Quá sạch sẽ có thể là biểu hiện của bệnh tâm lý
Nó có tên là rối loạn ám ảnh cưỡng chế đó các ấy ạ!
Ai cũng nghĩ rằng sạch sẽ, tỉ mỉ và cẩn thận là đức tính tốt. Tuy nhiên, nếu sự cầu toàn đó trở thành nỗi ám ảnh cho bạn thì nó không còn là đức tính tốt nữa đâu nhá! Các nhà khoa học đã xác định đó là một căn bệnh tâm lý đáng gờm rồi đó!
Bệnh đó là gì vậy?
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn tâm lý có tính chất mãn tính, dấu hiệu phổ biến của bệnh mắc phải đó là ý nghĩ ám ảnh, lo lắng không có lý do và phải thực hiện các hành vi có tính chất ép buộc. Người bệnh thường có cảm giác bị thôi thúc bởi những suy nghĩ và hành động, được cảm nhận là rất đáng sợ hoặc là bị hành hạ rất đau khổ.
Vì sao tớ lại mắc chứng bệnh này?
Các ấy biết không, một số trường hợp bị rơi vào trạng thái rối loạn tâm lý như thế này là do phương pháp dạy dỗ khi còn nhỏ. Những bạn này ngay từ bé thường bị ép phải làm theo kỉ luật một cách cứng nhắc, nghiêm ngặt, chuẩn xác khiến họ luôn có cảm giác mình đang làm sai một việc gì đó và thấy sợ hãi vì bị phạt.
Ngoài ra, sự sạch sẽ, tỉ mỉ quá đáng hay luôn tin rằng mọi việc bất ổn xuất hiện do đặc trưng tính cách cũng là một trong những lý do dẫn đến bệnh rối loạn tâm lý cưỡng chế.
Làm thế nào để biết tớ mắc phải chứng bệnh này?
Ý nghĩ ám ảnh
Người mắc chứng bệnh này thường khá cứng nhắc, luôn luôn ngờ vực, luôn đòi hỏi mọi thứ phải chính xác, nằm trong sự kiểm soát. Nhiều người còn tỏ ra ngoan cố cũng như quá cẩn thận trong từng cử chỉ hành động nhỏ nhất của mình. Xuất phát từ đó, những người này sẽ có tâm trạng lo âu thái quá về sạch sẽ hay mong muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo đến mức gây khó chịu cho người xung quanh.
Hành vi cưỡng chế
Đa số người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế có các hành vi lặp đi lặp lại gọi là hành vi cưỡng chế. Nó thường xuất phát từ chính những ý nghĩ ám ảnh họ hàng ngày:
- Sợ bị bẩn nên lau, rửa, chùi, giặt, tắm… quá nhiều lần trong ngày.
Video đang HOT
- Sợ bị lây nhiễm hoặc lây nhiễm bệnh cho người khác nên tránh tiếp xúc gần với người khác.
- Sợ mắc sai lầm nên không dám chủ động làm bất cứ cái gì, không dám phát biểu trước đám đông, sợ đi xe máy do lo lắng sẽ gặp tai nạn…
- Sợ hành vi của mình không được chấp nhận nên thường luống cuống, vụng về, run tay khi thực hiện trước người khác, trong khi hành vi này lại làm rất tốt khi chỉ có một mình.
- Đòi hỏi tính cân đối và chính xác nên thường đo đi đo lại nhiều lần nếu cần phải may hay thiết kế một cái gì đó, ví dụ như đếm đi đếm lại nhiều lần một khoản tiền nhỏ cũng là biểu hiện của bệnh đấy!
Ảnh hưởng của nó đối với chúng mình là gì?
Bề ngoài thì căn bệnh này hầu như chỉ biểu hiện như một dạng tính cách kĩ càng, của người hay soi xét, để ý chứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng trên thực tế, các chuyên viên y tế đã xác nhận, căn bệnh này lâu ngày sẽ khiến người bị bệnh gặp phải các trở ngại trong giao tiếp, bị tự kỉ ám thị… Đặc biệt, nó khiến cho hệ thần kinh luôn trong tình trạng căng thẳng quá độ dẫn đến trạng thái đau đầu, stress và nặng hơn là mắc chứng thần kinh cấp độ 2.
Biện pháp khắc phục
Ngay khi phát hiện ra người xung quanh có những biểu hiện của bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa họ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Hãy nhớ rằng, căn bệnh này càng được chữa trị nhanh thì càng tốt đó các ấy ạ!
Tạo cho người bệnh không gian thoải mái, không căng thẳng để tránh cho họ bị sợ hãi và ám ảnh nhiều hơn.
