Quá khứ tội lỗi và bước hoàn lương ngoạn mục của triệu phú Mỹ
Sau những lần vào tù ra tội, giờ đây Ryan đã xây dựng đế chế riêng cho mình với doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Họ là những con người từng một thời lầm lỡ với tội ác tưởng chừng khó lòng tha thứ và đã phải trá giá bằng những tháng ngày trừng phạt trong tù. Sống ở ranh giới mong manh giữa cái thiện và cái ác, họ vẫn có thể tìm được chút ánh sáng còn sót lại của lương tri để rồi khát khao làm lại cuộc đời tiếp tục trỗi dậy. Loạt bài “ Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng” sẽ phần nào lột tả những câu chuyện đầy nỗi đau nhưng cũng không ít niềm hạnh phúc ấy.
Ryan Blair (hàng sau bên trái) thời niên thiếu, khi còn là thành viên của băng đảng đường phố Los Angeles
Con đường đi đến thành công của Ryan Blair minh chứng cho một điều: dù bạn là ai, xuất phát điểm thế nào nhưng chỉ cần có quyết tâm, không có gì là không thể.
Tuổi thơ bão táp
Ryan Blair sinh ngày 14/ 7/1977, tại miền Nam California, Mỹ. Anh đã có một tuổi thơ vô cùng khó khăn, lớn lên trong gia đình chỉ toàn thấy lạm dụng, bạo lực, ma túy, rượu chè, nghèo đói và tù tội.
Cha của Blair tuy là một kỹ sư nhưng lại nghiện ma túy nặng và thường đánh đập mẹ và anh chị của Blair. “Có lần ông ấy gí súng vào đầu mẹ ngay trước mặt chúng tôi”, Blair nhớ lại..
Lúc nào cũng bị ám ảnh, Ryan mắc chứng rối loạn thần kinh và bỏ học từ năm lớp 9.
13 tuổi, cha Ryan bỏ đi, Cánh cửa cuộc đời như khép lại với cậu khi anh trai và chị gái vào tù, môt người chị khác đang trốn chạy truy nã, người mẹ – chỗ dựa duy nhất cũng nhanh chóng lâm vào con đường nghiện ngập ma túy và rượu. Blair lâm vào bước đường cùng, buộc phải sống trong trung tâm bảo trợ xã hội.
Một lần, khi đang chơi bóng rổ trên đường, một thanh niên khoảng 25 tuổi bước đến, đẩy Ryan xuống đất và bắt đầu tấn công cậu khiên Ryan gãy hai cái răng dưới, khuôn mặt đầy thương tích. “Anh ta nói nếu tôi không phải là thành viên của băng đảng, điều này sẽ tiếp tục xảy ra. Vài tháng sau, chuyện này lại lặp lại. Sau khi bị 10 người cùng lao vào đánh, họ tuyên bố tôi đã trở thành một phần trong số họ”.
Ở tuổi 13, trong khi bạn bè trang lứa còn đang cắp sách đi học thì Ryan chính thức gia nhập băng đảng đường phố.
Blair đã vào tù ra tội hơn chục lần vì những hành vi phạm pháp. Năm 16 tuổi là lần cuối cùng Blair bị bắt. Blair bị cáo buộc cướp có vũ trang và đối mặt với bản án 4 năm tù.
17 tuổi, Ryan trở nên bất cần, ngỗ ngược, thậm chí cũng không quan tâm đến việc sống chết của bản thân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cuối cùng Ryan đã nhận ra rằng bản thân sẽ không đạt được bất cứ điều gì tốt đẹp nếu tiếp tục cuộc sống như vậy. Và không chỉ thay đổi, Ryan còn rút ra bài học từ chính sai lầm của mình, anh quyết tâm tìm cách thoát ra khỏi vũng lầy tội ác.
Rũ bùn đứng dậy
Ryan Blair bên cha dượng, người đã cho anh động lực đứng dậy
Khi anh 18 tuổi, mẹ anh đã cai nghiện thành công và có quan hệ tình cảm với một doanh nhân bất động sản giàu có, người trở thành cha dượng của Blair sau này.
“Lo lắng việc mẹ con tôi có thể sẽ bị giết, ông đã đưa chúng tôi về sống cùng. Lúc đầu, tôi không muốn rời khỏi nhà mình nhưng cuối cùng cũng đồng ý vì dù không màng đến sự sống chết của bản thân nhưng tôi muốn mẹ an toàn và có được một cuộc sống mới”.
“Ông ấy có tất cả những gì tôi từng mơ ước. Tôi đã thấy rõ xã hội sẽ đối xử như thế nào nếu bạn là người giàu và ngược lại. Và tôi đã quyết định mình phải trở nên giàu có”.
