‘Quả đu đủ xanh’ và ‘anh Bi ơi đừng lo lắng’
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp vừa có buổi chiếu phim “Đập cánh giữa không trung” cho khán giả ở liên hoan phim châu Á Osaka (diễn ra từ 3-14/3). Cô có những ghi nhận thú vị…
Rạp chiếu chất lượng không tốt lắm, màu hơi nước dưa nhẹ, các vùng tối mất chi tiết… nói chung là xem Đập cánh thấy hơi ức chế nhẹ. Mong các bạn chiếu phim ở rạp khác không bị như mình.
Khán giả không đông lắm, ghế trống vẫn còn 1/3, và không ai là người Việt cả.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp chỉ đạo diễn xuất trong Đập cánh giữa không trung. Ảnh tư liệu.
Bắt đầu xem phim… khán giả im phăng phắc, đến nửa phim… khán giả vẫn im phăng phắc, cứ vậy kéo dài đến khi phim còn 10 phút… cảm giác như tất cả đã bị đóng băng… chả có phản ứng gì cả. Một cái nhúc nhích nhẹ, một cái nghiêng đầu, hay một một tiếng ngáy chả hạn… cũng không.
Những chỗ nghĩ sẽ bật cười, những chỗ nghĩ sẽ sợ hãi… hoàn toàn im lặng. Nhủ trong lòng, thôi, thế là xong nhé! Giao lưu mà thế này thì… chả nhẽ lại thôi.
Đèn bật sáng, khán giả mặt cũng không đến nỗi hằm hè lắm… Các câu hỏi đưa ra, xúc động nhất là những câu hỏi hoàn toàn bằng tiếng Việt! Xin kể ra đây cho mọi người biết khán giả xem phim họ chú ý đến những điều gì…
Video đang HOT
- Cảm ơn chị, phim rất là tuyệt, giờ được nhìn chị thấy chị rất là xinh. Chị ơi, tên tiếng Việt có giống tên tiếng Anh không? Vì tôi thích cái tên nhưng không hiểu là đang đập cánh ở đâu hay là trên mặt đất?
- Tôi nói tiếng Việt được một chút, tôi nói là phim tốt quá. Mặc dù không có phở và áo dài (chuyển sang nói tiếng Nhật) Hình ảnh đẹp quá và chị mặc áo dài rất đẹp.
- Tôi ít xem phim Việt Nam nên chỉ biết 2 phim lâu rồi. Một là Quả đu đủ màu xanh, đẹp lắm nhưng mà thấy không thực tế lắm. Hai là Anh Bi ơi, đừng lo lắng, tôi thấy phim chị và phim Anh Bi ơi, đừng lo lắng gần gũi với thực tế hơn. Chị có nghĩ thế không?
- Tôi chia sẻ nhưng tất nhiên không quên quảng cáo rằng đạo diễn phim anh Bi ơi đừng lo lắng đóng vai tay thầy giáo toát mồ hôi trong Đập cánh… và cũng có phim chiếu năm nay luôn.
Chị ấy là người Nhật nhưng nói tiếng Việt để kể về cảm xúc với Đập cánh…
- Chị ơi, tôi thích nhất nhân vật Linh, tôi là phụ nữ tôi thông cảm với Linh lắm, tôi không biết nói sao (khóc).
- Chị ơi, tôi thích nhất đoạn Huyền ngồi trước tủ lạnh mở. Ở Nhật chẳng bao giờ được làm thế đâu, mọi người sẽ nói đóng lại, đóng lại ngay. Ở Hà Nội có phổ biến mở tủ lạnh rồi ngồi không?
Khán giả Osaka thích Đập cánh…
Ra bên ngoài thì khán giả xếp hàng sẵn để xin chữ kí, chụp ảnh, hỏi thêm. Và độc đáo nhất là tặng quà cho đạo diễn.. Thật ra là xúc động phết đấy!
À, hồi nãy có hỏi vì sao khán giả xem phim thật yên lặng. Cô phiên dịch nói là như thế là bình thường lắm. Người Nhật mà!
Theo Nguyễn Hoàng Điệp/ Tuổi Trẻ
Long đong số phận phim nghệ thuật
Bộ phim "Người trở về" (đạo diễn Đặng Thái Huyền) vừa được chiếu miễn phí vào 3 ngày 17, 18 và 19/10 tại rạp CGV Parkson Paragon trong khuôn khổ chương trình CGV Art House.