Theo SKDS
Học sinh thiếu ngủ thường dễ tức giận trong lớp
Theo một nghiên cứu nhỏ mới được công bố trên tạp chí Pediatrics, những học sinh ngủ đủ giấc cư xử tốt hơn so với những học sinh thiếu ngủ.
Các nhà nghiên cứu từ đại học MacGill nhận thấy rằng học sinh tiểu học cũng như học sinh trung học, người có thời gian ngủ ít hơn có nhiều khả năng mất kiểm soát về mặt cảm xúc trong lớp học. Những học sinh này có thể khóc, tức giận cũng như có thái độ bốc đồng hơn những bạn khác.
"Không ai trở thành một thiên tài, và không ai trở thành một kẻ điên dại", theo kết quả nghiên cứu của Reut Gruber - một nhà tâm lý học tại trường MacGill đã tiết lộ với TIME. "Tuy nhiên, kết quả cho thấy rằng chỉ cần có một thay đổi nhỏ ở trẻ em sẽ có thể tạo nên một sự khác biệt lớn. Và đó là lý do tại sao việc nghiên cứu những ảnh hưởng của giấc ngủ đối với học sinh có ý nghĩa."
Nghiên cứu được thực hiện trên 34 học sinh ở độ tuổi từ 7 đến 11 và có thói quen lên giường ngủ vào khoảng 9 giờ mỗi tối. Trong năm đêm liền, một nửa số học sinh được điều chỉnh sao cho họ ngủ ít hơn một giờ so với thường lệ. Trong khi đó, nửa số còn lại có nhiều hơn một giờ để ngủ vào mỗi đêm.
Giáo viên của các học sinh tham gia nghiên cứu không được biết ai là người ngủ nhiều hơn, ai là người ngủ ít hơn trong đám học trò của mình. Người giáo viên này phải ghi lại những hành vi mà người đứng lớp quan sát được trong một tuần. Cuối cùng, nghiên cứu rút ra được kết luận rằng học sinh ngủ ít hơn sẽ có những hành vi tiêu cực hơn.
Theo Tổ chức Nationnal Sleep Foundation, trẻ em từ 5 đến 12 tuổi cần 10 - 11 tiếng để ngủ. Trẻ mẫu giáo cần 11 - 13 tiếng và trẻ mới biết đi cần khoảng 12 - 14 tiếng để ngủ trong một ngày.
Một số dấu hiệu cho biết rằng bạn ngủ không đủ giấc:
Đói cồn cào
Nếu bạn thấy bụng mình lúc nào cũng réo inh ỏi mặc dù bạn không hề bỏ qua một bữa ăn nào, điều đó có thể là do bạn dành thời gian quá ít cho giấc ngủ.
Dễ khóc
Bạn thấy mình dễ rơi nước mắt vào những chuyện không đáng? Đó chính là phản ứng tiêu cực của bộ não khi thiếu ngủ. Khi thiếu ngủ, bộ não gần như bị thói hóa về mặt cảm xúc, không thể đưa ra các xử lý, phản ứng kịp thời. Do vậy, con người trở nên mất kiểm soát.
Hay quên và không tập trung
Rất dễ dàng để đổ lỗi cho những cám dỗ xung quanh, tuổi tác hay căng thẳng khi bạn có biểu hiện này. Nhưng thật ra, thiều ngủ mới chính là thủ phạm thực sự. Dành ít thời gian cho việc nghỉ ngơi sẽ liên quan đến một loạt những vấn đề về nhận thức như khó khăn trong việc tập trung, mức độ tỉnh táo thấp, học tập không hiệu quả, hay quên và dễ gây ra các rắc rối. Nếu bạn quên một điều mà bạn vừa thực hiện trong ngày, hãy kiểm tra lại giấc ngủ đêm qua.
Vụng về hơn bình thường
Một ngày đầy rẫy những lỗi ngớ ngẩn do ban gây ra cũng là dấu hiệu bạn không quan tâm đến giấc ngủ của mình. Buồn ngủ sẽ khiến bạn chậm hơn và thiếu đi tính chính xác trong hành động của mình. Phản xạ, sự cân bằng và chiều sau nhận thức đều liên quan mật thiết đến giấc ngủ.
Theo TTVN
Bắt bệnh nguy hiểm qua đôi tay Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da thì bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe nhờ quan sát những thay đổi trên đôi tay. Cơ thể thường biểu hiện các dấu hiệu liên quan tới sức khỏe. Ngoài mắt, lưỡi, nước tiểu và da thì bạn cũng có thể phát hiện các vấn đề về sức khỏe nhờ...