Quá khó để loại bỏ game “Tàu”
Mặc dù cộng đồng gamer Việt luôn có ác cảm với MMO Trung Quốc, tuy nhiên chặng đường loại bỏ thể loại này còn lắm gian nan.
Như đã phân tích trong một bài viết trước, càng ngày phong trào tẩy chay game online tới từ Trung Quốc càng mạnh hơn trong cộng đồng tín đồ ảo Việt Nam. Một trong những lý do cốt yếu dẫn đến tình trạng ấy là vì chất lượng các sản phẩm nhập về nước quá thấp hoặc chỉ dừng lại ở mức trung bình. Ngoài ra cũng bởi tâm lý không ưa hàng “Tàu” sẵn có trong mỗi người.
Tuy nhiên để có thể thoát khỏi sự kiểm soát của game online Trung Quốc vẫn là điều quá khó, nếu không muốn nói là bất khả thi với thị trường trò chơi Việt Nam. Hãy cùng phân tích một số nguyên nhân dẫn tới sự thật phũ phàng này.
Game Trung Quốc vẫn đang chiếm lĩnh 80% thị phần MMO Việt Nam.
Sự gần gũi về văn hóa
Có lẽ đây là nguyên nhân dễ nhận ra nhất và cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc các MMO Trung Quốc dễ được lòng người chơi Việt Nam. Sự phổ biến của văn hóa phương Bắc trong xã hội nước ta chắc chắn không thể phủ nhận, thậm chí nhiều người còn nói đùa rằng giới trẻ ngày nay biết sử Trung Quốc hơn cả sử Việt.
Các bộ phim kiếm hiệp (hoặc kể cả các thể loại khác như dã sử) được trình chiếu hằng ngày trên truyền hình với số lượng quá nhiều đóng góp phần lớn vào hậu quả trên. Chỉ cần nghe thấy những cụm từ như “võ hiệp”, “tam quốc”, “thiếu lâm”, “võ đang”… là giới trẻ Việt đã cảm thấy rạo rực trong người.
Không phải ngẫu nhiên mà gamer Việt chỉ thích MMO Trung Quốc.
Đây là điều không thể tránh khỏi vì nó gắn liền với lịch sử quốc gia, nếu bảo rằng người Việt không còn quan tâm tới văn hóa Trung Quốc thì còn khó hơn… lên trời. Game cũng vậy, chỉ có thể bảo game thủ ngừng chơi game Tàu nếu họ không còn ham thích các mẩu truyện kiếm hiệp hoặc lịch sử, mà điều đó dĩ nhiên là bất khả thi.
Các NPH không dám và cũng không thể mạo hiểm
Dễ dàng nhận thấy việc MMO Trung Quốc về Việt Nam nhiều là do các NPH chỉ chăm chăm chọn loại mặt hàng này. Nguyên nhân dẫn đến điều ấy là vì chúng dễ ăn khách và cũng có doanh thu cao, nhưng trên thực tế mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Thứ nhất, thông thường với các NPH cỡ nhỏ hoặc ít tiếng tăm thì việc giao dịch với đối tác Hàn Quốc hoặc phương Tây khá khó khăn. Một số NPH còn tâm sự rằng họ gần như không có cơ hội mua game từ Hàn Quốc vì NSX tại đó rất khó tính, họ phải chắc chắn đối tác của mình làm ăn tốt thì mới gửi gắm “con cưng”.
Video đang HOT
Đối tác tới từ xứ Gấu trúc bao giờ cũng “dễ làm ăn” hơn.
Trong khi đó, các công ty Trung Quốc lại khác, họ tương đối dễ tính trong vấn đề trên và sẵn sàng làm việc với cả những NPH không tên tuổi hoặc mới thành lập, miễn là “thuận mua vừa bán”. Điều đó giải thích vì sao số lượng game Hàn, Nhật về Việt Nam thì ít mà Trung Quốc thì nhiều.
