
Theo news.zing.vn
Giữ vững biên cương trên đảo tiền tiêu Hòn Chảo - Đảo Ngọc
Địa hình ven biển Thừa Thiên Huế với dạng đặc trưng là dải cồn cát, đụn cát xen giữa đồng bằng duyên hải nằm bên trong và biển Đông ở bên ngoài.
Hòn Chảo nằm cách đất liền khoảng 10 hải lý, có diện tích hơn 1,5km, còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Hòn Sơn Chà, Cù Lao Hàn...
Đảo Hòn Chảo nhìn từ xa. Ảnh: QT
Đảo Hòn Chảo nằm giữa vùng biển Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, thuộc huyện Phú Lộc, là điểm trọng yếu tiền tiêu về an ninh quốc phòng của vùng biển miền Trung. Canh giữ đảo tiền tiêu này là chiến sĩ Đồn Biên phòng 236 thuộc Đồn biên phòng Lăng Cô, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trước kia, trên đảo chỉ có điện máy nổ chạy dầu vài giờ vào buổi tối. Từ năm 2014 đến nay, Hòn Chảo được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, đây cũng là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt giữa đất liền với hải đảo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bộ đội trên đảo. Các tấm pin năng lượng mặt trời được sử dụng trong dự án sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam nhưng bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.
Nhờ điện mặt trời, đời sống vật chất và tinh thần của lính đảo được cải thiện đáng kể, đồng thời góp phần quản lý, tuần tra bảo vệ đảo của bộ đội thuận tiện hơn.
Hòn Chảo được hình thành từ phần kéo dài ra biển của dãy núi Hải Vân. Nhìn từ xa, đảo giống hình một chiếc chảo úp ngược nên người ta gọi là Hòn Chảo.
Theo sử sách, ngày xưa khu vực Hòn Chảo là vùng giáp ranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Tương truyền, vào thời Trần được gọi là đảo Huyền Trân để tưởng nhớ công chúa Huyền Trân, người đã mang về cho Đại Việt châu Ô và châu Lý.
Đến thời Tây Sơn, trong một chuyến lên đảo, vua Quang Trung đổi tên thành Đảo Ngọc vì thấy rất đẹp. Đầu thời Nguyễn, đảo được gọi là Cù Lao Hàn. Sau đó, vua Minh Mạng ban tặng cho cái tên Ngự Hải Đài, có nghĩa là "đài canh trên biển". Thời Pháp thuộc, đảo được gọi là Hòn Sơn Chà và nay có tên chính thức Hòn Chảo để không nhầm lẫn với bán đảo Sơn Trà ở TP Đà Nẵng.
Đảo Hòn Chảo - đảo tiền tiêu luôn giữ được xanh trong của biển và rừng. Ảnh: QT
Đỉnh Hòn Chảo cao 235m so với mặt biển, xung quanh là những ghềnh đá đen rộng chừng 1,5km nhưng có đầy đủ địa hình. Những bãi đá sát chồng lên nhau sừng sững giữa mây trời qua bao năm tháng. Đảo đang là nơi duy nhất trên biển bảo tồn loài sơn dương quý hiếm. Vùng biển xung quanh Hòn Chảo là môi trường lý tưởng cho các loài cá, tôm đến cư trú và cũng là nơi cho tàu thuyền neo đậu an toàn. San hô, rong biển và cá ở Hòn Chảo rất phong phú với hàng trăm loài, đây cũng là một trong 15 khu bảo tồn biển của Việt Nam.
Theo thông tin Hòn Chảo có hơn 144 loài san hô, 135 loài rong biển cùng khoảng 162 loài cá đầy sắc màu. Các lính đảo nói rằng, "nếu chưa đến với những rạn san hô nghĩa là chưa đến Hòn Chảo". Khi lặn dưới làn nước trong xanh, chỉ cần xòe tay ra, bạn có thể chạm vào một đàn cá thủy tiên đang tung tăng bơi lội.
Nhìn từ đất liền ngày biển lặng, Hòn Chảo hiền hòa, ẩn hiện trong sương mờ. Ngày biển động, mặt biển rất nhiều diều hâu, chúng bay ra từ các hốc đá trên đảo. Những người dân trong vùng cho biết, ngày thường tìm mỏi mắt cũng chẳng thấy con nào, vậy mà ngày biển u ám chúng lại bay ra rất nhiều.
Theo lời của Bộ đội biên phòng thì Hòn Chảo giống một "sở thú" thu nhỏ. Ngoài hàng trăm loại cá dưới biển, trên đảo còn có trăn hoạt động ban đêm, sẵn sàng vào tận chuồng nuôi gà, vịt của đơn vị Bộ đội biên phòng để kiếm ăn. Nếu đêm là giờ của trăn, rắn, heo rừng... thì ban ngày là giờ hoạt động của tắc kè, chim muông và sơn dương.
Hòn Chảo nằm trong khu vực bảo tồn Hải Vân - Sơn Chà của 2 địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Đây là vùng quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái nghiêm ngặt. Hòn Chảo mới được đưa vào khai thác du lịch nên còn rất hoang sơ. Một vài công ty du lịch tại Đà Nẵng cũng đã bắt đầu đưa khách đi khám phá hòn đảo quyến rũ này. Đến đây, chúng ta sẽ được hưởng không khí trong lành của thiên nhiên êm đềm giữa biển trời với rừng núi, đá và hình ảnh đàn sơn dương đang mê mải kiếm ăn trên đảo.
Đây là vùng biên giới, dưới sự quản lý của Bộ đội biên phòng, do đó, tất cả các đoàn khách đến đảo Sơn Chà, dù qua công ty du lịch hay do người dân đưa đi cũng phải báo cáo với đồn để kiểm soát. Trách nhiệm của các doanh nghiệp là phải báo cáo với đồn những trường hợp vi phạm pháp luật hay có hành vi vi phạm chủ quyền của đất nước.
Quốc Toàn
Theo thanhtra.com.vn
Thẳng tiến 5 bãi biển đẹp ở Manila trong chuyến du lịch hè này Philippines có một danh sách dài những bãi biển cực đẹp, với bãi cát mịn và làn nước êm dịu, quyến rũ. Điều này có thể giải thích tại sao những nơi như El Nido, Puerto Galera và Boracay được coi là 3 bãi biển được yêu thích hàng đầu thế giới. Thế nhưng bạn không muốn phải bay thêm một chặng nữa,...