Quả rừng lạ về Hà Thành, đặc sản màu đen nấu bát canh mất 1 tiếng
Mắc ten – một loại quả rừng quen thuộc ở Điện Biên nhưng còn khá mới lạ với người dân Hà thành. Thế nên, loại quả rừng đặc sản này đang được người săn mua về ăn với giá lên tới 100.000-120.000 đồng/kg.
Gần 4h chiều nhận được một túi quả lạ màu đen cùng cú điện thoại của con gái với nội dung dặn tách vỏ loại quả này ra lấy nhân để tối nấu với canh sườn, bà Đinh Thị Hoàng Lan (Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội) đem ra rổ giá trong bếp cùng chiếc búa nhỏ ra ngồi đập từng quả lấy hạt.
Hì hục ngồi đập từng quả một tách vỏ lấy nhân, bà Lan nói: “ Quả mắc ten con gái mua về ăn, đặc sản rừng Điện Biên. Làm khá mất công, được bữa ăn có khi mất cả tiếng đồng hồ ngồi đập nhưng đổi lại ăn ngon, bát canh thơm, bùi rất hấp dẫn”.
Mắc ten – loại quả rừng đặc sản ở Điện Biên đang được dân Hà thành săn mua về ăn
Bà Lan cho biết, đây là lần thứ hai bà ngồi tách vỏ lấy nhân, có kinh nghiệm hơn lần đầu nên chỉ cần dựng hạt lên lấy búa đập dập vỏ nhẹ 2 bên là tách được vỏ ra, nhân bên trong không bị vỡ nát. Lần đầu tiên bà không biết cách làm, đập mãi không xong, nhân đập được nát hết.
Cầm chiếc rổ chứa đầy nhân hạt mắc ten, bà Dung khoe: “Chỗ nhân này nhiều chia được 2 bữa. Tối nay nấu một nửa, nửa còn lại bỏ ngăn mát tủ lạnh mai ăn tiếp”.
Cũng vì khoái ăn loại quả đặc sản này nên chị Lê Thị Thanh Huyền ở Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) còn huy động cả nhà ngồi tách vỏ lấy nhân quả cho nhanh.
“Hai đứa con thì ngồi tách vỏ xanh, còn chị thì lấy búa ngồi đập vỏ đen bên trong. Làm thì cực nhưng luộc lên hoặc nấu canh xương ăn thì ngon”. Chị nói và cho biết, trên thì trường có nơi bán hạt mắc ten đã tách vỏ rồi, nhưng mình mua về tự tách bao giờ cũng tươi ngon hơn.
Video đang HOT
Loại quả này ăn bùi, béo ngậy thơm ngon, song khá vất vả khi tách 2 lớp vỏ của chúng ra
Theo chị Huyền, mắc ten là loại quả đặc sản rừng ở Điện Biên, chị mới biết đến năm ngoái. Năm nay, chị chờ mãi mới đến mùa để mua về ăn mà mỗi lần phải đặt hàng khá lâu mới có.
“Như chỗ mắc ten này tôi phải đặt mua trước 4 ngày từ một đầu mối trên Điện Biên. Mua 2kg họ không bán nên phải mua 5kg mỗi lần. Giờ ngồi tách vỏ ra để cấp đông tủ lạnh ăn dần. Bởi mùa mắc ten cũng chỉ kéo dài độ khoảng một tháng thôi. Không mua tích tủ lúc hết có muốn ăn cũng khó”, chị chia sẻ.
Trên thị trường, mắc ten là loại quả rừng đang được rất nhiều người lùng mua. Theo đó, loại mắc ten còn nguyên vỏ xanh có giá 80.000 đồng/kg, mắc ten tách vỏ xanh còn vỏ đen giá 100.000 đồng, riêng loại tách hết vỏ rồi giá lên tới 120.000 đồng/kg.
Các đầu mối cho biết, nhu cầu khách mua nhiều, trong khi nguồn hàng phụ thuộc hoàn toàn vào lượng quả bà con vùng bản ở Điện Biên thu hái được trong rừng. Do đó, khách thường phải đặt trước, nhanh thì 1-2 ngày có hàng, còn có đợt hiếm phải chờ tầm khoảng 1 tuần.
Đa phần các đầu mối chỉ tách sẵn lớp vỏ xanh mềm bên ngoài, lớp vỏ xanh cứng bên trong khách mua về phải lấy búa đập mới tách được
Loại tách sẵn trên thị trường có giá lên tới 120.000 đồng/kg
Trao đổi với PV. VietNamNet, chị Lê Thị Đào – một đầu mối bán đặc sản rừng ở Tuần Giáo (Điện Biên) – thừa nhận, mắc ten là loại quả rừng đặc sản ở Điện Biên đang được dân Hà Nội rất chuộng ăn. Do đó, trung bình mỗi ngày chị gửi xuống Hà Nội từ 50-100 kg mắc ten để trả đơn hàng cho khách.
Chị Đào cũng cho biết, đặc điểm của quả mắc ten là bên ngoài có lớp vỏ xanh mềm dễ tách. Sau lớp vỏ xanh, bên trong sẽ còn lớp vỏ đen khá cứng, phải lấy búa đập và dao tách ra mới lấy được nhân bên trong ăn.
Người dân ở Điện Biên mùa này thường vào rừng hái quả mắc ten hoặc nhặt những quả đã rụng dưới đất về tách lấy nhân luộc ăn hoặc nấu canh. Ăn thừa mới đem đi bán nên nguồn hàng của bọn chị gom mua được phụ thuộc vào dân bản vào rừng hái được ít hay nhiều.
