Quá tải đi lại hậu COVID-19, các sân bay châu Âu rơi vào cảnh hỗn loạn
Dòng người nối đuôi nhau tại các sân bay giữa các chồng hành lý thất lạc xếp cao ngất ngưởng báo hiệu một mùa hè đi lại hỗn loạn đối với nhiều hành khách châu Âu.
Người xếp hàng ngay từ ngoài nhà ga sân bay Schipol chờ làm thủ tục. Ảnh: AP
Để có thể lên được chuyến bay tới Athens (Hy Lạp), Liz Morgan phải đến sân bay Schiphol (Amsterdam, Hà Lan) sớm hơn giờ bay 4,5 tiếng và mệt mỏi chờ xếp hàng.
“Có cả người già, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh xếp hàng. Không có nước, không gì cả. Không có ai giúp và cũng không đi vệ sinh được”, Morgan cho hay để tiết kiệm thời gian làm thủ tục ở sân bay, cô đã chủ động lấy vé trực tuyến và chỉ mang theo hành lý xách tay.
Mọi người “không thể đi vệ sinh và một khi bạn ra khỏi hàng, bạn sẽ mất chỗ”, cô gái người Australia chia sẻ.
Sau hai năm hạn chế vì đại dịch, nhu cầu đi lại đã tăng trở lại. Tuy nhiên, việc các hãng hàng không và sân bay cắt giảm nhân sự trong thời gian xảy ra khủng hoảng COVID-19 đã khiến họ giờ phải vật lộn theo kịp đáp ứng nhu cầu. Trong bối cảnh mùa du lịch Hè ở châu Âu đến gần, hành khách tại châu lục này đang phải đối mặt với khung cảnh hỗn loạn ở các sân bay, bao gồm hành lý thất lạc, các chuyến bay liên tục bị hoãn hoặc hủy.
Nhân viên sân bay và các hãng hàng không không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ảnh: AP
Video đang HOT
Schiphol, sân bay tấp nập nhất của Hà Lan, cho biết số lượng hành khách mỗi ngày tới đây vượt quá khả năng xử lý của nhân viên an ninh. Hãng hàng không Hà Lan KLM đã xin lỗi vì để hành khách mắc kẹt tại sân bay trong một sự cố. Ben Smith, Giám đốc điều hành của liên minh hàng không Air France-KLM, nói phải mất thêm vài tháng thì Schiphol mới có đủ nhân lực để giảm bớt sức ép hiện giờ.
Trong khi đó, các sân bay Gatwick và Heathrow tại Anh đã yêu cầu các hãng hàng không đặt ra giới hạn số lượng chuyến bay. Hãng hàng không giá rẻ easyJet đang phải hủy hàng nghìn chuyến bay mùa Hè này để đáp ứng mức giới hạn tại sân bay Gatwick và Schiphol. Các hãng hàng không Bắc Mỹ viết thư cho người đứng đầu cơ quan quản lý vận tải của Ireland yêu cầu hành động khẩn cấp để giải quyết “sự chậm trễ đáng kể” tại sân bay Dublin. Theo dữ liệu từ công ty cố vấn hàng không Cirium, trong một tuần tháng 6, gần 2.000 chuyến bay thuộc các hãng hàng không lớn của châu Âu đã bị hủy. Tình cảnh tương tự cũng xảy ra tại nước Mỹ.
“Phần lớn mọi người đi du lịch nhưng sân bay đang thiếu hụt nhân viên. Sẽ phải mất thêm thời gian để tuyển dụng người mới vì quá trình kiểm tra lý lịch kéo dài. Tất cả tạo ra tình huống ‘nút thắt cổ chai’ trong hệ thống. Khi một thứ gì đó lệch ra khỏi quy trình, hậu quả kéo theo sẽ rất lớn”, bà Julia Lo Bue-Said – Giám đốc điều hành tập đoàn Advantage Travel Group đại diện cho 350 công ty lữ hành của Anh – cho biết.
Hàng loạt chuyến bay báo hủy tại sân bay quốc tế Brussels. Ảnh: AP
Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden bỏ quy định xét nghiệm COVID-19 đối với người nhập cảnh nước này lại càng thúc đẩy nhu cầu đối với các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương. Bà Bue-Said nói các đại lý lữ hành đã ghi nhận số lượng đặt phòng tại Mỹ tăng vọt sau khi quy định có hiệu lực từ tháng này.
