Quá nửa đại biểu Quốc hội đồng ý hạn chế “quy tội” người 14 – 16 tuổi
Trao đổi bên hành lang Quốc hội chiều 19/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, kết quả thăm dò ý kiến các đại biểu Quốc hội trước khi luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự được đưa ra biểu quyết, hơn một nửa số đại biểu thể hiện sự nhất trí với phương án thu hẹp phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với người 14 – 16 tuổi.
Cụ thể, trong tổng số 435 phiếu lấy ý kiến được thu lại để tổng hợp, có 276 đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án Chính phủ trình. Con số này tương đương 63,4% số các đại biểu đã thể hiện quan điểm và bằng 56,2% tổng số đại biểu Quốc hội.
Việc tỷ lệ ý kiến ủng hộ phương án này chênh lệch không nhiều so với phương án giữ nguyên phạm vi chịu trách nhiệm hình sự như Bộ Luật Hình sự 2015 cho thấy quan điểm về vấn đề nhân đạo trong chính sách hình sự với người phạm tội ở lứa tuổi này vẫn rất khác nhau. Tuy nhiên, Quốc hội sẽ quyết định theo đa số.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội. Tại báo cáo, UB Thường vụ Quốc hội cho biết, một số ý kiến đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật do Chính phủ trình là “không xử lý hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội thuộc loại tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng trong nhóm 3 tội danh: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), Tội hiếp dâm (Điều 141), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169).
Một số ý kiến đề nghị giữ khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự 2015 vì cho rằng, tình trạng bạo lực học đường, hiếp dâm, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản do người chưa thành niên thực hiện thời gian qua có chiều hướng gia tăng, cần phải xử lý nghiêm.
UB Thường vụ Quốc hội nhận định, quan điểm nhất quán của Nhà nước được thể hiện trong Bộ luật Hình sự năm 1985 và năm 1999 là chỉ xem xét trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Do yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên ở độ tuổi này cả trong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và phạm tội nghiêm trọng đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, Tội hiếp dâm và Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, trong lần sửa đổi này, xuất phát từ chính sách nhân đạo và yêu cầu phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên, cũng như theo đề nghị của nhiều cơ quan, Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng chỉ xem xét trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại 28 điều luật cụ thể liệt kê tại khoản 2 Điều 12 để bảo đảm tính nhất quán trong chính sách hình sự, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên.
Sau nhiều phiên thảo luận, tại kỳ họp thứ 3, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội vẫn còn khác nhau. Theo chỉ đạo của UB Thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội đã gửi phiếu thăm dò ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này.
Kết quả, như Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã nói, có 276/435 ý kiến của các đại biểu tán thành với việc quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 2 Điều 12.
Video đang HOT
Tiếp thu ý kiến của đa số các đại biểu Quốc hội, UB Thường vụ xin cho sửa đổi khoản 2 Điều 12; đồng thời sửa đổi các điều 91, 93, 94, 95 và 100 cho phù hợp với quy định tại Điều 12.
Không miễn trừ hoàn toàn cho việc luật sư không tố giác thân chủ
Một nội dung còn tranh cãi khác là phạm vi được miễn trừ trách nhiệm hình sự của luật sư khi không tố giác tội phạm là thân chủ.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, UB Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và cấu tạo các điều luật theo hướng thu hẹp hơn phạm vi chiu trach nhiêm hinh sư cua ngươi bao chưa vê hanh vi không tô giac tôi pham.
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn có đồng ý với đề xuất, luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác thân chủ của mình về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác đặc biệt nghiêm trọng?
Đồng ý
Không đồng ý
Theo đó, người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.
UB Thường vụ Quốc hội cho biết đã cân nhắc đăc thu cua hoat đông bao chưa, mối quan hê giưa ngươi bao chưa vơi ngươi đươc bao chưa; nhưng viêc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa.
Mặt khác, vấn đề này cũng đã được Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự năm 2015. Kết quả cho thấy, đa số ý kiến nhân dân không đồng ý miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa.
P.Thảo
Theo Dantri
Tách dự án sân bay Long Thành mới đẩy nhanh việc "giải cứu" Tân Sơn Nhất
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, quyết định tách riêng dự án giải phóng mặt bằng tái định cư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành lúc này là hợp lý, như vậy mới đẩy nhanh việc xây dựng sân bay để "giải cứu" cho Tân Sơn Nhất.
Chiều ngày 1/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Dù băn khoăn về phương án vốn nhưng đại biểu Nguyễn Hữu Quang (đoàn Thanh Hóa) cũng đồng ý việc tách dự án thành phần này với lưu ý phải có sự gắn kết giữa việc bồi thường GPMB tái định cư với việc triển khai dự án.
"Nếu tách ra rồi, giải phóng mặt bằng xong rồi không làm thì đó là một sự lãng phí lớn. Chúng ta đã có bài học điện hạt nhân Ninh Thuận, hơn 2.000 tỷ đồng chi ra rồi lại dừng. Với dự án này, số tiền là 23.000 tỷ, thiệt hại lớn hơn nhiều nếu phải dừng dự án" - ông Quang cảnh báo.
Thiết kế hoa sen được lựa chọn làm kiến trúc sân bay Long Thành
Ngoài ra, ông Quang cũng cảnh báo, kể cả đến năm 2019, báo cáo khả thi dự án có được Quốc hội thông qua thì yếu tố quyết định để việc sân bay có được xây hay không nằm ở tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế được tính toán tại thời điểm đó.
