Quả la hán và những bài thuốc tốt
Theo đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện.
Quả la hán vị ngọt, tính mát.
Mùa lạnh, cả người lớn và trẻ em rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, họng. Khi mắc bệnh, ngoài việc phải điều trị bằng kháng sinh theo đơn của các bác sĩ thì việc sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh cũng rất tốt. Trong các loại thảo dược thì người ta thường nhắc đến quả la hán.
Theo đông y, quả la hán vị ngọt, tính mát; vào phế, đại tràng. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện. Dùng cho các trường hợp cảm sốt, viêm khí quản, ho gà, lao phổi gây ho, viêm họng, mất tiếng, ho nhiều đờm, táo bón, bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu gần đây cho thấy la hán cũng có tác dụng chống ung thư, kháng khuẩn, chống viêm, chống lão hóa. Đặc biệt tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc họng hầu trong các trường hợp viêm thanh khí quản, viêm họng…
Xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh có quả la hán:
Nước quả la hán: la hán 1-2 quả nghiền đập vụn, pha hãm như pha trà hoặc nấu thành nước uống thường ngày 1 – 2 lần. Dùng tốt cho người bị viêm họng, mất tiếng, cảm nắng, táo bón.
Nước la hán hạnh nhân: La hán 1 quả, hạnh nhân 10g. La hán nghiền đập vụn, sắc cùng hạnh nhân lấy nước. Ngày sắc 1 lần hoặc hãm uống. Dùng tốt cho người bị viêm khí phế quản, cảm mạo ho có đờm nhiều.
Xirô bối mẫu la hán quả: Xuyên bối mẫu 10g, la hán 1 quả. La hán nghiền đập vụn, thêm ít đường hoặc mật lượng thích hợp, nấu sắc kỹ, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người bị lao phổi, viêm khí phế quản, viêm họng khô có sốt, ho khan ít đờm.
Làm siro ho cho bé từ lá húng chanh phòng ngừa viêm họng
Lá húng chanh mang tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị ho, khan tiếng, viêm họng và một số bệnh lý về đường hô hấp khác rất tốt.
Lá húng chanh có nhiều công dụng đặc biệt trong việc trị ho tiêu đờm cho trẻ.
Húng chanh là một vị thuốc có khả năng làm ấm cơ thể, làm ấm cổ họng, kháng viêm, kháng khuẩn, phòng ngừa bệnh viêm họng, cảm lạnh, ho và một số bệnh lý khác liên quan đến đường hô hấp, thường được dùng để điều trị ho và khàn tiếng cho người lớn và cả trẻ em do rất lành tính.
Video đang HOT
Ngoài ra, nhờ có khả năng kháng sinh và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, húng chanh còn được sử dụng trong điều trị ho khan, ho có đờm, viêm họng, cảm cúm, ho do sốt phong hàn, ho gà, khản tiếng và côn trùng cắn, kích thích tăng cường sức đề kháng và giúp cải thiện hệ miễn dịch.
Hướng dẫn cách làm siro ho cho bé từ lá húng chanh tại nhà
1. Nguyên liệu:
500 gram lá húng chanh
500 gram quất
200 gram lá rau diếp cá
1 củ gừng nhỏ.
1 kg đường phèn. Bạn nên chọn đường kết tinh từ mật mía.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch nguyên liệu: lá húng chanh, rau diếp cá, quả quất rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch rồi để ráo nước.
Bổ đôi quất và tách bỏ phần hạt, cạo vỏ gừng, thái thành từng lát mỏng rồi giã nhỏ gừng.
Cho đường phèn và quất (đã tách hạt) vào một tô lớn, trộn đều và ướp trong vòng 1 giờ.
Bước 2: Thực hiện
Nấu sôi hỗn hợp đường phèn, quất đã ướp ở bước 1. Đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ.
Tiếp tục cho rau diếp cá, lá húng chanh và lượng gừng đã giã nhỏ vào nồi.
