‘Quá mệt mỏi’ vì nhiều lần hoãn chiếu, ‘No Time To Die’ được rao bán trực tuyến với giá 600 triệu USD?
Mới đây, tờ The Guardian đã đưa tin hãng phim MGM đang thảo luận về việc bán phim Bond: No Time To Die với ba nền tảng phim trực tuyến là Apple TV, Amazon và Netflix.
Theo đó, nguồn tin cho hay bom tấn No Time To Die được định giá khoảng 600 triệu USD cho giao dịch thương mại này. Trong khi đó, tờ Deadline đưa tin rằng các hãng phim trực tuyến không bằng lòng với mức giá mà hãng phim đưa ra, chỉ trả giá cao hơn 300 triệu USD.
Tạo hình James Bond mạnh mẽ, lịch lãm của Daniel Craig.
Dù truyền thông đưa tin, nhưng trước loạt câu hỏi nghi vấn từ người hâm mộ về việc No Time To Die chuyển sang hình thức chiếu trực tuyến thay vì ra rạp, hãng sản xuất MGM cùng nhà phát hành Universal đều từ chối bình luận. Tính đến thời điểm hiện tại, kế hoạch chiếu vào ngày 2/4/2021 của phim vẫn là thông tin mới nhất.
Do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trên toàn cầu, No Time To Die thiệt hại gần 50 triệu USD. Bộ phim cũng đã 2 lần huỷ chiếu vào hồi tháng 4 và tháng 11/2020. Việc bộ phim trì hoãn chiếu được nhà sản xuất giải thích rằng họ mong muốn mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khán giả khi xem tại rạp.
Kế hoạch chuyển sang chiếu trực tuyến thay vì ra rạp được cho là nước đi mới nhất của ‘No Time To Die’ sau nhiều lần hoãn chiếu.
No Time To Die là một bộ phim gián điệp sắp ra mắt và là phần thứ 25 trong loạt phim James Bond do Eon Productions sản xuất. Phim cũng đánh dấu lần thứ 5 và cũng là lần cuối cùng Daniel Craig sắm vai đặc vụ MI6 hư cấu James Bond.
No Time To Die lấy bối cảnh 5 năm sau những sự kiện xảy ra trong Spectre (2015), James Bond (Daniel Craig) đã rửa tay gác kiếm và tận hưởng quãng thời gian nghỉ ngơi tại Jamaica. Thế nhưng người bạn cũ từ CIA của anh – Felix Leiter (Jeffrey Wright) lại xuất hiện và nhờ James Bond giúp đỡ chống lại gã phản diện Safin (Rami Malek).
Phim được đạo diễn bởi Cary Joji Fukunaga từ kịch bản của Neal Purvis, Robert Wade, Fukunaga và Phoebe Waller-Bridge. Ngoài ra, bộ phim còn có sự góp mặt của dàn diễn viên từ các phần phim trước như Léa Seydoux, Ben Whishaw, Naomie Harris, Jeffrey Wright, Christoph Waltz và Ralph Fiennes, trong đó Rami Malek và Lashana Lynch thủ vai chính trong bộ phim.
Trailer No Time To Die
Chọn Gal Gadot vào vai Cleopatra là bước lùi của Hollywood?
Quyết định lựa chọn Gal Gadot vào vai nữ hoàng Cleopatra bị một bộ phận chuyên gia đánh giá như bước lùi của biểu hiện đa dạng sắc tộc trên màn ảnh tại Hollywood.
Sắp tới, câu chuyện về cuộc đời nữ hoàng Ai Cập Cleopatra thêm một lần nữa được tái hiện trên màn ảnh. The Guardian đưa tin dự án do nữ đạo diễn Patty Jenkins thực hiện và có minh tinh Wonder Woman - Gal Gadot - thủ vai chính.
Dù đoàn phim dự kiến có sự góp mặt của nhiều gương mặt phái đẹp ở các vị trí quan trọng, quyết định để nữ diễn viên gốc Israel vào vai nữ hoàng Ai Cập làm dấy lên không ít chỉ trích liên quan tới thực trạng "tẩy trắng nhân vật" (whitewash) vẫn luôn nhức nhối tại Hollywood.
Ý kiến của chuyên gia sử học
Trong những năm gần đây, nhiều nhà sử học hoài nghi quan điểm đã tồn tại từ lâu cho rằng Cleopatra VII là người da trắng. Các học giả đồng tình việc bà là người Macedonia gốc Hy Lạp theo họ nội.
Gal Gagot vươn lên thành tên tuổi toàn cầu sau vai diễn Wonder Woman của DCEU. Ảnh: Warner Bros.
Tuy nhiên, nguồn gốc của mẹ Cleopatra vẫn là một bí ẩn. Do đó, không loại trừ khả năng nữ hoàng Ai Cập là con lai giữa hai chủng tộc.
"Có giả thiết cho rằng mẹ của Cleopatra xuất thân từ gia đình của các thầy tu Memphis", Betsy M Bryan và Alexander Badawy, Giáo sư ngành Nghệ thuật và khảo cổ học Ai Cập tại Đại học Johns Hopkins University, trả lời Newsweek. "Nếu giả thiết này đúng, Cleopatra sẽ có ít nhất 50% dòng máu Ai Cập".
Theo quan điểm này, phản đối xung quanh quyết định chọn Gal Gadot vào vai Cleopatra là hợp lý. Ngành công nghiệp điện ảnh đã có một lịch sử dài lâu về việc thuê các diễn viên da trắng vào vai nhân vật da màu trên màn ảnh.
