Quá khứ đáng sợ của Sa Tăng ít được nhắc đến
Trong Tây du ký, Sa Tăng trước khi được thu phục làm đồ đệ của Đường Tăng, y từng là một con yêu quái đã ăn thịt vô số người.
Trong Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Sa Tăng còn gọi là Sa Ngộ Tĩnh (nghĩa là giác ngộ được tâm thanh tịnh), là tam đồ đệ của Đường Tăng. Sa Tăng thông thạo 18 phép biến hóa thần thông, nếu so sánh với 36 phép thiên cang của Trư Bát Giới và 72 phép địa sát của Tôn Ngộ Không thì Sa Tăng là yếu nhất.
Trong quá trình đi thỉnh kinh cùng sư phụ và các sư huynh, Sa Tăng cũng không thể hiện được nhiều võ lực của mình mà chủ yếu làm công việc khuân vác hành lý. Mỗi lần gặp yêu quái, Sa Tăng cùng sư phụ là những người đầu tiên bị bắt. Sa Tăng được đánh giá là người trung hậu, chất phác, siêng năng và cần mẫn nhất trong 3 đồ đệ của Đường Tăng.
Sa Tăng là đồ đệ thứ 3 của Đường Tăng.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng nêu noi vê tôi ac thi Sa Tăng xưng đang la “ke giêt ngươi” hang loat trong sô cac đô đê cua Đương Tam Tang. Tôi ac trươc khi đươc cam hoa cua Sa Tăng, trong Tây du ky 1986 không trưc tiêp kê lai, cung chăng co bât ky tâp phim tai hiên qua khư nao, tuy nhiên chi cân nghe vê sư tich chiêc vong đeo quanh cô cua Sa Tăng ma ngâm, hăn se không it ngươi phai rung minh.
Liên quan đến chuỗi vòng này, Sa Tăng từng giải thích với Quan Thế Âm Bồ Tát rằng:
“Ta ở nơi đây đã ăn thịt vô số người, từ trước đến giờ những người đi qua đây đều bị ta ăn thịt. Phàm là đầu lâu còn sót lại, ta đều ném xuống sông Lưu Sa này, và chúng đã chìm hết xuống đáy. Nước con sông này lông ngỗng cũng không thể nổi lên, nhưng kỳ lạ, chỉ có 9 cái đầu lâu của người đi lấy kinh này, là nổi lềnh bềnh trên mặt nước, không chìm xuống. Ta cho rằng đây là những vật lạ, nên đã lấy dây xâu lại thành một chuỗi vòng đeo lên cổ, để khi rảnh rỗi lấy ra xem”.
Trong Thi thoại Đường Tam Tạng thỉnh kinh được viết trước khi tác phẩm Tây du ký ra đời, Sa Tăng từng nói với Tam Tạng pháp sư: “Dưới cổ ta là những đầu lâu của người mà ta đã từng ăn thịt”.
Video đang HOT
Trong tạp kịch Tây du ký Sa Tăng nói: “Có một tăng nhân, phát nguyện đi đến Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng con người làm sao có thể đi qua con sông này? Hắn đã làm tăng 9 đời, cũng đã bị ta ăn thịt 9 lần, 9 chiếc đầu lâu của hắn đã được ta sâu thành chuỗi vòng cổ này”.
Sa Tăng từng là yêu quái ở sông Lưu Sa.
Hoa ra, những chiếc đầu lâu trên chuỗi vòng cổ đều là đời trước của Đường Tăng. Những kiếp trước, Đường Tăng đã bị Sa Tăng ăn thịt 9 lần, đó là lý do trong Tây du ký thường nói Đường Tăng là Kim Thiền Tử chuyển thế lần thứ 10. Qua thât, tôi ac cua Sa Tăng không chi man rơ theo nghia đen ma con rơn toc gay theo nghia bong, cang nghi cang am anh, cang tương tương cang rung minh.
