Quá mê cây, người phụ nữ 45 tuổi đã về quê và biến chuồng gà của gia đình thành bức tường hoa đẹp mãn nhãn
Mong muốn lớn nhất của hầu hết người trồng hoa là sở hữu một mảnh đất và tạo ra một khu vườn nhỏ của riêng mình.
Tên vườn : Vườn của Momo
Chủ sở hữu : Momo – 45 tuổi
Tọa độ : Hà Nam, Trung Quốc
Diện tích : Khoảng 30m2
Tuổi vườn : 9 năm
Đặc điểm của khu vườn: Bao gồm hơn 20 loài thực vật và 60 loài hoa hồng, tạo nên một bức tường hoa hồng cây ông lão nổi tiếng trên mạng!
Để hiện thực hóa mong muốn này, người phụ nữ tên Momo và cả gia đình đã cùng nhau biến chuồng gà ở quê nhà thành một khu vườn nhỏ và thực hiện ước mơ trồng hoa trên chính mảnh đất của mình.
Chuồng gà trước và sau khi được cải tạo.
Trồng hoa, làm vườn là sở thích chung của cả gia đình
Tình yêu trồng hoa là một sở thích có thể được thừa hưởng. Cha của Momo rất yêu thích cây cỏ và Momo được thừa hưởng tình yêu đó.
Lần đầu tiên cô cảm nhận được sự choáng ngợp của hoa là khi thấy một bông hoa lớn màu trắng nở trên cây xương rồng. Thật không may, lúc đó ở nhà không có máy ảnh hay điện thoại di động. Bây giờ cô chỉ có thể cảm nhận được tâm trạng lúc đó trong ký ức.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Momo bắt đầu trồng sen đá trong nhà thuê, sau đó dần dần tìm hiểu về các loại cây khác.
Những ngày đầu, Momo thuê nhà để trồng hoa. Sau vài năm, cô xin nghỉ việc và trở thành thợ thủ công tự do.
Cuối cùng cô cũng đã có thời gian về quê xây vườn. Gia đình luôn ủng hộ quyết định của cô. Việc xây dựng vườn thực ra là nỗ lực chung của cả gia đình.
Video đang HOT
Sân vườn đang được cải tạo và sau khi hoàn thành
Các em cùng cô phá bỏ chuồng gà cũ, bố và em trai đào đất toàn bộ khu trồng trọt và tanạ dụng những viên gạch cũ từ chuồng gà để có thể dùng xây một bức tường nhỏ.
“Cháu trai 4 tuổi của tôi, chưa bao giờ nó tùy tiện hái hoa. Nó chơi đùa giữa những chậu cây và lẩm bẩm: Hãy sang một bên đừng làm hỏng hoa của bác”, Momo chia sẻ.
Khi Momo vắng nhà, các thành viên trong gia đình giúp tưới vườn, vì vậy khu vườn của Momo không chỉ là khu vườn nhỏ của riêng cô mà nó còn là báu vật nhỏ được cả nhà chia sẻ.
Em gái, bạn bè và cháu trai của Momo trong vườn
Tạo một khu vườn theo ý muốn
Momo thích tạo ra những sự đan xen nhỏ bằng cách kết hợp hoa hồng với hoa ông lão/hoa cỏ, cây bụi và dây leo.
Hoa hồng có thể được kết hợp với cây nho, cây thông thẳng đứng hoặc các loại cây như mao địa hoàng và đậu lupin.
Có thể kết hợp hoa hồng bụi với hoa hồng leo để tạo viền hoa nhỏ, có thể tận dụng khoảng trống trên mặt đất và tường, tăng diện tích trồng.
Về việc lựa chọn cây trồng, nguyên tắc của Momo là chọn các loại cây dễ chăm sóc và có thể sống sót qua mùa đông ngoài trời một cách bình thường.
Ở Hà Nam, ngoài các loại hoa hồng và hoa thông, hoa chuông đốm tím và diên vĩ cũng là những loại cây chịu nóng và chịu lạnh, có thể trồng ngoài trời nhiều năm mà không cần bảo vệ.
Trên con đường trồng hoa mọi khó khăn đều có thể vượt qua
Giống như hầu hết những người mới tập trồng hoa, Momo không biết rằng đất rất quan trọng khi lần đầu tiên bước vào vườn hoa hồng.
Qua ngiên cứu và thực hành sâu hơn, cô thấy rằng nhiều loại đất làm sẵn không hoàn toàn phù hợp với mọi khu vực. Ví dụ, ở những vùng có nhiều mưa, cần phải giảm bớt một số loại giá thể có khả năng giữ nước đặc biệt tốt như cám dừa và vermiculite.
