Quá nhiều kẽ hở trong thu hồi đất
Có 6 nút thắt lớn trong luật Đất đai hiện hành cần phải tháo gỡ khi sửa đổi luật lần này được luật gia Vũ Xuân Tiền chỉ ra khi góp ý hoàn thiện dự thảo luật Đất đai sửa đổi tại Hội nghị lấy ý kiến của các doanh nghiệp cho dự luật này được tổ chức tại Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) sáng nay 9.10.
Theo đánh giá của luật gia Vũ Xuân Tiền, sau gần 10 năm thi hành, luật Đất đai năm 2003 tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng bộc lộ “những bất hợp lý rất lớn”.
Đáng nói là những bất hợp lý này chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ trong dự thảo luật sửa đổi. Ông Tiền phân tích: Luật Đất đai hiện hành có quá nhiều kẽ hở trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Theo ông iền, những kẽ hở của luật cộng hưởng với nạn tham nhũng đã là nguyên nhân của rất nhiều vụ khiếu nại tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người của người dân.
Luật gia này chỉ ra nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng khiếu nại tố cáo về đất đai gia tăng trong 10 năm qua “đó là chúng ta đã đánh giá không đúng tầm quan trọng của việc thu hồi đất, là luật Đất đai hiện hành đã cho phép sử dụng quá giới hạn biện pháp thu hồi đất bằng các quyết định hành chính”.
Vì vậy, “một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của việc sửa luật Đất đai là xóa bỏ một cách triệt để những nguyên nhân (từ quy định của pháp luật) dẫn đến các khiếu nại tố cáo về đất đai”, ông Tiền nhấn mạnh.
Giải pháp cho cơ chế thu hồi đất theo đề xuất của luật gia này là cần thay thế việc thu hồi đất bằng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Cơ sở pháp lý của kiến nghị này đã được nêu rõ trong Điều 23 của Hiến pháp năm 1992.
Ngoài ra, cần quy định rõ “việc thu hồi đất bằng quyết định hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp do vi phạm pháp luật đất đai do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện do việc trưng mua không thực hiện được theo quy định của luật Trưng mua, trưng dụng tài sản được thông qua năm 2008″.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề nghị không nên quy định giá bồi thường đất theo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường vì giá thị trường là giá thỏa thuận cho từng khoảnh đất tại địa điểm xác định vào thời điểm xác định, trong khi giá bồi thường áp dụng cho một khu vực trong một khoảng thời gian.
Vì vậy, nên thay thế nguyên tắc này bằng nguyên tắc “giá công bằng”, tức là giá có thể giúp tạo được tài sản tương đương tài sản bị thu hồi tại địa điểm khác tương tự và cộng thêm một khoản lợi ích do dự án phát triển đất đem lại.
Ngoài nút thắt cần gỡ trong cơ chế thu hồi đất, giá bồi thường nói trên, luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng còn 5 nút thắt khác cần tháo gỡ, đó là việc xác định giá đất bất hợp lý, thiếu minh bạch hiện nay việc phân cấp quản lý về đất đai quá rộng quy định về tiền sử dụng đất không hợp lý hạn mức giao đất nông nghiệp manh mún hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai quá nhiều, chắp vá, chồng chéo…
Theo ông Tiền, những vấn đề nêu trên cũng chính là những “nút thắt” cần được tháo gỡ khi sửa luật Đất đai. “Việc sửa luật Đất đai sẽ không có tác dụng gì trong cuộc sống, nếu chưa tháo gỡ được những nút thắt nêu trên. Tiếc thay, dự thảo Luật sửa đổi chưa đáp ứng được đòi hỏi nêu trên”, luật gia này nhận xét.
TS Phạm Sỹ Liêm thì cho rằng, dự thảo luật Đất đai sửa đổi như đã trình vừa rồi không đáp ứng được đòi hỏi của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI là “phải sửa đổi luật Đất đai năm 2003 một cách toàn diện”.
“Do tầm quan trọng của luật, tôi đề nghị Quốc hội lập ra và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi cả nước trong lĩnh vực đất đai, được tập trung làm việc trong 6 tháng để soạn thảo một dự thảo mới kịp thời đưa ra cho mọi người góp ý kiến rộng rãi”, ông Liêm đề nghị.
Theo TNO
Dự thảo Luật Đất đai: Gia tăng tham nhũng?
Thay vì quy định giá đất bồi thường phải "sát với giá thị trường", Dự thảo Luật Đất đai mới được sửa đổi thành "phù hợp với giá thị trường".
Tại hội nghị đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai sáng 9/10, các chuyên gia nhận định với thay đổi này thì người sử dụng đất cũng không thể nghĩ tới chuyện công bằng khi bị thu hồi đất.
Đền bù cần có sự thỏa thuận
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam đặt câu hỏi: Thế nào là giá đất phù hợp với giá thị trường? "Sẽ có nhiều quan điểm khác nhau, mỗi người theo vị trí, lợi ích của mình mà có cách hiểu khác nhau. Khái niệm này không không rõ ràng, không minh bạch và không thống nhất" ông Tuấn nhận định.