Thứ hai, với các NPH lớn thì mối quan hệ khăng khít của họ với các đối tác Trung Quốc lại khiến quá trình đàm phán dễ hơn. Ngay cả hợp đồng “ăn chia” cũng nhẹ nhàng hơn (thí dụ VNG với đối tác KingSoft chẳng hạn). Vì thế họ chẳng dại gì bỏ qua “người thân” để chơi với “kẻ lạ mặt” chưa biết tính cách ra sao.
Game nội còn chập chững
Game thuần Việt là một trong những niềm hy vọng sẽ chiếm lĩnh thị phần của game Trung Quốc trong tương lai, chúng ta đã từng chứng kiến chính Trung Quốc đánh bật các đối thủ Hàn khỏi quốc gia mình như thế nào. Vì thế nhiều người cũng hy vọng Việt Nam sẽ lặp lại được kỳ tích ấy.
Game thuần Việt còn quá non cơ trước đối thủ “Tàu”.
Nhưng sự thật là hy vọng ấy quá mong manh, các sản phẩm “made in Việt Nam” lúc này còn chập chững, lại chưa có được bản sắc riêng. Ngay cả các NSX cũng bí bách trong khâu tìm đề tài hấp dẫn người chơi nội địa. Sự gần gũi về mặt văn hóa khiến đề tài văn hóa thuần Việt không gây được mấy thiện cảm hơn so với văn hóa Trung Quốc.
Thời gian qua chứng kiến hàng loạt dự án được đầu tư bài bản như SQUAD, G3, Jay Online, The King… nhưng xét về bản chất chúng vẫn có gì đó học tập theo những MMO ngoại quá nhiều, ngay cả SQUAD còn chấp nhận thay đổi góc nhìn súng kiểu Đột Kích thì đủ hiểu rằng các NSX chưa dám tạo nên sự độc đáo riêng.
Các game phương Tây và Hàn Quốc, Nhật Bản đã không cạnh tranh được với game “Tàu” thì dĩ nhiên mọi sự trông đợi chỉ còn dồn vào game thuần Việt. Có điều như phân tích bên trên thì cũng đủ hiểu chặng đường “tẩy chay” nan giải đến thế nào.
Không có quy chế bảo hộ
Một nguyên nhân nữa tuy không quá quan trọng nhưng cũng khiến khả năng loại bỏ game Trung Quốc khó hơn, đó chính là chúng ta chưa có một chế tài nào với mục đích thắt chặt nhập khẩu các sản phẩm tới từ quốc gia này. Nên biết rằng Trung Quốc chiếm lĩnh được thị trường nước họ là nhờ chính phủ quyết tâm “bế quan tỏa cảng”.
Khó có được cơ chế siết chặt nhập game tại Việt Nam lúc này.
Ngay như các MMO nổi tiếng tầm cỡ World of WarCraft tuy miễn cưỡng được phép phát hành tại xứ Gấu trúc, thế nhưng bù lại nó bị cắt bỏ hàng loạt yếu tố đến mức tàn tạ, các bản cập nhật thì đợi kiểm duyệt cả năm trời. Mục đích việc này chỉ là để hạn chế tối đa người chơi ham thích nó.
Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, Trung Quốc thực hiện “bế quan tỏa cảng” mà không bị chính gamer nước họ phản đối là vì chất lượng các MMO nội địa đã phần nào ổn định, trong khi đó ở Việt Nam thì khác. Sự khó khăn này dẫn đến cái vòng luẩn quẩn không thoát ra nổi.
Có thực sự phải loại bỏ?
Có thực sự phải nói “Không”?
Với những phân tích bên trên, chắc hẳn mọi người đều hiểu rằng chặng đường tẩy chay game “Tàu” tại Việt Nam là bất khả thi, ít nhất là trong vòng 10 năm nữa. Thế nhưng chúng ta có thực sự phải nói không với dòng sản phẩm này? Câu trả lời xin nhường lại cho bạn đọc tự suy nghĩ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bàn tay Trung Quốc vẫn bao trùm làng game Việt
Suốt nửa năm vừa qua, số lượng MMO tới từ phương Bắc vẫn chiếm tới 90% các sản phẩm cập bến nước nhà.