"Chúng ta cần hơn 16 tỷ USD để đầu tư cho toàn bộ dự án. Bây giờ, nếu Quốc hội đồng ý bỏ ra 23.000 tỷ đồng để làm trước việc giải phóng mặt bằng thì cũng còn 15 tỷ USD vốn cần huy động chưa biết lấy đâu ra. Lúc đó, bài toán phải tính là lưu lượng hành khách, hàng hóa qua cảng sẽ thế nào, giá dịch vụ có thể áp là bao nhiêu... Nếu lúc đó, thấy lưu lượng người và hàng chưa đủ thì dự án có thể không còn khả thi nữa" - ông Quang nói và một lần nữa dẫn chứng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để so sánh.
Khi Quốc hội thông qua chủ trương làm điện hạt nhân, tổng mức đầu tư xác định là 14 tỷ USD để có 4000MW điện. Sau này, số vốn dự tính lên đến 23 tỷ USD, sản lượng điện vẫn thế, dự án không còn khả thi, hiệu quả nữa.
"Không phải tôi bi quan đâu nhưng tôi nghĩ khó có chuyện giải phóng mặt bằng xong có thể triển khai dự án này được. Có những vấn đề phải lường trước như vậy" - ông Quang thẳng thắn.
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi ủng hộ việc tách khâu giải phóng mặt bằng thành một tiểu dự án với lập luận, việc này giúp đẩy mạnh hơn tiến độ làm Long Thành. Ông Lợi than, sân bay Tân Sơn Nhất giờ ách tắc quá lớn, khó tháo gỡ rồi. "Tôi mấy lần ngồi xe của văn phòng Quốc hội ra sân bay mà phải xách ba lô xuống xe chạy bộ vào sân bay cho kịp vì tắc quá, sợ trễ chuyến" - ông Lợi bày tỏ tin tưởng là dự án sân bay Long Thành chắc chắn phải làm, không có đường lùi, không phải lo giải phóng mặt bằng xong rồi lại dừng, bỏ.
Sân bay Tân Sơn Nhất đang bị quá tải cả trên trời lẫn dưới mặt đất
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nghe về dự án này và cũng rất băn khoăn. Quốc hội khóa XIII đã thông qua chủ trương đầu tư, lúc đó quyết định chia dự án làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn phải có báo cáo khả thi riêng, lúc đó cũng có ý kiến đặt vấn đề nên thu hồi đất một hay nhiều lần. Quốc hội sau đó đã bàn rất kỹ và quyết định là phải thu hồi đất một lần.
Theo kế hoạch, để báo cáo khả thi thông qua được thì sớm nhất cũng phải 2019 mới có thể bắt đầu khởi công dự án. Nếu lúc đó mới bắt đầu giải phóng mặt bằng, tiến độ dự án còn chậm nữa.
Vậy nên theo Phó Chủ tịch Quốc hội, quyết định tách riêng dự án giải phóng mặt bằng tái định cư lúc này là hợp lý, như vậy mới đẩy nhanh việc xây dựng sân bay để "giải cứu" cho Tân Sơn Nhất được.
Vấn đề vốn thực hiện giải phóng mặt bằng, ông Lưu chỉ rõ, Chính phủ có báo cáo nói trong hơn 5000 ha phải giải tỏa có khu vực thương mại, dịch vụ, thì có thể thu hút các phương thức đầu tư PPP, đấu giá đất. Mặt khác, có thể trích ngân sách, lấy từ nguồn dự phòng 200.000 tỷ của kế hoạch đầu tư công trung hạn. Cũng có thể sẽ phải phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện công trình này. Làm giai đoạn này rõ ràng là có lợi hơn 2 , 3 năm sau, vì giá đất sẽ khác đi.
Tại tổ TP Hà Nội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai băn khoăn với việc "đột ngột phát sinh" việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. "Khi xây dựng dự án thì phải hình dung ra được lộ trình, cách thức thực hiện. Thế nhưng chủ trương dự án đã được thông qua giờ mới tách ra như vậy thì phải rút kinh nghiệm", đại biểu Mai nói.
Liên quan đến tính khả thi khi thực hiện dự án, bà Mai băn khoăn với việc mới được bố trí 5.000 tỷ đồng trong khi tờ trình cần 23.000 tỷ đồng. "Vậy 18.000 tỷ đồng chúng ta lấy từ đâu? Có thể lấy nguồn thu từ đất đai nhưng phải có phương án cụ thể chứ không thể làm đến đâu hay đến đó. Theo quy trình tôi thấy có điểm chưa hợp lý. Bài học là nhà máy điện Ninh Thuận, đã triển khai, giải phóng mặt bằng rồi nhưng lại phải dừng lại", bà Mai băn khoăn.
Đồng quan điểm tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đại biểu Dương Quang Thành (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, về kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, cần tách ra dự án phân kỳ đầu tư, kể cả đối với việc thu hồi đất đảm bảo quản lý sử dụng đất hợp lý và cân đối vốn. Bên cạnh đó, cần ban hành Nghị quyết riêng, đề nghị bổ sung thêm cho phép thu hồi đất trước khi phê duyệt dự án.
Phương Thảo - Quang Phong
Theo Dantri
Phó Chủ tịch Quốc hội: "Nhiều lò mổ quá rùng rợn, đứng tim luôn" "Việc sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm, qua giám sát nhiều địa phương đều thấy làm chưa tốt, có địa phương chỉ kiểm soát được 40%, nhiều lò mổ rất rùng rợn, quá khủng khiếp, đứng tim luôn" - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khái quát sau nhiều đợt trực tiếp đi thị sát tại các địa phương...