Qua sông đón tết
Tết năm nào ngoại cũng đứng ngồi không yên, nhấp nha nhấp nhổm chỉ chờ đến ngày 23 tháng chạp là vội vàng cắp nón vừa đi vừa dặn dò vợ chồng cậu mợ.
Ngoại ra vẻ quan trọng lắm, nhưng nhiều khi cậu mợ để ngoài tai chỉ vì có mấy chuyện lặt vặt mà ngoại cứ dặn đi dặn lại dễ chừng cả chục lần.
Ngoại dặn dựng cây nêu trừ tà, lúc nấu bánh chưng nhớ nhặt than to để dành nướng chả vì tụi nhỏ thích ăn. Đứng ở giữa sân, ngoại dặn phải quét vôi lại tường rào, che chắn lại chuồng trại để vật nuôi ấm áp trong gió tết. Ra đến cổng, ngoại dặn thêm: “ Con gà trống buộc chân dùng để cúng giao thừa. Nhớ để dành ít thịt thăn làm ruốc cho bọn nhỏ…”.
Cho đến khi bóng ngoại khuất sau rặng tre, có khi lời nói vẫn còn vướng vít lại đâu đó. Ngoại tất tả xách làn ra bến đò, chân cũng biết vui mừng líu ríu va vào nhau. Đò ngày tết đông thật đông, chuyến nào cũng lặc lè chòng chành đến sợ.
Bến đò chẳng khác gì một cái chợ nhỏ, người xách đôi bu gà, vài cuộn lá dong, ít gạo tám thơm. Người đeo toòng teng ở cổ cặp bánh chưng chắc mới nấu xong nên chạm tay còn thấy ấm. Góc này bàn luận mắm muối, thịt thà đắt rẻ ra sao. Góc kia có mấy ông ôm quất cảnh, đào phai bàn về thế cây ầm ĩ đến nhức đầu. Ngoại cũng góp vui vài ba câu chuyện, nếu có ai hỏi thể nào ngoại cũng bảo: “Tôi sang sông ăn tết với cháu con”.
Trong gia đình, ngoài lũ con nít thì chỉ có ngoại là mong tết. Mong đến mức thỉnh thoảng lại ngồi bấm ngón tay tính đếm. Cái câu “mãi sao không đến tết?” trở thành câu cửa miệng của ngoại mỗi lúc ngồi ngó đăm đăm hướng về sông. Nhiều lúc bực mình, cậu than: “Tết mệt chết người, lo toan trăm công ngàn việc, hỏi có gì vui mà sao mẹ cứ mong ngóng mãi?”. Nói là nói vậy thôi, chứ cậu thừa hiểu, ngoại đang nhớ thương dì Thắm.
Video đang HOT
Cách nhau có một con sông, vài ba câu gọi đò, ấy mà như ngàn trùng cách trở. Dì lấy chồng năm 18 tuổi, sinh 4 người con, làm ăn chăm chỉ cỡ nào cũng vẫn cứ thiếu trước hụt sau. Ngoại thương dì lúc trẻ khổ trăm đường nuôi nấng các con, đến lúc chúng trưởng thành, dì lại không may bị liệt. Thành ra gần chục năm nay dì không về quê được, sợ dì buồn nên tết nào ngoại cũng sang đó cho vui.
Con sông Hồng như dải lụa thắt thẻo chia cách đôi bờ. Đứng ở bên này còn nhìn thấy con đường chạy xuyên qua trước nhà dì. Nên mỗi tối ngó bên đó đèn điện sáng trưng là tôi lại nghĩ nhà dì đang ấm lắm. Một ngọn khói tết mỏng manh cũng đủ hình dung ra dáng ngoại đang ngồi nhóm lửa nấu cho dì những bữa cơm ngon. Các con dì, người thì đi xuất khẩu lao động, người làm ca kíp nên thành ra tết vắng vẻ. Dì nằm một chỗ ít nói cười, chú khuấy động một mình mãi rồi cũng chán. Có thêm ngoại là mâm cơm thêm vui, ba con người như ba ngọn lửa nhỏ sum vầy.
Nghe nói sau tết người ta sẽ xây cầu qua sông. Ngoại sẽ không còn phải sợ những cơn chòng chành đò ngang. Cậu nói cứ có cầu là có người chở ngoại vèo một cái sang sông, chả phải ngồi bên này thương nhớ bên kia nữa. Tôi nghĩ xa hơn về những cái tết sau này, rất có thể đại gia đình sẽ được ăn tết cùng nhau. Có cầu rồi sẽ chở dì về thăm quê, thăm gốc đào ngoài vườn năm nào cũng dùng dằng nở muộn chờ dì.