Người dân bị mất đất cắm lều phản đối dự án ngay trên dự án đường cáo tốc Nội Bài -Lào Cai
Theo GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, giá đất đền bù thấp là nguyên nhân chính dẫn tới việc gia tăng người dân khiếu kiện tố cáo. "Mọi người cứ tranh luận có nên bỏ hay không bỏ giá khung của Chính phủ quy định đối với từng địa phương. Tuy nhiên tôi cho rằng có hay không có khung giá của Chính phủ không quan trọng mà điều người dân quan tâm nhất giá đất đền bù phù hợp với thị trường hay không"- ông Võ nhận định.
Theo kinh nghiệm quốc tế, tại các nước bao giờ bảng giá của nhà nước đưa ra cũng thấp hơn thị trường. "Việc quy định mức giá sát với thị trường theo đúng thời gian, không gian là điều không thể. Chính vì vậy trong những trường hợp liên quan tới lợi ích người sử dụng đất, các nước họ đều áp dụng cơ chế thỏa thuận để đi tới sự đồng thuận trong cộng đồng. Nói đồng thuận ở đây không có nghĩa là phải đạt tới mức 100% ý kiến tán thành mà theo quy định của từng nước có mức đồng thuận cao hay đồng thuận thấp. Tôi cho rằng chúng ta nên quy định 2/3 ý kiến đồng thuận là ổn"- ông Võ nói.
Về lo ngại quyền lợi của người dân không được đảm bảo công bằng, ông Võ khẳng định: "Đừng bao giờ nghĩ tới chuyện công bằng đối với người sử dụng đất. Thực tế cho thấy, đại đa số khiếu kiện tố cáo xuất hiện nhiều khi giá bồi thường thấp để nhà đầu tư bán lại với giá cao. Còn những trường hợp thu hồi đất để làm bệnh viện, trường học, công trình công cộng thì lại hầu như không có người dân khiếu kiện" ông Võ cho biết.
Thất vọng với Luật mới
Về vấn đề phân cấp trong quản lý đất đai, Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty tư vấn VFAM Việt Nam cho rằng Luật cần khắc phục tình trạng có quá nhiều người "đại diện chủ sở hữu" trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất như hiện nay.
Ông Tiền kiến nghị việc giao đất, cho thuê đất, quyết định trưng mua quyền sử dụng đất chỉ phân cấp với Chủ tịch UBND cấp huyện. Việc chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất chỉ phân cấp tới Chủ tịch UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TƯ.
"Giới hạn sự phân cấp như trên nhằm đảm bảo tính pháp lý cao hơn của những quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, sự kiểm soát tốt hơn của cơ quan quản lý nhà nước đối với những vấn đề liên quan tới đất đai, ngăn ngừa sự "tái xuất" lớp "lý trưởng, xã trưởng" trong thời đại ngày nay và tập trung chỉ đạo để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong từng địa phương".
Cho rằng Dự thảo Luật Đất đai mới không những không góp phần giảm tham nhũng mà còn tạo điều kiện cho tệ nạn này gia tăng, Luật sư Trần Vũ Hải dẫn chứng cụ thể: Trong dự thảo có nội dung quy định chính quyền địa phương sẽ có quyền thu hồi dự án nếu sau 24 tháng ký hợp đồng thuê đất mà doanh nghiệp vẫn không triển khai.
"Chuyện dự án chậm triển khai là hết sức bình thường nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Với quy định này vô hình chung tạo tiền lệ cho doanh nghiệp muốn xin gia hạn sẽ phải chi cho cấp thẩm quyền để xin hoãn thời gian thu hồi dự án. Dự án càng lớn thì chắc chắn khoản chi càng phải nhiều".- ông Hải nói.
Cảm thấy thất vọng khi dự thảo luật mới ra đời vẫn dẫm chân tại chỗ, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng ban soạn thảo chỉ chú trọng việc nhỏ, thiếu tầm nhìn.
Theo TS Liêm, một trong những hạn chế lớn nhất của dự thảo Luật Đất đai lần này là chế độ thu hồi đất thiếu minh bạch và công bằng, tạo điều kiện cho lạm quyền và tham nhũng, gây bất bình trong dân. "Biểu hiện rõ nhất là Dự thảo đã cố gắng quy định thêm nhiều quyền hạn quản lý cho Bộ TN-MT một cách không cần thiết"
Theo 24h
Giới hạn quyền sử dụng chương trình trong Windows 7 Khi máy tính của bạn được nhiều người sử dụng, rõ ràng bạn phải giới hạn các ứng dụng tương ứng với từng người dùng. Và điều đó được thực hiện thật dễ dàng với tính năng sẵn có của Windows, đó là Group Policy. Một lưu ý là ở các phiên bản Windows 7 Home thì Group Policy không có tác dụng....