Quá nhiều sự kiện tồi tệ xảy ra cùng một lúc, YG Entertainment có đang bị truyền thông Hàn căm ghét?
Không hiểu YG ‘ăn ở’ thế nào mà lại bị truyền thông căm ghét đến mức độ này?
YG Entertainment, công ty giải trí đình đám từng cho ra đời những nghệ sĩ tiếng tăm như Big Bang, 2NE1, BLACK PINK, WINNER, iKON,.v.v. đang có dấu hiệu lao dốc không phanh sau hàng loạt vụ bê bối tiêu cực. Fan KPOP có câu: “YG có thể là công ty làm nhạc giỏi nhưng chưa bao giờ là một công ty quản lý tốt”. Bạn có thể không tin, nhưng thực tế chứng minh rằng một số chiến lược của công ty này đã khiến nghệ sĩ bị ảnh hưởng rất nhiều, ít nhất là về mặt truyền thông.
Chỉ tính trong khoảng 2 tháng đầu năm, nghệ sĩ YG đã dính vào hàng loạt vụ bê bối. Phải kể đến là scandal hẹn hò của của Jennie với Kai (EXO), Yunhyeong (iKON) và Daisy (MOMOLAND) do 2 2 trang tin sừng sỏ là Dispatch và Sports Seoul công bố. Tiếp theo là hàng loạt hãng tin lớn tham gia mổ xẻ tin tức club Burning Sun của Seungri bạo hành khách hàng, buôn bán hàng cấm .,v.v.
Hôm nay (26/2), Dispatch tiếp tục tố G-Dragon (Big Bang) nghỉ quá số phép quy định của quân đội. Cùng lúc đó là SBS FunE đưa ra bằng chứng em út Big Bang tham gia hoạt động môi giới mại dâm cho giới thượng lưu. Phải công nhận rằng, trong số 3 công ty thuốc Big 3 thì YG đang bị truyền thông “vả” nhiều nhất và đều là những vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp của gà nhà.
Tạm gác vấn đề của nghệ sĩ sang một bên, chỉ xét đến cách YG làm việc với đối tác cũng đủ hiểu tại sao công ty này lại bị ghét nhiều như vậy. Năm 2015, G-Dragon đã mang một ca khúc với lời lẽ chế giễu Mnet lên sân khấu lễ trao giải MAMA. Những năm sau đó, các idolgroup của YG Entertainment hoàn toàn vắng mặt tại sự kiện này, kể cả khi họ không quá bận rộn với lịch trình.
Không chỉ vắng mặt tại MAMA, gà nhà YG cũng chỉ tham gia các sự kiện theo kiểu có-chọn-lọc mà thôi. Khi nhà đài Mnet yêu cầu công ty chỉnh sửa MV của Song Mino để phát sóng thì chủ tịch Yang Hyunsuk đã phản hồi rằng: “Nói với họ rằng không cần phát MV nữa”. Chưa dừng lại ở đó, Yang CEO còn đăng tải đoạn tin nhắn này lên trang cá nhân cho thấy thái độ không cần Mnet quảng bá ca khúc của thành viên WINNER.
Tiếp, từ khi debut đến nay, BLACK PINK và WINNER chưa từng có mặt tại đại hội thể thao ISAC, nơi các idol tranh tài và gặp gỡ fan hâm mộ. Giới thần tượng đều ngầm hiểu rằng nếu tham gia đầy đủ sự kiện của MBC thì sẽ được nhà đài ưu ái hơn. Nhưng dường như YG cho rằng nghệ sĩ của họ không cần phải lấy lòng nhà đài như vậy!
Trong show sống còn “MIXNINE” do YG sản xuất, chủ tịch Yang thừa nhận: “Tôi là một nhà sản xuất những đã rất lâu rồi tôi không xem chương trình âm nhạc. Lý do là vì luôn có một loạt nhóm nhạc thần tượng trông tương tự nhau biểu diễn”. Ông nhấn mạnh thêm: “Big Bang cũng không muốn xuất hiện trên những sân khấu đó”. Trong quá trình diễn ra “MIXNINE”, tổ sản xuất không quên chèn những câu thoại “đá xéo” SM và một số chương trình khác.