Ấy thế mà tôi lại thấy tiếc khi không còn được nhìn thấy hai bàn chân ngoại líu ríu va nhau lúc vội xuống bến đò…
TRANG VŨ
Theo sppg.org.vn
Hy hữu gà "pê đê" có khả năng gáy được 2 giọng trống, mái
Với hai màu lông khác nhau, một chân mọc cựa, chân còn lại thì không cs, tích gà bên thòng bên xoăn, không chịu "đạp mái" cũng không "chịu trống", có thể gáy được giọng gà trống và giọng gà mái... đó là những đặc điểm khác thường của một con gà lạ (người dân gọi vui là gà "pê đê") đang được nuôi vùng biên giới tỉnh An Giang.
Đời sống pháp luật và Dân Trí cho hay, ông Trần Văn Hổ (42 tuổi, ngụ ấp Quốc Khánh, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết, cách đây khoảng 10 tháng, bỗng dưng trong một ổ trứng gà của nhà ông có một trứng lớn bất thường (to gần gấp rưỡi các trứng khác).
"Lúc đó, tôi cứ ngỡ là trứng gà này có 2 con. Nhưng không ngờ nở ra chỉ có 1 con. Con gà này nở cuối cùng lại to lớn nhất trong đàn (7 con)" - ông Hổ kể lại.
Một bên mặt gà lông đen, có tích thòng giống gà trống, bên mặt còn lại có lông vàng, tích xoăn giống gà mái. Ảnh: Dân Trí
Theo chia sẻ của ông Hổ, khi con gà càng lớn, ông càng nhận ra nhiều điểm độc đáo và thú vị. Hai màu lông trên thân dần hiện rõ ra sự khác biệt khi một bên màu vàng và một bên màu đen tuyền.
Ông Hổ nói:"Còn gà có một chân màu xanh có cựa dài, y như chân gà trống. Chân còn lại thì màu trắng, không mọc cựa, y như chân gà mái. Ngoài ra, mặt con gà cũng chia làm hai phần, bên có tích đỏ thòng xuống cổ giống gà trống, bên thì tích xoăn và tái như gà mái".
Nhiều người thắc mắc và nhầm tưởng chủ nhân của chú gà này đã sơn hai màu lên nó.
Ông Hổ cho biết con gà lạ này đã 10 tháng tuổi nhưng chưa lần nào "đạp mái" hoặc "chịu trống".
"Mặc dù chưa khám phá bộ phận sinh dục, nhưng tui khẳng định nó là con gà... pê-đê"- ông Hổ cho biết.
Thậm chí ông cũng tiết lộ là con gà này có thể gáy được 2 giọng khác nhau.
"Từ nhỏ đến giờ tui nghe nó gáy 5 lần. Nó gáy tiếng trước là ò ó o... như gà trống. Đến tiếng sau thì nó gáy khàn như kéo đờm (đàm), giống giọng gà mái", ông Hổ cho hay.
Con gà này đã được ngã giá 6 triệu đồng nhưng ông Hổ vẫn chưa chịu bán vì muốn nuôi làm kiểng xem chơi. Sợ mất con gà nên mỗi khi đêm đến, chủ nhân của nó mang vào nhà nhốt.
Theo chia sẻ của nhiều người hàng xóm thì họ chưa bao giờ thấy con gà nào như trên. Tuy nhiên, cho rằng đây không phải là "gà thiêng" bởi bộ vẫy không có gì đặc biệt, hơn nữa gà linh thiêng không bao giờ chui dưới gần sàn hay đi dưới sào quần áo, còn gà ông Hổ thì chui vào những chỗ này.
Theo Nguồn tổng hợp
Diễn biến bất ngờ khi tả gà trống Cô giáo yêu cầu một bạn trong lớp 6A tả con gà trống. Tý xung phong và cô đồng ý. Ảnh minh họa "Nhà em có một con gà trống nặng khoảng 5 kg. Nó là con gà trống to nhất xóm", Tý bắt đầu. "Mở đầu rất tốt", cô giáo khen. "Hàng ngày con gà trống gáy dõng dạc để đánh thức...