Cách Hollywood né tránh cáo buộc "tẩy trắng nhân vật"
Bộ phim kinh điển Cleopatra (1963) với dàn diễn viên quy tụ những gương mặt da trắng gồm Elizabeth Taylor, Hildegard Neil, Claudette Colbert và Vivien Leigh từng góp phần củng cố thiên kiến của khán giả về hình ảnh Tây phương của vị nữ hoàng trên màn ảnh.
Richard Burton và Elizabeth Taylor trong bom tấn Cleopatra (1963). Ảnh: Fox.
Gal Gadot trong vai Cleopatra có thể tiếp nối xu hướng này, nhưng ẩn sau đó là câu chuyện phức tạp hơn thế. Trên màn ảnh rộng, nữ diễn viên đại diện cho các dân tộc thuộc vùng Trung Đông và Bắc Phi.
Do đó, cô chưa phải một lựa chọn đủ "phương Tây" nếu so sánh với Angelina Jolie hay Lady Gaga - những nữ diễn viên ít nhiều từng được đồn sẽ đảm nhận vai diễn. Nhưng với khán giả đến từ các vùng văn hóa khác, Gal Gadot vẫn đủ đáp ứng tiêu chuẩn "da trắng".
Trường hợp của Gal Gadot tương tự Naomi Scott khi được chọn vào vai công chúa Jasmine trong bản chuyển thể người đóng Aladdin ra mắt năm 2019. Scott là người Anh gốc Ấn, tức đủ "da màu" để nhà sản xuất không hứng chịu chỉ trích "tẩy trắng nhân vật".
Gal Gadot và Naomi Scott là những ví dụ của "nền văn hóa nói tiếng bụng" (cultural ventriloquism) vẫn âm thầm ưu tiên sử dụng các diễn viên da sáng màu và quy đồng đặc trưng của các nền văn hóa khác về tiêu chuẩn phương Tây.
Với cộng đồng người Bắc Phi, việc Hollywood không ngừng sử dụng quê hương họ làm bối cảnh cho các bộ phim với vai chính thuộc về diễn viên da trắng cũng là thực trạng nhức nối.
The Ten Commandments, Star Wars, The English Patient, The Red Sea Diving Resort, và hai phần đầu loạt The Mummy đều sử dụng người dân bản xứ Bắc Phi cho các vai quần chúng được xây dựng sơ sài hay bóp méo thành phản diện nhằm tôn vinh các nhân vật "da trắng cứu thế".
Tư duy "đấng cứu thế da trắng" dần bị xóa bỏ
Phiên bản Cleopatra của Gal Gadot có thể thể hiện chủ nghĩa anh hùng theo một cách khác biệt và tinh tế hơn so với bản ngã nữ chiến binh của Wonder Woman. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng tác phẩm tiếp tục rơi vào cái bẫy đấng cứu thế da trắng khi những gương mặt Ai Cập và châu Phi trong phim chỉ xuất hiện làm phông nền.
Sắp tới, Gal Gadot còn góp mặt trong Death on the Nile, bộ phim trinh thám lấy bối cảnh Ai Cập. Từ những hình ảnh đã công bố, khán giả nhận ra, tương tự bản phim ra mắt năm 1978, tác phẩm mới vẫn thiếu vắng những gương mặt gốc Phi trong dàn diễn viên chính.
Death on the Nile tiếp tục là ví dụ cho việc điện ảnh cố tình bỏ qua đặc trưng dân cư của nhiều vùng miền khác nhau để tập trung duy nhất vào chủng tộc da trắng. Thực trạng vẫn tiếp diễn, bất chấp những biện pháp gần đây nhằm đa dạng hóa cách kể chuyện lịch sử trên màn ảnh.
Sophie Okonedo và Ralph Fiennes trong vở Antony and Cleopatra (2018). Ảnh: PR Company Handout.
Tuy nhiên, tiền lệ mới đã được xác lập trong phiên bản chuyển thể đa sắc tộc tác phẩm David Copperfield của Charles Dickens do Armando Iannucci thực hiện.
Trong bản chuyển thể với nhan đề The Personal History of David Copperfield, nam diễn viên gốc Ấn Dev Patel đã được trao vai chính David Copperfield.
Tiếp đó, Constance Wu và Sope Dirisu sẽ đảm nhận các vai chính trong bộ phim hài - lịch sử lấy bối cảnh nước Anh thể kỷ XIX nhan đề Mr. Malcolm's List.
Năm 2018, nữ diễn viên Sophie Okonedo từng vào vai vị nữ hoàng bất hạnh của Ai Cập trong vở Anthony and Cleopatra do Sân khấu kịch Quốc gia Anh dàn dựng.
Gal Gadot là một điển hình của việc lột xác thành ngôi sao hạng A chỉ bằng một vai diễn đổi đời. Dựa trên những gì hậu thế đã biết về di sản của vị nữ hoàng Ai Cập và cuộc đấu tranh đa dạng sắc tộc trên màn ảnh vẫn đang tiếp tục, hình ảnh Cleopatra của cô rất tiếc chỉ mang tính đại diện cho lịch sử "tẩy trắng nhân vật" của Hollywood thay vì những gì thực sự xảy ra ở Bắc Phi.
Tại sao âm thanh trong bom tấn 'Tenet' quá ồn ào? Bên cạnh phần nội dung thách đố, "Tenet" còn bị nhiều người phàn nàn khi âm thanh lấn át lời thoại diễn viên. Đây thực tế là một vấn đề của điện ảnh Hollywood hiện đại. Trong nhiều phân cảnh của bộ phim Tenet, những đoạn đối thoại giữa John David Washington với Robert Pattinson vô cùng khó nghe do quá nhỏ, cũng...