Quà gửi đảo xa từ hàng ngàn mảnh vải vụn
Những chiếc mền hoa được kết từ hàng ngàn mảnh vải vụn với hình bản đồ Việt Nam có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là món quà đặc biệt mà bà Trương Thị Ngọc Vân, SN 1948 (ngụ khu phố 2, phường 4, TP Bến Tre) gửi các chiến sĩ nơi đảo xa.
Xin vải vụn kết thành quà tặng người nghèo
Bà Vân quê gốc ở tỉnh Bến Tre, từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở chiến trường miền Đông thuộc Quân khu 7 vào năm 1965. Sau ngày hòa bình bà trở về quê hương làm công tác Đảng cho đến khi nghỉ hưu năm 2002.
Những chiếc áo trẻ em rất đẹp làm từ vải vụn
Là bộ đội, bà thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người dân trong cảnh đất nước còn khó khăn. Vì vậy, khi còn đang công tác và về hưu bà tìm mọi cách giúp đỡ gia đình khó khăn như: vận động xây nhà tình thương, giúp đỡ quần áo cho hội viên nghèo… Việc lấy nguyên liệu là vải vụn để kết thành mền, quần áo trẻ em tặng gia đình nghèo cũng đến hết sức tình cờ. Bà Vân kể lại: “Những năm đầu thập niên 1990 kinh tế khó khăn thấy đứa con gái lấy vải vụn kết hình lục giác rất đẹp nên tôi có ý tưởng xin vải vụn về kết lại thành mền đắp cho ấm. Ban đầu tôi chỉ kết 1 chiếc cho mình, 1 chiếc cho mẹ rồi sau đó tới những thành viên trong gia đình. Thấy mền từ vải vụn đắp ấm mà lại đẹp nên tôi kết cho đồng đội, những gia đình chính sách ở địa phương và từ từ cho gia đình nghèo…”.
Bà Vân suốt ngày bên bàn máy may làm quà tặng người nghèo
Video đang HOT
Thấy việc làm của bà có ý nghĩa nên những thợ may trong vùng sẵn sàng để dành vải vụn cho bà kết mền, áo quần. Đến năm 2002, bà Vân về hưu, thời gian rãnh rỗi bà dành trọn thời gian làm mền, quần áo tặng cho người nghèo. Đến nay bà làm được khoảng 50 chiếc mền các loại và hàng trăm bộ quần áo trẻ em tặng các gia đình nghèo, gia đình chính sách ở địa phương.
Chiếc mền tặng người nghèo
Khi nhiều bạn bè, đồng đội ủng hộ, bà xin thành lập tổ nhân ái với 12 thành viên gồm những phụ nữ về hưu, thợ may và cán bộ đương chức ở địa phương để chung tay làm mền, quần áo tặng người nghèo. Bà Vân cho biết: “Ban đầu mình làm một mình rất khó khăn, vất vả nhưng gần đây việc làm này rất vui, rất ý nghĩa vì có nhiều người cùng tham gia, cùng đồng hành với mình. Trong 12 thành viên thì phân công người phụ trách xin vải vụn, người cắt, ráp và may thành phẩm nên làm rất nhanh”.
Quà đặc biệt gửi đảo xa
Tình cờ thấy chương trình “Góp đá xây dựng Trường Sa” rất có ý nghĩa nên bà suy nghĩ phải làm cái gì đó gửi tặng các chiến sĩ ngoài đảo xa. Vậy là suốt năm 2013 bà dành thời gian để làm 4 chiếc mền gửi cho các chiến sĩ ở Trường Sa. Bà Vân cho biết: “Mỗi chiếc mền rất đặc biệt có hình bản đồ Việt Nam với hoa đào tượng trưng cho miền Bắc, hoa mai tượng trưng cho miền Nam. Ngoài ra còn có hình 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nền màu xanh nước biển tượng trưng cho vùng biển Việt Nam”. Theo bà Vân, để làm chiếc mền này phải kết 260 bông hình tròn với mỗi bông 7 mảnh vải hình lục giác. Do làm cần làm tỉ mỉ nên mỗi chiếc mền bà Vân phải bỏ công hơn 2 tháng ròng để cắt rồi kết nối. Cuối năm 2013, bà cùng những người bạn ở địa phương gửi 7 chiếc mền, 10 bộ quần áo trẻ em và số tiền tiết kiệm 1,4 triệu đồng gửi các chiến sĩ và bà con đang sinh sống ngoài quần đảo Trường Sa.
Bà Vân cùng thành viên trong tổ vừa hoàn thành món quà đặc biệt tặng chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở quần đảo Hoàng Sa
Dự kiến trong năm 2014, bà Vân cùng những thành viên trong tổ sẽ làm 4 chiếc mền hình bản đồ Việt Nam gửi tặng lực lượng cảnh sát biển, lực lượng kiểm ngư đang làm nhiệm vụ ngoài quần đảo Hoàng Sa. Bà Vân cho biết: “Những món quà này hết sức nhỏ nhoi nhưng có ý nghĩa rất lớn, là tấm long của người dân quê hương Đồng Khởi gửi các chiến sĩ ngoài đảo xa”. Theo bà Vân, việc làm mền có hình bản đồ Việt Nam, có quần đảo Hoàng Sa, Trường sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Đồng thời phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng biển Việt Nam.