Đối với người Mỹ du lịch châu Âu, đồng USD mạnh hơn so với đồng euro và bảng Anh khiến cho giá cả đặt phòng và nhà hàng trở nên “phải chăng”.
Một vấn nạn khác mà khiến giới chức sân bay châu Âu đau đầu là các chồng hành lý thất lạc mỗi ngày một nhiều thêm. Tuần trước, do trục trặc trong hệ thống vận chuyển hành lý, sân bay Heathrow đã chứng kiến một “biển hành lý” không có người nhận trải kín một sân ga. Sân bay cho biết “một lượng hành khách” có thể đã lên máy bay mà không đem theo hành lý. (xem video dưới – Nguồn: Telegraph):
Khi nhà văn Marlena Spieler bay từ Stockholm sang London trong tháng này, bà phải mất 3 tiếng đồng hồ để đi qua cổng kiểm tra hộ chiếu. Nữ nhà văn 73 tuổi này còn đợi ít nhất 1,5 tiếng nữa để tìm hành lý. Bà miêu tả khu vực chất đống vali và túi xách ở khắp mọi nơi.
Tại Thụy Điển, các cổng kiểm soát an ninh tại sân bay Arlanda của Stockholm tắc nghẽn đến mức nhiều hành khách đã phải đến sớm hẳn 5 tiếng so với giờ bay. Tuy nhiên, tình trạng nhiều người đến quá sớm lại buộc sân bay này phải ra quy định hành khách chỉ được đến trước 3 tiếng bay để giảm bớt ách tắc. Mặc dù tình hình đã có phần cải thiện song ngày 20/6 sân bay vẫn chứng kiến dòng người xếp hàng dài hơn 100 m ở một cổng kiểm soát an ninh.
Hàng nghìn phi công, tiếp viên, bộ phận xử lý hành lý và các nhân viên khác trong ngành hàng không khác đã bị sa thải trong hai năm đại dịch.
Trong một cuộc họp thường niên của ngành hàng không tổ chức tại Qatar tuần này, ông Willie Walsh, người đứng đầu Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, cho biết: “Một số hãng hàng không vẫn đang chật vật để tuyển đủ nhân sự đáp ứng nhu cầu. Điều gây khó khăn cho chúng tôi là nhiều công việc không thể vận hành từ xa, vì vậy các hãng hàng không không thể linh hoạt cung cấp nguồn lực như các ngành khác. Phi công phải có mặt để vận hành máy bay, tiếp viên phải có mặt, chúng tôi phải có người sắp xếp hành lý và hỗ trợ hành khách”.
Trong khi đó, những người từng làm trong ngành hàng không và bị sa thải do dịch bệnh “đã tìm được công việc mới với mức lương cao hơn và hợp đồng lâu dài hơn. Mọi người du lịch trở lại song nhân viên không muốn nhận công việc ở sân bay”, Joost van Doesburg làm việc tại liên đoàn FNV, đại diện cho hầu hết nhân viên tại Sân bay Schiphol của Amsterdam, giải thích.
Các cuộc đình công của người lao động cũng gây ra nhiều thách thức.
Tại Bỉ, hãng hàng không Brussels Airlines cho biết cuộc đình công kéo dài 3 ngày bắt đầu từ ngày 23/6 sẽ buộc khoảng 315 chuyến bay phải hủy bỏ và ảnh hưởng đến khoảng 40.000 hành khách.
Trước đó một ngày, nhân viên làm thủ tục của hãng hàng không British Airways và phi hành đoàn mặt đất tại sân bay Heathrow đã lấy biểu quyết về việc đình công liên quan đến mức lương. Mặc dù ngày đình công chưa được ấn độ song công đoàn cảnh báo họ sẽ tổ chức trong Hè năm nay.
Trong tháng 6, cuộc đình công kéo dài 2 ngày cũng diễn ra tại sân bay Charles de Gaulle của Paris với lý do lương không tăng kịp với lạm phát. Một phần tư số chuyến bay đã bị hủy vào ngày 20/6 vừa qua.