Anh nói: “Cha dượng của tôi không bao giờ cho tôi tiền. Ông ấy thực sự là một người khắt khe về chuyện tiền bạc. Nhưng trong khi không một ai tin tôi, bị cả xã hội lên án thì đột nhiên ông là người nói với tôi rằng: “Ta tin ở con’”.
Những lời này đã khiến Blair có thêm động lực để cố gắng. Không lâu sau, Blair đi học trở lại và sau khi tốt nghiệp trung học, anh đã theo đuổi chuyên ngành khoa học máy tính ở một trường cao đẳng.
Năm 21 tuổi, Blair thành lập công ty sửa chữa máy tính. Tuy thất bại nhưng không hề làm Blair chùn bước. Anh lần lượt mở tiếp 10 công ty khác nhau.
Sau những năm tháng “cày kéo”, Blair có được khoản tiền 1 triệu USD. Vậy nhưng, anh đã tiêu xài phung phí và nhanh chóng rơi vào cảnh nợ nần.
Song Blair không nản chí bởi anh tâm niệm: Thành công đến từ các bước nhỏ tích lũy dần và khi đó, bạn sẽ thực sự bị thôi thúc phải thành công và say mê với mỗi mục tiêu nhỏ đặt ra.
Năm 2005, mặc dù đang còn gánh khoản nợ không nhỏ nhưng Blair vẫn cùng hai người bạn khác sáng lập công ty có tên gọi là ViSalus hoạt động trong lĩnh vực sản phẩm dinh dưỡng.
Ban đầu, công ty kinh doanh khá tốt nhưng khi nền kinh tế Mỹ suy thoái vào năm 2008, ViSalus phải “gánh” khoản nợ khổng lồ.
Sau đó, công ty ViSalus bị công ty khác thâu tóm nhưng Blair vẫn được giữ lại làm giám đốc điều hành. Anh đã làm việc chăm chỉ để đưa công ty vượt qua khó khăn và nâng doanh thu của công ty lên mức 150 triệu USD chỉ trong 16 tháng sau đó. Năm 2014, Blair đã mua lại phần lớn cổ phần của ViSalus từ công ty mẹ.
Hiện tại, ViSalus mang lại cho anh doanh thu hàng trăm triệu USD mỗi năm.
———–
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Con đường hoàn lương của những tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 13/8/2017.
Theo Danviet
Ký ức kinh hoàng của tội phạm khủng bố trong nhà tù khét tiếng thế giới
"Tôi luôn hoảng sợ mỗi khi nghe thấy âm thanh từ những người gác tù. Tim tôi như muốn vỡ tung khi tưởng tượng đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra", Mohamedou Ould Slahi viết về những nỗi khiếp đảm từng trải qua trong tù.
Người xưa có câu "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài", để thấy rằng đây là nơi có điều kiện sống khắc nghiệt và nguy hiểm đến mức nào. Nhưng cũng có người kể lại rằng các "ông lớn" khi vào tù vẫn cứ "sướng như tiên". Vậy sự thực điều gì đã và đang diễn ra đằng sau những chấn song sắt nhà tù? Loạt bài "Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng" sẽ phần nào trả lời câu hỏi này.
Mohamedou Ould Slahi được thả tự do sau 14 năm bị giam cầm
Tội ác "trên trời rơi xuống"
Mohamedou Ould Slahi sinh năm 1970 ở Rosso, Mauritania - một quốc gia thuộc Tây Phi và là một tín đồ Hồi giáo. Slahi bị bắt vào năm 2002 vì cáo buộc là một trong những nhân vật chủ chốt tham gia chiêu mộ và huấn luyện các phần tử khủng bố trong sự kiện 11/9. Ngoài ra, các nhà chức trách Mỹ cũng cho rằng Slahi là thành viên của tổ chức cực đoan Al Qaeda sau vụ đánh bom vào sân bay quốc tế Los Angeles tháng 1/2000.
Slahi thừa nhận từng tuyên thệ trung thành với Al Qaeda trong những năm 1990 với mục đích chống lại chính quyền Afghanistan và tham gia vài âm mưu khủng bố riêng lẻ, như vụ đánh bom tháp CNN ở Toronto - chi nhánh mạng truyền hình cáp Mỹ ở Canada Nhưng sau đó, người tù này đã rời khỏi nhóm vào năm 1992.
Tuy vậy, tháng 8/2002, sau các cuộc thẩm vấn ở Mauritania, Jordan và Afghanistan, quân đội Mỹ chuyển Slahi đến nhà tù Guantanamo ở Cuba.