Cô bắt đầu tìm hiểu tỷ lệ trộn đất của người khác, sau khi lần lượt thử một số vật liệu dạng hạt mới, cô tiếp tục điều chỉnh và cuối cùng đã tìm ra tỷ lệ trộn đất phù hợp với diện tích vườn của mình. Có thể coi đây là một lượng nhỏ kinh nghiệm tích lũy được qua thời gian.
Khó khăn lớn nhất khi trồng hoa ở Momo là sợ độ cao. Sân thượng nhà thuê không có lan can, ban đầu tôi ngại leo lên nhưng vì yêu thích loại cây nên cô đã vượt qua.
Lần đầu tiên cô tỉa bức tường hoa, cô không dám leo lên thang chút nào, chân cô mỏi nhừ trước khi leo lên rất cao. Bây giờ cô đã có thể đứng vững trên thang.
Sau 9 năm làm vườn, Momo từ việc thuê nhà để trồng hoa một mình đến nay đã nghỉ việc và trở về quê hương để cùng gia đình trồng hoa là điều mà cô mong chờ mỗi ngày. Cảm giác “mong chờ ngày mai” này đối với cô mà nói vô cùng có giá trị.
"Con tôi ở nhà ngoan lắm nhưng lên mạng nói bậy như hát hay"
Tôi đã rất sốc khi phát hiện ra điều này ở con.
Ở nhà con tôi nói: "Cái áo này đẹp thế".
Ra đường con tôi nói: "** cái áo này đẹp v*".
Nếu con bạn lúc "ở nhà" và "ra đường" cũng thế, thì bạn không cô đơn . Bởi học sinh thời nay "lạ" lắm, nói bình thường không chịu mà phải chêm thêm vài câu thế nó mới được. Không biết do thói quen hay vì lý do nào khác.
Theo kết quả khảo sát tháng 12/2017 của Bộ GD&ĐT cho thấy có 8,6% học sinh và 20,3% sinh viên tự báo cáo rằng mình thường xuyên nói tục bậy. Con số này theo các chuyên gia giáo dục chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. 7 năm trôi qua, tuy không thêm khảo sát quy mô lớn nào khác được thực hiện nhưng những con số chắc chắn đã tăng lên khi mà độ tuổi trẻ nói bậy đang ngày một giảm xuống, trong khi môi trường cho ngôn ngữ thiếu chuẩn mực phát triển ngày một mở rộng.
Cũng liên quan đến chủ đề này, mới đây một bà mẹ đến từ TP.HCM cũng đã có bài đăng trong hội nhóm cha mẹ học sinh trên Facebook và nhận về nhiều đồng cảm của các phụ huynh khác. Nguyên văn bài chia sẻ như sau:
Nếu một ngày bạn phát hiện ra đứa con ở nhà "ngoan như cún" của mình, ra ngoài lại văng tục bậy như hát hay, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Với tôi thì đó là cảm giác ngạc nhiên xen lẫn chút hoang mang.
Con trai tôi hiện đang học lớp 6 tại một trường THCS có tiếng, nói không ngoa chứ con chính là "con nhà người ta" chính hiệu trong mắt của nhiều người. Từ lớp 1 đến bây giờ, tôi chưa bao giờ phải lo lắng bất kỳ thứ gì về con cả.
Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như một ngày nọ, tôi không vô tình đọc được những tin nhắn con trò chuyện với bạn (con có điện thoại riêng nhưng dữ liệu trong điện thoại con được đồng bộ sang điện thoại tôi để tiện kiểm soát). Đoạn tin nhắn đó giữa con và bạn chỉ vỏn vẹn 8 câu nhưng cả 8 câu đều có từ bậy, thậm chí có những từ ngữ chỉ cần đọc lên thôi đã khiến tôi ngượng chín mặt.
Hai đứa trẻ trách nhau sau một trận game thua. Thua game dễ cáu, tâm lý này tôi hiểu, đến người lớn chơi giải trí còn hay "nóng máu" nữa là mấy đứa trẻ đang độ tuổi ganh đua. Nhưng vấn đề ở đây là không chỉ với người bạn đó, tôi kiểm tra thêm các tin nhắn khác, ở các nhóm chat khác của con và phát hiện tình trạng xuất hiện những câu nói tục tĩu vẫn ở tần suất rất cao. Một đám trẻ ở độ tuổi 11-12 mà lại vô tư nói bậy như thể đó là câu cửa miệng.
Nếu một ngày bạn phát hiện con mình ở nhà thì ngoan, ra ngoài lại văng tục bậy như hát hay, bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Tôi tự hỏi, các con đã học những ngôn ngữ này ở đâu? Hành vi nói bậy thoải mái đó liệu có phải là sản phẩm của môi trường các con sinh hoạt hàng ngày? Hay do tiếp xúc với các nội dung trực tuyến không kiểm soát?
