Quả mướp đắng trị đái tháo đường
Mướp đắng (Momordica charatia L) là một loại rau ăn bằng quả được trồng phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Trong thực phẩm, quả mướp đắng được nấu với tôm, hấp với thịt, xào hoặc kho với cá. Đặc biệt quả mướp đắng dùng ăn sống là phương pháp tốt để tận dụng nguồn vitamin C khá phong phú cùng với nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể con người.
Quả mướp đắng, khi còn xanh, chứa 188mg vitamin C trong 100g phần ăn được. Nếu để chín, hàm lượng này giảm còn một nửa. Quả có kích thước nhỏ có hàm lượng vitamin C còn cao hơn quả to. Bảo quản ở nhiệt độ lạnh, có thể để được 4 tuần lễ vẫn không ảnh hưởng đến hàm lượng của loại vitamin này. Quả mướp đắng non cắt khoanh, đem phơi nắng, mất 80% vitamin C; khi nấu, quả cũng mất đi khoảng 40% vitamin C. Nêu ăn sông se giư đươc lương vitamin C.
Quả mướp đắng.
Về mặt y học, quả mướp đắng có tên thuốc là khổ qua, chỉ được dùng lúc vỏ quả còn xanh hoặc hơi vàng. Dược liệu có vị đắng, tính lạnh không độc có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, tiêu khát, nhuận tràng, giảm ho, lợi tiểu, giảm đau, trừ độc, rất tốt cho những trường hợp ăn khó tiêu, bụng đầy ách, làm việc quá sức, mệt mỏi, mất nước nhiều. Nhân dân các tỉnh phía Nam rất ưa dùng quả mướp đắng để ăn sống hoặc nhồi thịt băm, đem hấp chín với tác dụng bổ mát, chống viêm nhiệt. Mướp đắng 1-2 quả, băm nhỏ, nấu với 400 ml nước còn 100 ml nước, uống làm hai lần trong ngày để chữa ho. Dùng ngoài, mướp đắng 2-3 quả, thái nhỏ, nấu nước tắm, lấy bã xát nhẹ trên da để trừ rôm sảy ở trẻ nhỏ. Nước ép quả mướp đắng bôi hàng ngày chữa chốc đầu.
Đặc biệt dựa vào kinh nghiệm dân gian của các nước Ấn Độ, Philipin, Braxin, các nhà khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, họ đã ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu vào việc đẩy lùi căn bệnh hiểm nghèo này. Dạng dùng thông thường là lấy quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước.
Video đang HOT
Chu y: Nêu dươi dang tra khô qua thi các đợt dùng quả và trà nên cách nhau, một số nhà khoa học cho rằng chất glucosid momodicin trong quả mướp đắng gây cảm giác “nghiện” cho người dùng.
Theo SK&ĐS
Chấn thương ở người cao tuổi
Sự gia tăng số người cao tuổi (NCT), đồng nghĩa với sự gia tăng chấn thương ở người cao tuổi (CTNCT). Cấp cứu CTNCT cần tiến hành đồng loạt các thương tổn trên nền tảng nhiều bệnh tật của họ, cũng như cần áp dụng các điều trị đặc hiệu cho NCT.
Nguyên nhân
NCT bị chấn thương thường do các nguyên nhân như ngất vì tụt huyết áp, hạ đường huyết, thiếu oxy... do tai nạn giao thông. Giống như ở trẻ em, NCT bị ngược đãi chấn thương là vấn đề đáng lưu ý, họ cũng dễ bị chấn thương khi đánh nhau. Đặc biệt, té ngã thường gặp ở lứa tuổi 65 - 75... NCT bị bệnh tật cũng nhiều khi dẫn đến chấn thương. Vấn đề tiền sử bệnh của họ cần được khai thác chính xác. Việc hỏi bệnh cần theo thứ tự các thông tin về chấn thương, tiền sử bệnh, thuốc họ đang dùng, các hiện tượng dị ứng gần đây. Các thông tin này có thể thu được từ: gia đình, thầy thuốc gia đình, người nhận bệnh đầu tiên... Dấu hiệu sinh tồn ở CTNCT cần được theo dõi sát, trong cấp cứu cần cảnh giác với nhịp tim "bình thường" ở CTNCT. Nhịp tim bình thường khi đang diễn tiến với tình trạng đau, hạ huyết áp, sợ hãi, có thể sự bình thường này sẽ thay đổi đột ngột để trở thành "không bình thường". Các dược chất - blocan có thể che dấu nhịp tim nhanh, làm chậm trễ hồi sức cấp cứu.
Người cao tuổi dễ bị chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày
Thay đổi bệnh lý giải phẫu ở người lớn tuổi làm khó khăn cấp cứu, hồi sức ban đầu, cũng như làm tăng tỷ lệ tử vong, tàn phế. Cần lưu ý việc sử dụng răng giả, thoái hóa cột sống cổ, viêm khớp thái dương hàm, các thương tổn ở CTNCT như chấn thương chỉnh hình, chấn thương đầu nhẹ nhiều khi không quá trầm trọng của hồi sức ban đầu nhưng những vấn đề này sẽ hợp lại, dẫn tới tử vong, thương tật sau này. Vì vậy sự ổn định ở CTNCT có thể sụp đổ mà không có một cảnh báo nào.
Các chấn thương
Chấn thương đầu: đánh giá tri giác ở NCT thường dễ sai lầm và rất khó khi họ có sa sút trí tuệ, suy nhược của tuổi già.