Ngược lại với YG, Big Hit Entertainment cũng là một công ty với giá trị ròng thuộc hàng top hiện nay. Thay vì kiêu ngạo, Big Hit luôn cố gắng mở rộng hợp tác, giữa quan hệ tốt đẹp với các nhà đài. Dù lịch trình có bận rộn đến đâu, BTS vẫn sắp xếp thời gian tham gia các sự kiện âm nhạc, lễ trao giải cuối năm. Mỗi phát ngôn của công ty đều rất khôn khéo và đầy cẩn trọng. Điều này mang về không ít lợi ích cho boygroup chống đạn và cả đàn em TXT sắp ra mắt. Có nguồn tin cho hay Big Hit sắp bắt tay cùng Mnet thực hiện show sống còn “Produce X”, điều mà họ chưa từng làm từ trước tới nay.
Mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, JYP Entertainment cũng từng rất căng thẳng Dispatch trong vụ việc CEO Park Jinyoung bị trang tin này cáo buộc là thành viên của hội tà giáo. Tuy nhiên, công ty không hề có thái độ “cạch mặt” thẳng thừng. Các thần tượng của JYP vẫn tham gia các bộ ảnh do phóng viên của Dispatch thực hiện. Về phía SM Entertainment, đúng là trong năm qua, quan hệ giữa SM và Mnet có đi xuống. Nghệ sĩ của công ty không tham gia MAMA 2018 và quảng bá trên M!Countdown. Nhưng đại diện công ty chưa từng đưa ra phát ngôn hay thể hiện sự gay gắt với nhà đài, khác hẳn với cách xử lý tình huống của YG.
Mỗi công ty có một đường lối ngoại giao khác nhau, nhưng sự mềm dẻo và khôn khéo lúc nào cũng mang về nhiều lợi ích hơn. Mặc dù fan đã nhiều lần khuyên YG nên tiết chế trong phát ngôn và “biết điều” với truyền thông nhưng công ty này vẫn chứng nào tật nấy. Nếu không chịu thay đổi, có lẽ chỉ những nghệ sĩ của YG là người hứng mọi gạch đá và những cú vả bất ngờ từ báo giới mà thôi.
Theo TinNhac
Sự thay đổi giá trị vốn hóa thị trường của 5 công ty lớn từ 2010-2019: Ít ai ngờ rằng cú trượt dài thê thảm của YG chính thức bắt đầu từ... MIXNINE!
Nhín lại những gì đã xảy ra trong 10 năm qua, có thể thấy dường như YG đang ngày càng đuối sức trong cuộc đua dai dẳng với SM và JYP!
Trong suốt một thập niên qua, chúng ta đã được chứng kiến các công ty giải trí hàng đầu Kpop trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, từ việc cho ra đời những album đình đám, tổ chức các chuyến lưu diễn hoành tráng cho đến những vụ bê bối bất ngờ và sự gián đoạn hoạt động kéo dài của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Giá trị vốn hóa thị trường là một trong những chỉ số chính xác nhất để xác định xem một công ty đang ở trong thời kỳ hưng thịnh hay đang bước vào giai đoạn khó khăn, chật vật. Mới đây, một video trên YouTube đã thu hút sự chú ý của đông đảo fan Kpop khi minh họa sự thay đổi giá trị vốn hóa thị trường của 5 công ty giải trí lớn tại Kpop trong khoảng thời gian từ 2010 đến tháng 2 năm 2019. SM Entertainment, YG Entertainment, JYP Entertainment, FNC Entertainment, và Cube Entertainment đều đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán công cộng Hàn Quốc (KOSDAQ). Và trong vòng 10 năm qua, giá trị vốn hóa thị trường của họ đã trải qua nhiều biến động theo từng giai đoạn cụ thể.