Đặc biệt, mùa thu hoạch quả mắc ten khá ngắn, chỉ kéo dài 3-4 tuần. Bây giờ đang bắt đầu vào mùa, đến tầm khoảng cuối tháng 8 quả khi đó già, mọc mầm bên trong ăn sẽ không ngon.
Dân sành ở Hà Nội thích ăn quả này, cũng sợ hết mùa nên có nhà mua tích trữ rất nhiều để ăn dần.
Theo chị Đào, trên Điện Biên 1kg mắc ten nguyên vỏ xanh giá 50.000 đồng, còn vỏ đen giá 70.000 đồng. Khách Hà Nội đặt mua phải chịu phí vận chuyển từ Điện Biên về. Do đó, về đến Hà Nội giá thành sẽ đội lên khá cao.
Theo Vietnamnet
Đặc sản "danh bất hư truyền" Bến Tre: Bánh phồng Sơn Đốc tuyệt ngon
Bánh phồng Sơn Đốc ngon nhất là khi được nước trên bếp lửa than hồng, khi đó bánh sẽ rất giòn và thơm. Hơn 100 năm qua, đặc sản này vẫn có giá trị vững chắc và được xem là một trong những thức quà độc đáo nhất ở Bến Tre.
Người miền Tây có câu hát: "Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sông Đốc" để chỉ về 2 loại đặc sản lừng tiếng ở địa phương. Dường như ai đến Bến Tre cũng tìm cho được 2 loại bánh này trong số hàng trăm loại bánh ngon nổi tiếng. Bánh tráng Mỹ Lồng có vị thơm ngon và giòn rụm khi nướng còn bánh phồng Sơn Đốc có vị ngọt của đường phù hợp cho những người thích ngọt. Nhìn chung, bất cứ ai cũng ăn được các loại bánh này, bởi những nguyên liệu dường như đã quá thân quen.
Hơn 100 năm qua, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn giữ nguyên thương hiệu trong lòng khách du lịch gần xa. Trong khi các làng nghề khác dần dần mai một thì bánh phồng Sơn Đốc vẫn ngày ngày sản xuất bánh cung ứng ra thị trường, giải quyết hàng trăm lao động ở địa phương. Thức quà này là sự kết hợp hài hoà giữa vị ngọt của bột, vị béo của trái dừa quê cùng với gia vị khác để tạo thành chiếc bánh phồng đặc sản.
Thời gian gần đây, chiếc bánh phồng ở xã Hưng Nhượng đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia. Đó là tín hiệu đáng tự hào cũng như thành quả xứng đáng cho những người thợ đang từ ngày tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc. Chỉ với bột nếp, nước cốt dừa nắn thành từng mẩu, vậy mà đã trở thành chiếc bánh to sau quá trình cán bánh. Nhiều thực khách gần xa từng thưởng thức bánh phồng Sơn Đốc nhận xét rằng, đó là những chiếc bánh xốp dẻo, beo béo, ngọt lành đậm vị không trộn lẫn với bất cứ thức quà nào khác.
Tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất chiếc bánh mới thấu hiểu được người làm bánh đã kỳ công thế nào. Nếu đã từng ăn thức quà này, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị độc đáo của bột bánh. Nếp để làm bột là loại nếp sáp nổi tiếng ở Bến Tre. Trước khi cán bánh, gạo nếp phải được đồ thành xôi rồi giã nhuyễn cùng với các phụ liệu khác như đường cát, nước cốt dừa... Trước đây, khi chưa có máy móc, người dân ở làng nghề Sơn Đốc dùng chày giã gạo. Âm thanh ấy vốn đã trờ thành một điều gì đó gần gũi và quá đỗi thân quen.
Ngoài công đoạn xay bột, phơi nắng bánh phồng cũng đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ của dân quê. Phải đợi trời nắng để phơi để cho chiếc bánh được khô giòn. Chiếc bánh phồng sau khi nướng sẽ to gấp 3 lần chiếc bánh bình thường. Bánh phồng nước dưới bếp lửa than củi có vì giòn giòn, beo béo. Trước đây, khi chiếc Sơn Đốc chưa được công nhận làng nghề thì chiếc bánh phồng chỉ được xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, Tết. Hiện tại, bánh phồng được các nghệ nhân làng nghề sản xuất quanh năm và ngày ngày cung ứng số lượng lớn ra thị trường.
Đối với khách du lịch, bánh phồng không chỉ có riêng ở Bến Tre mà thức quà này còn có ở nhiều vùng miền khác. Thế nhưng, chỉ có xứ Dừa mới có làng nghề Sơn Đốc với những chiếc bánh phồng đặc sản, là niềm tự hào của người dân tự bao đời. Đến Bến Tre, bạn đừng quên mua bánh phồng Sơn Đốc về tặng người thân, bè bạn. Những chiếc bánh ấy không chỉ ngon ngọt ở vị béo vị giòn mà nó còn chứa đựng cả cái tình cái nghĩa của những người thợ đang ngày ngày làm bánh.
Theo Danviet
Quán phở Nam Định hơn 60 năm hút khách giữa lòng Sài Gòn Phở Dậu, phở Nguyễn Cao Kỳ hay phở Cây Trứng Cá là 3 trong số rất nhiều cái tên mà người Sài Gòn thường nhớ về quán ngon, gắn với khu cư xá cũ ở quận 3 (TP.HCM). Tồn tại hơn 60 năm ở đất Sài thành, phở Dậu không đơn thuần là địa chỉ ăn sáng thường nhật mà còn là nét...