Máu tụ ngoài màng cứng: ít gặp ở NCT, họ thường có máu tụ dưới màng cứng, đặc biệt máu tụ dưới màng cứng mạn tính "xuất hiện vài tuần, vài tháng sau chấn thương". Nên làm CT não cho tất cả chấn thương đầu ở NCT, họ cần được theo dõi ở chuyên khoa chấn thương thần kinh khi bị chấn thương cũng như một thời gian sau khi ra viện.
Chấn thương cột sống cổ ở NCT khác người trẻ, họ thường bị thương tổn ở cột sống cổ C1 và C2. Khi NCT bị chấn thương có than đau cổ, họ cần được bất động cổ ngay, cho đến khi họ được chẩn đoán cổ, cột sống không bị gì. Thoái hóa cột sống cổ có thể che giấu xương nứt trên X-quang thường nên làm CT hay MRI. Chấn thương ngực, chấn thương kín có thể làm gãy xương sườn do sự thoái hóa xương ở NCT. Đau do gãy xương sườn, cùng với sự suy giảm về hô hấp ở NCT sẽ dẫn tới các biến chứng phổi. Các chấn thương nặng như: tràn khí màng phổi, dập phổi, mảng sườn di động, chấn thương tim sẽ dẫn đến mất bù trong hồi sức. Phân tích khí máu động mạch cần làm sớm để đánh giá chức năng phổi.
Chấn thương bụng: khám bụng ở NCT rất khác biệt với người trẻ. Khi khám lâm sàng, thấy bụng rất bình thường, nhưng việc theo dõi một tổn thương trong ổ bụng vẫn cần quan tâm tiếp tục, khi có kèm theo gãy khung chậu, xương sườn xuất hiện ở chấn thương NCT.
Ở bệnh nhân NCT có mổ bụng, việc dính các tạng trong bụng là yếu tố nguy hiểm khi chọc dò ổ bụng. Nếu siêu âm có máu ổ bụng, nên cho họ làm CT có cản quang, đây là một chẩn đoán giá trị. Cần chú ý sự mất nước và chất cản quang có ảnh hưởng tới chức năng thận, vì có khi bệnh nhân có sự tăng mất nước do họ dùng thuốc lợi tiểu trước đó. Vấn đề hạ thể tích và chất cản quang làm trầm trọng bệnh lý thận.
Chấn thương chỉnh hình: gãy xương dài như xương đùi, xương chày, xương cánh tay làm mất cử động, hậu quả giảm sự tự sinh hoạt ở NCT. Gãy đầu dưới xương trụ và gãy cổ phẫu thuật xương cánh tay do té ngã có chống tay, cùi chỏ. Họ có dấu hiệu đau tại chỗ, sưng nề, bầm tím khi có dấu hiệu của các thương tổn trên cần mời các chuyên khoa chỉnh hình sớm để điều trị - cố định...
Điều trị
Cung cấp đủ oxygen là mục tiêu bắt buộc thực hiện. Đặt nội khí quản, thở máy hỗ trợ nên làm ở bệnh nhân có chấn thương nặng, nhiều thương tổn, nhịp thở hơn 40 lần/phút; PaO2 dưới 60mmHg, PaCO2 lớn hơn 50 mmHg. Hồi sức tích cực - đầy đủ ngay từ đầu nếu không họ sẽ nhanh chóng mất bù với các loại hồi sức tiếp theo. Truyền dung dịch keo vào hồng cầu ngay từ giai đoạn đầu chấn thương NCT. Vì NCT có nguy cơ tổn thương nặng ở mạch vành và não cũng như việc thiếu máu ở các cơ quan quan trọng khi họ bị tụt huyết áp. Truyền dung dịch keo và hồng cầu sớm giúp cung cấp đủ oxygen và giảm nguy cơ thiếu máu các bộ phận quan trọng. Theo dõi xâm lấn như theo dõi các thông số trong động mạch và việc đo áp lực động mạch phổi bờ nên làm, giúp đánh giá tình trạng huyết động học của bệnh nhưng đồng thời tránh việc điều trị quá chậm. Các xét nghiệm này cung cấp thông tin rất sớm về huyết động học; xác định các sốc tiềm ẩn, giới hạn của tụt huyết áp, ngăn ngừa các suy cơ quan; chúng cũng giúp theo dõi bệnh nhân tốt hơn...
Việc theo dõi này có hiệu quả khi biết oxygen được cung cấp đủ qua aole loading và inottropicneppont. Các xét nghiệm nên làm ở phòng cấp cứu. Bệnh nhân cao tuổi bị chấn thương tim nên chụp X-quang ngực cột sống cổ, khung chậu, siêu âm bụng, các xét nghiệm cần thiết khi theo dõi ở kỳ hai. Nếu cần nên làm CT não và bụng để chẩn đoán thương tổn
Theo SK&ĐS
Đừng tự chữa đái tháo đường theo "kinh nghiệm" người khác! "Tôi bị đái tháo đường (ĐTĐ) đã 13 năm, đã từng uống Diệp Hạ Châu, rồi cây Hoàn Ngọc... nhưng kết quả chỉ một tháng đầu?". "Nghe nói trà Giảo cổ lam hạ đường huyết (ĐH), nên tôi ngưng hết thuốc tây, từ tết đến nay chỉ uống trà loại này?". Đó là những câu hỏi của người bệnh gửi cho thầy thuốc....