Trong số 5 cái tên nói trên, SM là công ty xuất hiện trên thị trường chứng khoán sớm nhất. Công ty này hoàn toàn giữ vị thế độc tôn trong gần 1 năm đầu tiên của thập niên 2010. Đến tháng 12 năm 2010, JYP chính thức xuất hiện sau khi thu mua J.Tune Entertainment và đổi tên thành JYP Entertainment. Dù vậy, SM vẫn giữ vững vị thế trong một thời gian dài và bỏ xa JYP trong nhiều tháng sau đó.
Giá trị vốn hóa thị trường của JYP bắt đầu có dấu hiệu tăng mạnh vào tháng 5 năm 2011, khi 2PM chính thức debut tại Nhật Bản. Tuy nhiên, với thời hoàng kim của một loạt idol gen 2 như TVXQ, Super Junior, SNSD hay SHINee, giá trị vốn hóa thị trường của SM vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng và gần như không có dấu hiệu chững lại.
Tháng 11 năm 2011, YG chính thức gia nhập thị trường chứng khoán và ngay lập tức vượt mặt JYP, chen chân vào cuộc chiến với SM. Những tháng đầu năm 2012 chứng kiến bước tăng trưởng mạnh mẽ của YG, đặc biệt là sau khi Big Bang phát hành album "Alive" vào cuối tháng 3. Năm 2012 trở thành cuộc chiến tay đôi giữa SM và YG với 2 cột mốc quan trọng thúc đẩy giá trị vốn hóa thị trường của họ tăng nhanh: EXO ra mắt vào tháng 4 và PSY phát hành "Gangnam Style" vào tháng 7. JYP dẫu cũng có nhiều cột mốc đáng chú ý trong năm này, chẳng hạn như màn ra mắt của Baek Ah Yeon, 15& hay JJ Project, tuy nhiên họ vẫn bị bỏ lại rất xa trong cuộc đua với SM và YG.
SM và YG tiếp tục bám đuổi quyết liệt suốt 1 năm sau đó. Cho đến tháng 8 năm 2013, với việc EXO phát hành bản hit " Growl", SM bắt đầu có sự bứt phá. Cuộc đua này trở nên quyết liệt hơn vào năm 2014 khi cả 3 "ông lớn" đều đồng loạt cho ra mắt nghệ sĩ mới, bao gồm GOT7, WINNER, Red Velvet, Akdong Musician hay Bernard Park. Đặc biệt, sự ra đời của Akdong Musician và WINNER chính là hai cột mốc đáng nhớ giúp YG gần như đã bắt kịp SM trong cuộc chiến giá trị vốn hóa thị trường.
Tháng 12 năm 2014, sàn chứng khoán trở nên sôi động hơn với sự gia nhập của FNC Entertainment. Và ngay từ những ngày đầu tiên, công ty này đã vượt mặt JYP, đẩy "ông lớn" BIG 3 ra khỏi vị trí thứ 3 trong cuộc đua giá trị vốn hóa thị trường lúc bấy giờ.
Khoảng tháng 3-4 năm 2015 đánh dấu bước ngoặt YG chính thức vượt mặt SM, trở thành công ty Kpop có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất. Cũng trong khoảng thời gian này, Cube Entertainment gia nhập thị trường chứng khoán, song vẫn chưa thể đuổi kịp các công ty khác. Năm 2015 có thể xem là thời hoàng kim của YG khi họ liên tục bỏ xa SM nhiều tháng sau đó, đặc biệt là sau khi Big Bang bắt đầu phát hành các sản phẩm trong album " MADE" từ tháng 5 năm 2015.
Khoảng tháng 7 năm đó, FNC có bước tiến mạnh mẽ với việc một loạt nghệ sĩ hài nổi tiếng như Yoo Jae Suk, Ji Suk Jin, Jung Hyung Don,... gia nhập công ty. Đây cũng là thời điểm SM giành lại ngôi đầu từ tay YG.