Bước vào năm 2011, không đơn giản là bước qua một năm mới, mà còn là bước đến một thập kỷ mới. Năm đầu tiên sẽ đánh dấu một bước chuyển mình, hoặc một đường hướng mới cho cả giai đoạn dài. Đó chính là lí do khiến ai cũng trông đợi khi giai đoạn đầu năm tiến đến.
Thị trường game Việt cũng như vậy. Suốt gần một thập kỉ đổ bộ, game online đã ăn sâu vào cộng đồng mạng, tạo nên những đặc thù của riêng mình, khá khác biệt so với thế giới. Phát triển mạnh mẽ, có được một cộng đồng vững chắc, nhưng đó chưa phải là tất cả. Khi thập kỉ mới bước qua, các game thủ và NPH cũng cùng lúc hướng đến một sự thay đổi của cả làng game. Thêm nữa, sự héo hắt nửa cuối năm ngoái càng khiến mọi người trông chờ vào cơn gió mới.
Tháng 5 sắp kết thúc, hãy cùng xem xét xem thị trường game nước nhà đã có sự đổi mới nào hay chưa.
Thần Bài - Một trong những cái tên đáng chú ý dịp đầu năm.
Game về nước: Phần nhiều vẫn là game Tàu
MU là game đã tiên phong mở đường để game online tiến vào nước nhà, nhưng chính Võ Lâm Truyền Kỳ mới là con bài tạo nên đặc thù cho cả thị trường game, mở đường cho sự thống trị lâu dài của các game cày kéo đến từ xứ Bắc.
Dẫu cho xứ sở game online Hàn Quốc sở hữu vô số tựa game cực hay, và một phần trong số đó đã được mang về Việt Nam, nhưng đếm số tựa game có trên cả thị trường, game Trung Quốc vẫn chiếm đa số. VNG đã trở thành NPH game hàng đầu Việt Nam với những tựa game rẻ, đơn giản và ít tiếng tăm như thế. Và trào lưu này dần lan khắp cả làng game khi các NPH khác như Asiasoft, FPT cũng mang về những con bài được sản xuất ở phương Bắc, dẫu cho họ đã nổi lên bằng những tựa game của Hàn Quốc
Tinh Thần Biến - MMORPG của TQ đã được VNG mua về VN.
Nhiều người ngạc nhiên vì sao kiếm hiệp, cổ trang lại là chủ đề sống dai và ăn khách đến vậy. Nó khiến cho một phần lớn game thủ nước nhà đắm chìm trong những câu chuyện chưởng đậm chất Kim Dung. Kiếm hiệp, tiên hiệp đã quá cũ, và nhiều người mong đợi vào một sự thay đổi lớn lao trong những năm tới. Thế nhưng khi mà các NPH cứ thay nhau nhập khẩu game xứ Trung về, việc tìm ra một cái mới mẻ quả là hơi khó.
Những game về nước đầu năm, bao nhiêu game về là bấy nhiêu game Tàu. Cái này cũng có lí do của nó. Một vài game ra đã được các NPH mua từ trước, ở thời điểm làng game còn đang sôi động. Khi mà thị trường game lâm vào cơn bĩ cực thì các NPH chọn giải pháp qua ngày bằng các webgame, mà như vậy thì dễ dàng nhất là chọn một webgame của Trung Quốc, vốn đang được sản xuất nhan nhản.
Loong Online cũng tới từ "phương Bắc".
Tuy nhiên, những năm gần đây các NSX game Trung Quốc đã có những sự tiến bộ khá lớn trong công nghệ sản xuất game, giúp cho sản phẩm làm ra có chất lượng được nâng cao hơn nhiều. Vì vậy, dù cho nguồn nhập game của chúng ta không thay đổi, nhưng chất lượng mới là cái được thay đổi.
Thể loại game: chiến thuật sẽ là trào lưu mới?
Loong online hayDragonica đều là các game ngoại phiên bản Việt. Thế nên webgame bắt đầu được tuồn về, từ chỗ là một món hiếm, lạ thì có "nguy cơ" trở thành món ăn bình dân quen thuộc.