Sống không bằng chết
Nhà tù Guantanamo, nơi diễn ra những màn tra tấn kinh hoàng mà Slahi phải chịu đựng
Kể từ khi bị biệt giam tại Cuba, dư luận cũng quên dần người đàn ông này và không mấy quan tâm đến cuộc sống trong tù của anh. Cho đến khi Slahi ra mắt tự truyện "Nhật ký tù Guantanamo" ghi lại những câu chuyện trong suốt 13 năm bị giam cầm, lúc đó người ta mới biết những điều khủng khiếp, cay đắng mà Slahi từng phải trải qua.
Nhà tù Guantanamo của Mỹ trên đất Cuba khét tiếng bởi hệ thống kiểm soát an ninh nghiêm ngặt và các hình thức tra tấn đáng sợ. Đây là nơi giam giữ các nghi phạm khủng bố nguy hiểm.
Slahi cho biết tại đây, mình bị đối xử rất tàn bạo, luôn bị ám ảnh bởi những buổi thẩm tra dài hàng giờ đồng hồ và mất ngủ triền miên. Anh bị giam cầm hàng giờ trong phòng lạnh và thường xuyên đánh đập không thương tiếc.
"Tôi thường xuyên phải sống trong sự khiếp sợ. Tôi bị tước đoạt giấc ngủ suốt 70 ngày, bị tra tấn 24 giờ một ngày. Họ trói, bịt mắt và bắt tôi đứng trong thời gian dài", Slahi viết về thời gian bị tra tấn ở Guantanamo.
Người đàn ông này cũng phải hứng chịu đủ mọi kỹ thuật tra tấn khủng khiếp nhất mà người ta có thể nghĩ ra như: rọi đen vào mắt, bị bầy chó đe dọa, phải sủa và thực hiện những hành động của con chó, thậm chí còn không được uống nước.
Một lần khác, Slahi bị đưa ra biển và buộc phải uống nước muối, ngâm mình trong nước đá. "Lúc nào tôi cũng bị ám ảnh bởi những trận tra tấn và lạm dụng".
Kinh hoàng hơn, người tù nhân này còn bị các nữ thẩm vấn dùng mọi chiêu trò lạm dụng tình dục. Họ nói với Slahi rằng nếu hợp tác, họ sẽ không tra tấn anh này còn không, các hình phạt sẽ ngày một gia tăng.
"Việc lạm dụng tình dục trong nhà tù Guantanamo là một phần trong kỹ thuật thẩm vấn tăng cường nhằm khai thác thông tin từ các tù nhân", ông Nancy Hollander, luật sư của Slahi, cho biết. "Biện pháp này khiến họ tổn thương tâm lý trầm trọng".
"Tôi luôn hoảng sợ mỗi khi nghe thấy âm thanh từ những người gác tù. Họ gọi tôi bằng cách hét lớn trước cửa ngục. Tim tôi như muốn vỡ tung vì tưởng tượng đến những tình huống xấu nhất có thể xảy ra", Slahi viết về những nỗi khiếp đảm mà anh từng trải qua khi bị giam ở Guantanamo. "Có nhiều khi mặc dù rất đói nhưng tôi không thể nuốt nổi. Sự trầm uất và sợ hãi xâm lấn mọi lúc mọi nơi".
Năm 2010, sau quá trình đấu tranh không mệt mỏi, thẩm phán Tòa án Liên bang James Robertson tuyên bố thiếu chứng cứ cho thấy Slahi liên quan đến các âm mưu tấn công khủng bố của Al-Qaeda, nhưng anh này vẫn tiếp tục bị giam giữ ở Guantanamo.
Ngày 16/10/2016, Slahi mới chính thức được thả tự do sau 14 năm bị tra tấn nghiêm trọng tại nhà tù khét tiếng tàn bạo Guantanamo và đã trở về quê nhà tại Mauritania, khép lại chuỗi ngày "sống không bằng chết".
-----------
Mời độc giả đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Cuộc sống trong tù của những tên tội phạm khét tiếng vào 4h ngày 15/7/2017.
Theo Danviet
Chuyện hy hữu: Vợ ngồi tù 7 năm vì "quan hệ" với... chồng Các công tố viên đã đưa ra phán quyết 7 năm tù giam cho một người phụ nữ với tội danh ép buộc chồng quan hệ tình dục. Thêm một bài học xương máu dành cho các chị em: Dù là chồng mình nhưng không phải cái gì và lúc nào cũng là của mình! Có những vụ hiếp dâm khiến dư luận...