Đi sâu vào vấn đề, tôi nhận thấy hình ảnh này không chỉ diễn ra trong cuộc sống thực. Mạng xã hội, với sự phát triển mạnh mẽ và sự giám sát lỏng lẻo, đã trở thành một nơi mà ngôn ngữ tục tĩu không chỉ được sử dụng mà còn được khuyến khích như một phần của "văn hóa trẻ".
Tôi đã thảo luận với nhiều phụ huynh khác và hầu hết đều khẳng định rằng con cái họ cũng có biểu hiện tương tự. Có phải chúng ta, những bậc làm cha mẹ, đang đối mặt với một thách thức mới trong việc giáo dục con cái trong kỷ nguyên số?
Tôi quyết định đối thoại trực tiếp với con trai mình, và phản ứng đầu tiên của thằng bé là tức giận vì tôi đã "xâm phạm quyền riêng tư". Mặc dù vậy, tôi cảm thấy việc này cần thiết để hiểu và giải quyết vấn đề từ gốc rễ.
Câu chuyện của tôi chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện tương tự khác đang diễn ra khắp nơi. Tôi nhận ra rằng, việc các con nói tục bậy không chỉ là hành vi cá biệt mà nó đã trở thành một hiện tượng. Nó không chỉ xuất hiện trong các cuộc trò chuyện mặt đối mặt nữa, mà còn lan rộng trên không gian mạng. Nhiều bạn trẻ còn coi đó là "trend" và thi nhau "đu" theo. Ngôn từ thô tục - ở giai đoạn của tôi từng được coi là biểu hiện của sự thiếu văn hóa, nay dường như đã trở thành một phần "bình thường" trong cách giao tiếp của cả con tôi, và nhiều bạn bè đồng trang lứa khác.
Nếu không tin, bạn có thể ra đứng ở một hàng bán đồ ăn sáng, hay trà sữa ở cổng trường, chỉ 30 phút thôi cũng đủ để bạn nghe thấy nhiều em học sinh còn đang đeo khăn quàng đỏ liên tục "đệm" các từ bậy khi nói chuyện với nhau. Còn trên không gian mạng, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn.
Tôi biết có những group dành riêng cho học sinh cấp 1, cấp 2, mà ở đó, 10 bài đăng thì có đến 6-7 bài xuất hiện các ngôn từ không lành mạnh, dẫu đôi khi chỉ theo hướng đùa vui. Không chỉ trong các group kín, mà ngay kể cả những bài đăng công khai, nhiều em cũng sẵn sàng bình luận với những ngôn ngữ... không thể chấp nhận nổi. Rồi thu hẹp hơn là ở trong những nhóm chat bạn bè, như chuyện của con tôi, thì việc thỉnh thoảng "văng" vài câu nói tục lại càng "như cơm bữa".
Đọc nhiều ngôn từ trong tin nhắn của con với bạn đến tôi cũng thấy nóng mặt
Mức độ nghiêm trọng của vấn đề này không chỉ được thể hiện qua số lượng các em nhỏ nói bậy ngày càng tăng mà còn qua tính chất và hậu quả của hành vi này đối với cá nhân và cộng đồng. "Nói bậy" ở đây không còn chỉ là việc sử dụng những từ ngữ tục tĩu nữa, mà còn thể hiện qua thái độ thiếu tôn trọng khi giao tiếp. Việc sử dụng ngôn từ thô tục đã trở nên quen thuộc đến mức được coi là bình thường, thậm chí là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày của các con.
Và thật đáng buồn làm sao khi những lời nói tục tĩu ấy không chỉ là cách giao tiếp thông thường mà còn là phương tiện để các con làm tổn thương người khác, từ xúc phạm bạn bè một cách cay nghiệt đến thể hiện sự bất kính và thiếu tôn trọng đối với người lớn tuổi.
Trước tình trạng này, tôi đang cùng với các phụ huynh khác đối mặt với nhiều trăn trở và bất an. Chúng ta phải làm thế nào để giáo dục con cái về cách ứng xử phù hợp trên không gian mạng, nơi mà sự kiểm soát dường như không hề tồn tại? Liệu việc chấp nhận hay phớt lờ có thực sự là giải pháp, hay chúng ta cần một hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa từ cả gia đình và nhà trường, cũng như cộng đồng lớn hơn?
Anh trai nước mắt lưng tròng vì muốn bế mà em không theo, dân mạng: "Sau này em lấy chồng chắc anh khóc 3 đêm" Nhìn cái cách mà anh hai nuông chiều em khiến ai cũng xúc động. Trong gia đình có đông anh chị em, việc xảy ra tranh cãi hay mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Thế nhưng dù cãi nhau thế nào thì chỉ cần có việc gì đó xảy ra, anh hay em vẫn sẽ là những người bảo vệ nhau đầu...