Ngoài ra, xét về thực lực Sa Tăng cũng không hề yếu kém như nhiều người lầm tưởng. Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng, là chức để coi việc trông rèm cho Ngọc Đế, năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái.
Trong trận chiến giữa Sa Tăng cùng Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới ở những tập đầu tại sông Lưu Sa, Sa Tăng đã thể hiện bản lĩnh đáng gờm trước nhị vị sư huynh.
Sa Tăng đã có 3 lần giao đấu với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Lần đầu, Sa Tăng và Bát Giới đấu với nhau hơn 20 hiệp nhưng vẫn không thể phân thắng bại. Lần thứ hai, Bát Giới dụ Sa Tăng tới mép sông, đánh nhau vài hiệp Sa Tăng lại lặn xuống, Bát Giới đuổi theo đánh nhưng không lại.
Sa Tăng có bản lĩnh không hề thua kém Trư Bát Giới.
Đến lần thứ ba, Sa Tăng không ngoi lên bờ nữa mà cứ ở giữa lòng sông, Tôn Ngộ Không thấy vậy bèn bay lên không định đánh lén Sa Tăng nhưng vẫn không thành. Tôn Ngộ Không phải cầu cứu Quan Âm Bồ Tát, Bồ Tát phái Mộc Tra xuống thu phục Sa Ngộ Tĩnh, quy y làm đồ đệ thứ ba của Đường Tăng.
Như vậy cả ba lần giao tranh với hai sư huynh, Sa Tăng đều cho thấy sự ngoan cường của mình. Đến cả Thiên Bồng Nguyên Soái – Trư Bát giới được coi là tay thiện nghệ về đánh thủy mà cũng phải bó tay.
Xét về bản lĩnh chiến đấu, Sa Tăng không thua kém gì Trư Bát Giới và chỉ thua Tôn Ngộ Không khi giao đấu trên cạn.
Chuyện ít biết về việc Tôn Ngộ Không từng trúng "Hắc Vu thuật"
Hồ Lô Tử Kim và Bình Ngọc Tịnh có thể hút và chứa đựng vạn vật, chỉ cần gọi tên đối thủ, ai trả lời sẽ bị hút vào. Tôn Ngộ Không cũng từng lao đao vì nó.
Trong Tây du ký, khi đến núi Bình Đính, mấy thầy trò đụng độ hai yêu quái tài phép đa mưu là Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương. Ngự trị vùng đất Bỉnh Liên Sơn, Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương là nỗi khiếp sợ của sơn thần, thổ địa. Chúng thần thông quảng đại, bắt sơn thần hàng ngày đến phục dịch chúng, hại người không ghê tay.
Dù vậy hai ma vương này muốn ăn thịt Đường Tăng nhưng e sợ Tề Thiên Đại Thánh thần thông quảng đại, biết rằng cậy thế bắt không xong, bèn khéo léo lập mưu lợi dụng lòng từ bi của Tam Tạng. Ngân Giác đại vương biến thành một đạo sĩ ngã gãy chân, máu đầm đìa ngồi ở mé đường, miệng rên ư ử, kêu van cứu mạng. Gặp Đường Tăng, hắn nói dối rằng tối qua đi làm lễ về gặp hổ dữ, sợ quá ngã lăn vào đá nhọn nên mới bị thương, không ngồi được ngựa, bắt Tôn Ngộ Không phải cõng. Sau đó, Ngân Giác niệm chú khiến hòn núi Tu Di bay ngang rớt xuống khiến Tôn Ngộ Không bị nằm dưới hòn núi. Do một ngọn Tu Di Sơn không thể trấn áp được Ngộ Không, thế nên Ngân Giác đại vương đã chồng thêm 2 ngọn Nga My và Thái Sơn để đè lên Tôn Ngộ Không y như năm nào ở Ngũ Hành Sơn.
Ngự trị vùng đât Bỉnh Liên Sơn, Kim Giác đại vương và Ngân Giác đại vương là nỗi khiếp sợ của sơn thần, thổ địa.