Webgame chiến thuật ra đời liên tục.
Vương Triều Chiến - Clash of Kingdoms và Tam Quốc Truyền Kỳ - Warflow. Cả hai đều là những webgame chiến thuật đặc trưng với phong cách chơi kiểu phát triển kinh tế, quân sự và mang quân đi giao chiến.
AOE, Starcraft cũng có thể bị thu hút bởi những game này. Thế mới có chuyện NPH Vương Triều Chiến có ý định mời các cao thủ Starcraft chơi thử game của mình.
Generation 3 của VTC, game thuần Việt được chăm chút khá kĩ cũng là game kiểu chiến thuật tương tự như hai game trên. Đã sở hữu trong tay Linh Vương và Thần Mộ, VTC có lẽ cũng đã "đánh hơi" thấy dấu hiệu cho thấy thể loại chiến thuật sẽ lên ngôi nên mới quyết định đầu tư vào đó. Thậm chí như Thần Bài online vừa ra mắt, cũng là một game có phong cách chơi kiểu chiến thuật với các quân bài quái vật có thuộc tính tương khác lẫn nhau.
Liệu trào lưu RTS tồn tại được bao lâu?
Sẽ là hơi sớm để nói rằng chiến thuật sẽ tạo được một trào lưu mới cho thị trường game nước nhà, thế nên ở thời điểm hiện tại, nó mới chỉ là một điều nghi vấn. Biết đâu trong thời gian tới, những game chính thống vẫn không bước ra được khỏi ngõ cụt, khi đó chắc điều này sẽ trở thành sự thật.
3D đang tiến những bước đầu tiên thay thế 2D
Dragonica, Loong online, cả hai tựa game này dẫu là game nước ngoài nhưng đích nhắm của chúng cũng là các game thủ Việt. Mua về, phát hành ở một dạng kiểu "lậu", thế nhưng NPH cũng đã cố gắng đầu tư để tậu những game ở dạng 3D, thế cũng đủ thấy là các NPH game nước nhà đánh giá tình hình trước mắt thế nào khi mua game.
Xu hướng 3D đang tràn về.
Đồ họa và môi trường 3D không chỉ là một trào lưu mà còn là một đường hướng tất yếu của các game hiện nay. Yêu cầu của yếu tố chân thực, thoải mái trong gameplay là những đòi hỏi hàng đầu khi người chơi chọn game. Các NSX hiểu điều này, và kết cục tất yếu là game ra đời lần lượt là những game có đồ họa 3D thực sự.
Tinh Thần Biến của VNG là game 2,5D, những game được đồn đại hoặc có thông tin rò rỉ sẽ về phần lớn đều là những game 3D. Qua tìm hiểu, chúng tôi đều được các NPH cho biết rằng họ đang "nắm trong tay một hoặc hai game 3D", chuẩn bị ra mắt.
Còn nhiều "át chủ bài" chưa xuất quân.
Dẫu cho chưa có những thông tin xác nhận thực sự về điều này, nhưng đó chắc chắn là đường hướng sắp đến của các NPH, và nhìn vào thực tế những gì diễn ra ở thị trường game nước nhà nửa đầu năm nay, rõ rang 3D đã có những bước khởi đầu thật sự trong việc thay thế dần dần các tựa game 2D đã cũ để bước vào một thập kỉ thống trị mới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vì sao game Trung Quốc bị ghét ở Việt Nam? Cùg tìm hiểu nhữgn dẫế phong trào tẩy chay MMOc ti Việ Nam. Võ Lm Truyề Kỳ vàá tựa game kiếm hiệp kháão nê mộ cộgồg ngiiôgảo, gắ kế chặ chẽ vớ nhau,u màhuố thủớ Hà Quố kh&ocirmc. Chấ lng game nhập về quá kém Cửu &Acirm Chn Kinh, Tiếu Ngo Giang Hồ, Lu Tinh Hồ Đệp Kiếm... Cá MMO "đỉh" khôgc nhập...