Sự ra đời của một loạt nghệ sĩ mới sau đó như iKON, DAY6 hay TWICE cũng không thể giúp YG và JYP bứt phá mạnh mẽ. Tuy nhiên, tháng 4 năm 2016 đánh dấu bước trở mình ấn tượng của JYP với 2 cột mốc quan trọng: TWICE vụt sáng với hit " Cheer Up" và Jeon Somi debut cùng I.O.Isau khi giành chiến thắng tại "Produce 101". Từ đây, JYP chính thức đòi lại vị trí thứ 3 từ tay FNC.
Tháng 8 năm 2016, YG có cột mốc quan trọng tiếp theo khi Black Pink ra mắt. Tuy nhiên, bấy nhiêu đó vẫn không đủ sức giúp họ đuổi kịp SM về giá trị vốn hóa thị trường. Nhưng đến tháng 4 năm 2017, YG đột ngột tăng trưởng mạnh mẽ, một lần nữa vượt mặt SM dù nhanh chóng phải trở về với vị trí thứ 2 không lâu sau đó.
Và giống như những gì người ta thường nói: "Bên kia đỉnh vinh quang là sườn dốc", cú trượt dài của YG cũng bắt đầu từ đây! Từ tháng 7 năm 2017, giá trị vốn hóa thị trường của JYP bắt đầu gia tăng vô cùng nhanh chóng khi các nhóm nhạc trẻ của họ dần khẳng định được chỗ đứng. Đặc biệt, ít ai ngờ rằng cột mốc khiến YG đánh mất luôn vị trí thứ 2 vào tay JYP chính là vào tháng 10 năm này, khi " MIXNINE" chính thức lên sóng. Với một loạt tranh cãi xung quanh show sống còn này, giá trị vốn hóa thị trường của YG ngày càng tụt dốc không phanh, để rồi họ chính thức bị đẩy xuống vị trí thứ 3 vào tháng 12 năm 2017.
Kể từ đây, khi giá trị vốn hóa thị trường của JYP liên tục tăng chóng mặt và bám sát SM trong một thời gian dài, YG dần bị hai đối thủ bỏ lại xa hơn. Tháng 8 năm 2018 chứng kiến một cuộc đổi ngôi ngoạn mục khác khi JYP chính thức vượt mặt SM trong cuộc đua giá trị vốn hóa. Thế nhưng chỉ 2 tháng sau đó, SM lại một lần nữa đòi lại ngôi đầu quen thuộc của họ.
Đến tháng 1 năm 2019, khi thứ hạng của 3 "ông lớn" vẫn không có gì thay đổi thì Cube đã tạo nên một bước ngoặt khác khi vượt qua FNC để vươn lên vị trí thứ 4, dù đây là thời điểm FNC cho ra mắt nhóm nhạc mới Cherry Bullet. Trong tháng 2 này, với sự ra mắt bùng nổ của ITZY, giá trị vốn hóa thị trường của JYP một lần nữa tăng mạnh và hiện đang bám rất sát SM.
Như chúng ta có thể thấy, SM và YG đã thống trị trong một thời gian dài của thập niên 2010, nhưng JYP lại vươn lên vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều này khiến người ta bắt đầu tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra trong 10 tháng còn lại của năm 2019, cũng là 10 tháng còn lại của thập niên 2010. Liệu SM vẫn sẽ giữ được vị trí hàng đầu hay JYP sẽ giành lấy chiếc vương miện đó? Liệu một YG đang bị hai đối thủ bỏ lại khá xa có thể lội ngược và một lần nữa bứt phá hay không? Và liệu chúng ta có được chứng kiến sự xuất hiện của một công ty mới, chẳng hạn như Big Hit Entertainment, làm đảo lộn mọi cục diện hiện tại hay không?
Theo TinNhac
Không phải G-Dragon hay Teddy, producer của BTS mới là người kiếm nhiều tiền nhất từ lĩnh vực này Danh hiệu người có thu nhập cao nhất từ tiền bản quyền sáng tác năm 2018 không thuộc về ai khác ngoài Pdogg - người đứng sau nhiều bản "hit" làm nên tên tuổi của BTS. Từ trước tới nay hễ nhắc đến danh hiệu người "cá kiếm" nhất từ tiền bản quyền sáng tác, công chúng thường nghĩ ngay đến Teddy -...