Sử dụng lửa nhỏ và nấu thêm 1 giờ đồng hồ.
Tắt bếp và để nguội bớt.
Sử dụng rây để lọc lấy phần nước siro.
Cho siro vào bình thủy tinh có nắp đậy.
Quả quất và phần bã lá húng chanh, gừng và rau diếp cá cho vào một bình thủy tinh riêng để ăn dần. Quả quất này khi ăn sẽ có vị rất ngon, có tác dụng làm thông và ấm cổ họng khi thời tiết thay đổi thất thường, trời lạnh.
Nguyên liệu làm siro húng chanh cho bé từ thiên nhiên (Ảnh Internet).
2. Cách sử dụng
Mẹ cho trẻ uống từ 3 - 5 lần/ngày để điều trị ho, khàn tiếng, sổ mũi. Uống từ 1 - 2 lần/ngày để tăng sức đề kháng.
Mỗi lần sử dụng 1 thìa nhỏ siro khoảng 5ml pha cùng với một lượng nước ấm vừa đủ.
Sử dụng siro đúng cách sẽ mang lại hiệu quả tốt, tăng sức đề kháng cho bé (Ảnh Internet).
3. Những lưu ý khi làm siro ho cho bé tại nhà
Trước khi tự làm bất cứ loại siro ho nào tại nhà cho bé, mẹ cần đảm bảo lựa chọn những nguyên liệu sạch, không sâu bệnh, rõ nguồn gốc, không sử dụng thuốc trừ sâu, không qua chất bảo quản.
Việc bảo quản siro ho tự làm cho bé cũng cần được chú ý, tránh bị hỏng. Siro có thể để được trong 6 tháng nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Lá húng chanh mang tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, điều trị ho, khan tiếng, viêm họng và một số bệnh lý về đường hô hấp khác rất tốt. Tuy nhiên bên trong lá húng chanh tồn tại một loại hoạt chất có khả năng kích hoạt dị ứng phát triển. Chính vì thế nếu trẻ có dấu hiệu bị dị ứng, mẹ nên cho trẻ ngưng sử dụng siro.
4. Một số bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ hiệu quả với Cát cánh:
Cát cánh chứa saponin giúp tan đờm. Cát cánh làm tăng tiết dịch khí phế quản, làm lỏng đờm để tăng bài tiết ra ngoài; kháng viêm; ức chế tiết dịch dạ dày và chống loét; giảm co thắt.
Trị ho hàn đàm lỏng: Cát cánh 8g, Hạnh nhân, Tử tô mỗi thứ 12g, Bạc hà 4g, sắc uống liên tục 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị ho suyễn có đàm: Cát cánh 60g, tán bột, sắc với nửa chén Đồng tiện, uống lúc nóng (Giản Yếu Tế Chúng phương).
Trị ho nhiệt, đàm dẻo đặc: Cát cánh 8g, Tỳ bà diệp 12g, Tang diệp 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang, liên tục 2 - 4 ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
6. Một số bài thuốc trị ho có đờm cho trẻ với quất (tắc):
Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đàm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt. Bên cạnh đó, quất có tác dụng kiện tỳ lý khí, giúp tiêu đàm hiệu quả.
Chữa ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương bồ 10g, thêm 20g đường phèn hấp cơm, uống 2 - 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 - 10ml (1 thìa café).
Chữa ho-cảm: quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g. Tất cả rửa sạch cho vào một bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15 - 20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày. Dùng 3 - 4 ngày.
Người đàn ông nguy kịch sau khi tự mua thuốc đau họng về uống Sau uống thuốc vài phút, ông T. thấy đau bụng, buồn nôn, tức ngực. Các triệu chứng nhanh chóng tăng nặng, người bệnh có biểu hiện mạch nhanh, huyết áp tụt, dần rơi vào nguy kịch. Nam bệnh nhân T.X.T. sinh năm 1962, ở Sơn Dương, Tuyên Quang được đưa tới cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Hùng Vương, Sơn Dương, Tuyên...