Một số phi công của hãng hàng không Air France đang đe dọa đình công vào ngày 25/6 tới, cảnh báo tình trạng mệt mỏi kéo dài của phi hành đoàn đang đe dọa an ninh chuyến bay.
Hàng không châu Âu chật vật đáp ứng nhu cầu tăng vọt sau đại dịch COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Liên minh châu Âu (EU), ngành hàng không châu Âu đang mong đợi một mùa Hè sôi động.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Duesseldorf, miền tây nước Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, sự phục hồi nhu cầu quá nhanh sau đại dịch COVID-19 đang gây ra những cú sốc mới tại các sân bay khiến tình trạng hỗn loạn thường xuyên xảy ra trong khi giá vé máy bay cũng tăng mạnh.
Trong những tuần gần đây, sân bay Schiphol ở Hà Lan đã phải chứng kiến cảnh những hàng dài hành khách đợi bên ngoài sảnh vào, hàng loạt chuyến bay bị hủy, cảnh hỗn loạn ở quầy làm thủ tục... Việc chấm dứt hầu hết các hạn chế về sức khỏe và nhu cầu của người dân được đi du lịch xả hơi sau hơn hai năm dịch bệnh đã khiến số lượng đông đảo du khách đổ đến các sân bay. Tình trạng này đã gây ra cảnh lộn xộn do thiếu hụt đáng kể nhân viên ở hầu hết các sân bay trên "Lục địa già".
Trước đó, ngành hàng không đã phải cho hàng loạt nhân viên nghỉ việc trong thời gian gián đoạn hoạt động vì đại dịch COVID-19. Nhưng hiện nay nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng cao, các hãng hàng không và các nhà khai thác lại phải chật vật để tìm đủ nhân viên. Theo ông Ben Smith, Giám đốc điều hành của Air France-KLM, tình trạng này dẫn tới khách hàng sẽ không được hưởng lợi từ mức độ dịch vụ như năm 2019. Ông Ben Smith lấy ví dụ về trường hợp tại Mỹ, nhiều hãng hàng không buộc phải hủy một số lượng đáng kể các chuyến bay cho mùa Hè này.
Bên cạnh đó, việc một số hãng hàng không tăng đáng kể giá dịch vụ dường như không khiến du khách nản lòng. Một số hãng như Lufthansa của Đức đã thông báo về một đợt tăng giá "không thể tránh khỏi". Tại Pháp, theo số liệu từ Tổng cục Hàng không dân dụng (DGAC) công bố hồi cuối tháng 5, giá vé máy bay đã tăng 10,8% so với năm 2019, thời điểm trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, theo DGAC, do sự phục hồi của ngành giao thông sau đại dịch, các hãng hàng không đã công bố mức giá đặc biệt thấp vào tháng 4/2021, góp phần khiến tỷ lệ biến động giá cao hơn.
Một phần nguyên nhân khiến các hãng hàng không phải tăng giá dịch vụ là do giá dầu tăng. Chi phí nhiên liệu chiếm 30% giá vé máy bay. Ngoài ra, không giống như xăng hoặc dầu diesel, dầu máy bay không bị đánh thuế. Do đó, các quốc gia không thể can thiệp để khắc phục tình trạng tăng giá này như có thể thực hiện với nhiên liệu ô tô.
Bên cạnh đó, hiện các hãng hàng không vẫn cần phục hồi tài chính sau thời gian dài tê liệt hoạt động và thua lỗ trong đại dịch COVID-19. Vì vậy, việc tăng giá dịch vụ trong mùa Hè bận rộn này có thể là một giải pháp để cải thiện kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc biện pháp này sẽ được áp dụng tạm thời hay sẽ kéo dài còn là điều chưa rõ ràng.
Một mùa Hè hỗn loạn ở châu Âu Sau 21 năm làm đại lý dịch vụ của Air France, ông Karim Djeffal đã rời bỏ công việc của mình trong giai đoạn đại dịch COVID-19 để chuyển sang làm tư vấn việc làm. Chia sẻ thêm về quyết định này, ông cho biết: "Nếu điều này (công việc mới) không thành công, tôi sẽ không quay lại lĩnh vực hàng không,...