Dự án CGV Art House là hệ thống các phòng chuyên trình chiếu những tác phẩm điện ảnh nghệ thuật của Việt Nam và Hàn Quốc nằm trong hệ thống cụm rạp của CGV với mức giá ưu đãi. Ở cụm rạp Parkson Paragon (TP HCM) có phòng chiếu M-Cinema (chiếu phim Việt Nam) và phòng chiếu số 2 (chiếu phim Hàn Quốc). Ở cụm rạp CGV Hồ Gươm Plaza (Hà Nội) có phòng chiếu số 5 (chiếu luân phiên phim Việt Nam lẫn Hàn Quốc). Tất cả có giá cố định 40.000 đồng/vé.
Cảnh trong phim Người trở về (Ảnh do đoàn phim cung cấp
Ra đời từ cuối năm 2014, rạp chiếu chuyên biệt do CGV khởi xướng đã trở thành cầu nối, giúp những tác phẩm điện ảnh Việt mang tính nghệ thuật tìm được đầu ra. Đồng thời đây cũng là sân chơi dành cho các nhà làm phim trẻ nhằm khuyến khích những bộ phim ngắn ra đời và trình chiếu rộng rãi.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp từng cho biết cô đã mang phim Đập cánh giữa không trung đi gõ cửa vài nhà phát hành nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu vì không ai mặn mà quảng bá dòng phim này. May thay gặp được dự án Art House của CGV nên phim mới có được khoảng trời để đập cánh đến với khán giả, dù ít ỏi. Sau Đập cánh giữa không trung, một số phim khác được giới thiệu đến công chúng như Cánh đồng bất tận, Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng, Những đứa con của làng và mới đây nhất là Người trở về.
Song, bên cạnh niềm vui giải quyết được đầu ra cho các tác phẩm nghệ thuật, dự án CGV Art House còn ngổn ngang những nỗi lo khác: Với kinh phí đầu tư phòng chiếu hiện đại, sang trọng thì mức giá 40.000 đồng/vé rõ ràng là thu không đủ chi (đối với những phim có bán vé). Đó là chưa kể việc khán giả đến với những bộ phim này không phải là con số khả quan. Ngoại trừ phim tài liệuChuyến đi cuối cùng của chị Phụng sốt vé nhờ hiệu ứng tốt từ câu chuyện lạ, còn Đập cánh giữa không trung doanh thu không nhiều. Riêng phim Cánh đồng bất tận đã quá cũ nên chịu cảnh đìu hiu. Với các phim được chiếu miễn phí lại càng khó kéo khán giả hơn vì tâm lý phim dở mới chiếu miễn phí.
Một vấn đề đáng lo ngại khác là rạp chiếu không nằm ở vị trí đắc địa, nơi tập trung đông dân cư nên sẽ là cản trở lớn để khán giả đến với rạp. Trong khi ở trung tâm thành phố có quá nhiều cụm rạp với phim bom tấn, phim thị trường hấp dẫn, khán giả sẵn sàng bỏ tiền cao ra mua vé thay vì đi xa xem phim nghệ thuật với giá rẻ, thậm chí miễn phí. Nhiều người trong giới đặt câu hỏi: "Tại sao phải chờ đến CGV mới có vài phòng chiếu dành cho phim nghệ thuật trong khi nhà nước luôn chủ trương làm phim nghệ thuật? Giá như các rạp tư nhân ở khu trung tâm rộng cửa hơn với các dòng phim".
Phát hành 4 phim trong gần 1 năm (không tính 1 phim cũ và phim Hàn Quốc) là quá ít ỏi. Nguồn phim dự trữ để trình chiếu cũng là nỗi lo không ít của đơn vị phát hành này. Với phim mới, họ phải gửi lời mời chào đến những nhà làm phim ngắn, những người làm phim độc lập còn với những phim cũ lại gặp nhiều khó khăn trong vấn đề bản quyền. Tâm huyết tìm được lối ra cho phim nghệ thuật của CGV Art House là đáng trân trọng song việc mang dòng phim này đến gần với khán giả một cách rộng rãi vẫn còn là đường dài đầy gian nan.
Theo Ngọc Phương/Báo Người Lao Động
Phim Việt dự Oscar: Tranh cãi không hồi kết "Đập cánh giữa không trung" từng tham dự nhiều LHP Quốc tế trong suốt một năm qua, được chính LHP Quốc tế Hà Nội lần II vinh danh, nhưng lại trở thành "bại tướng" trước "Trúng số". Trước ngày 1/10 hàng năm, Hội đồng tuyển chọn phim tham dự giải Oscar sẽ đưa ra quyết định chọn một tác phẩm để đại diện...