Đối đầu Kim Giác - Ngân Giác, Tôn Ngộ Không phải một phen lao tâm khổ trí, hết biến thân thành đạo sĩ lừa lấy bảo bối, giả dạng mẹ của hai tên yêu quái đến dùng chiêu Tôn Hành Giả - Giả Hành Tôn mới đột nhập được vào trong, đoạt lại những bảo bối của Kim Giác - Ngân Giác.
Tuy nhiên, Ngộ Không cũng đã nhiều lần phải lao đao vì 2 món bảo vật là Hồ Lô Tử Kim và Bình Ngọc Tịnh của Ngân Giác - Kim Giác. Trong nguyên tác có đoạn viết, Ngân Giác đại vương cầm Hồ Lô Tử Kim, đáy chổng lên trời, miệng hướng xuống, hỏi Tôn Ngộ Không: "Ta gọi ngươi một tiếng, ngươi dám đáp lại không?", sau khi Tôn Ngộ Không ơi một tiếng liền bị thu vào hồ lô.
Tương truyền ở thuở hỗn mang, Nữ Oa đã luyện đá vá trời sinh ra linh khí trong trời đất. Lúc này trên núi Côn Luân có một cây bầu Tử Kim cho ra 2 quả. Thái Thượng Lão Quân hái bầu về rồi điểm hóa linh khí, dùng để chứa nước thánh và linh đơn. Sau đó 2 quả bầu này bị Ngân Giác đại vương và Kim Giác đại vương lấy trộm xuống trần gian tác oai tác quái.
Công năng thần kỳ của 2 món bảo bối này là khi sử dụng, chỉ cần gọi tên đối phương, người nào trả lời sẽ bị hút vào, trong vòng 1 giờ 3 khắc sẽ bị tiêu thành nước.
Dù cho, cuối cùng tuy Tôn Ngộ Không vẫn đại thắng, nhưng chúng ta có thể thấy điểm dựa lớn nhất của yêu quái chính là vu thuật hỏi tên của bảo bối hồ lô.
Tôn Ngộ Không lừa hai tiểu yêu để lấy Hồ Lô Tử Kim và Bình Ngọc Tịnh.
Thực tế, tác giả Ngô Thừa Ân viết nên tình tiết này dựa vào một câu chuyện trong Sưu thần hậu ký của Ngũ liễu tiên sinh Đào Tiềm. Chuyện kể rằng vào thời xưa có một người tên Chu Tử Văn, tên tục là A Thử. Một ngày nọ, Chu Tử Văn lên nui đi săn thì bất ngờ gặp phải một người khổng lồ cao 18-19m từ trong núi đi ra, tay cầm cung khảm sừng, mũi tên dài khoảng 0,7m. Ngay lúc Chu Tử Văn đang tự hỏi người này là ai thì người khổng lồ đột nhiên kêu: "A Thử!".
Chu Tử Văn vô ý thức đáp lại: "Ơi!", sau đó người khổng lồ lập tức giương cung bắn tên, Chu Tử Văn liền "mất hồn" đứng im chịu trận.
Đây chính là "Hắc Vu thuật", một loại thuật sử dụng tên tục, tên chữ, tên tự... để hại người khác. Ngoài ra, họ tên do cha mẹ đặt cũng có thể dùng trong vu thuật. Do đó các bộ lạc nguyên thủy và người xưa đều giữ kín họ tên của mình, nguyên nhân chính là vì danh tính có một ít "ma lực" đặc thù, có thể liên hệ chặt chẽ với linh hồn và sinh mệnh.
Bí ẩn Tây Du Ký: Áo cà sa và tích trượng của Đường Tăng thực ra là những pháp bảo đầy quyền năng? Áo cà sa và tích trượng của Đường Tăng mới thật sự là 2 pháp bảo quyền năng, nhưng yêu quái trên hành trình Tây du lại không hiểu điều đó. Tác phẩm Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân đã rất thành công trong việc mô tả 1 thế giới huyền ảo kỳ diệu, nơi có sự xuất hiện của...