Chiếc mền hình bản đồ Việt Nam có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Ông Trần Giang Sơn, Chủ tịch Hội cựu chiến binh phường 4 cho biết: “Bà Vân là cán bộ hưu trí, hội viên hội cựu chiến binh của phường hết lòng giúp đỡ đồng đội, người nghèo ở địa phương. Gần đây bà Vân cùng những bán bộ hưu trí ở khu phố còn làm mền có hình bản đồ Việt Nam hết sức có ý nghĩa để gửi các chiến sĩ ngoài đảo xa”.
Phía sau nhà, nơi bà Vân ngày đêm miệt mày với công việc bên chiếc bàn máy may là la liệt những bọc vải vụn được phân ra thành từng màu cẩn thận. Công việc cắt ráp từ những mảnh vải vụn theo bà đó là tất cả tấm lòng của mình gửi đến các chiến sĩ ngày đêm, canh giữ biển trời của tổ quốc.
Theo Dantri
Yêu cầu "bốn không" phi lý của Trung Quốc
Những người tôn trọng sự thật lịch sử và yêu chuộng hòa bình chờ đợi một động thái tích cực từ Trung Quốc qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, nhưng cuối cùng, vẫn không được như kỳ vọng.
Chuyến đi của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Việt Nam thu hút sự chú ý của dư luận Trung Quốc và quốc tế. Những người tôn trọng sự thật lịch sử và yêu chuộng hòa bình chờ đợi một động thái tích cực từ Trung Quốc qua chuyến đi của ông Dương Khiết Trì, nhưng cuối cùng, vẫn không được như kỳ vọng. Điều rõ ràng nhất là không có tuyên bố rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam từ chính ông Dương Khiết Trì.
Không những thế, báo chí Trung Quốc đã xuyên tạc về thông tin cuộc gặp của hai bên. Điển hình là Tân Hoa xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, còn có bài đưa ra những yêu cầu phi lý đối với Việt Nam. Theo Tân Hoa xã, nội dung "4 không" gồm: Không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải (Biển Đông); không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là "tư liệu lịch sử" để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa (Hoàng Sa, Trường Sa); không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; không được phá bỏ mối quan hệ Việt-Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ.
Rõ ràng là Trung Quốc vẫn không hề có sự thay đổi nào sau khi dư luận quốc tế đồng loạt lên án hành vi gây hấn bất chấp luật pháp quốc tế khi đưa giàn khoan Hải Dương 981 và hơn 100 tàu, kể cả tàu chiến, vào vùng biển Việt Nam từ đầu tháng 5 vừa qua.
Sự thiếu thiện chí của Trung Quốc còn thể hiện ở chỗ, trong khi ông Dương Khiết Trì đang ở Việt Nam tham dự cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt-Trung và trao đổi vấn đề "dầu sôi lửa bỏng" ở Biển Đông, thì Trung Quốc tiếp tục di chuyển thêm một giàn khoan trên Biển Đông.
Còn Ủy viên Chính hiệp Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Mã Chấn Cương lại đổi trắng thay đen khi phát biểu tại "Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ ba", do Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh chủ trì, mà Trung Quốc muốn thông qua diễn đàn này để tăng cường sức mạnh ngoại giao nhân dân, hôm 21/6 rằng: Việt Nam, Philippines, Nhật Bản hầu như đồng thời lần lượt "tranh chấp" với Trung Quốc trong vấn đề "Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), Biển Đông, đảo Senkaku. Theo đó Mã Chấn Cương cho rằng, điều này rất khó tin là "kẻ xúi giục đằng sau không phải là Mỹ", mà điều này "thể hiện rõ hơn sau chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4/2014".
Trên thực tế, các hành động cướp biển, khủng bố, thực dân... trên Biển Đông mà Trung Quốc đang làm đối với Việt Nam, Nhật Bản và Philippines lại là một hành vi bất chấp luật pháp quốc tế, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền tài phán của láng giềng, xâm phạm nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định khu vực.
Nhưng chính tại diễn đàn này, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley đã trực tiếp lên tiếng phê phán Trung Quốc, cho rằng: "Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đương nhiên sẽ nghi ngờ ý đồ muốn xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới của Trung Quốc, cho dù Trung Quốc đưa ra giải thích của mình". Ông Stephen Hadley tuyên bố: Người nào nói "Mỹ đang cùng các nước láng giềng của Trung Quốc gây phiền phức cho Trung Quốc là có ý đồ (đen tối)".
Các bài học lịch sử cho thấy, phải biết lắng nghe những gì ẩn đằng sau những lời Trung Quốc nói, đừng cả tin, đừng mơ hồ, hãy lắng nghe một cách có hiểu biết và hãy nhìn vào những hành động thực tế của Trung Quốc để biết và ứng xử cho đúng với Trung Quốc.
Theo Nguyễn Chiến
Chính phủ
Trung Quốc tiếp tục thông tin sai trái về tình hình Biển Đông Tại cuộc họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức ngày 24/6, trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về việc ngày 23/6, Đài truyền hình Việt Nam đưa tin tại hiện trường cho biết tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam tại khu vực xung quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981), Người phát...