Quả đào làm đẹp, chữa nhiều bệnh
Đào là một trong những loại quả quí. Và không chỉ thế, quả đào còn có tác dụng chữa bệnh cũng như dưỡng nhan sắc.
Ảnh minh họa: Internet
Quả đào còn có tên đào tử, mao đào, đào thực, hồng đào… Tên khoa học: Prunus persica Stokes., họ Hoa hồng (Rosaceae). Đào có hàm lượng cao glucose, sucrose và fructose, chất xơ, protein, lipid, Ca, P, Fe, K, caroten, các sinh tố B1, B2, C, acid nitric.
Đặc biệt hàm lượng sắt cao, cần thiết cho phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt. Đào chín có nhiều acid hữu cơ và chất xơ có tác dụng kích thích tiết dịch tiêu hóa, làm tăng nhu động dạ dày, ruột, thuận lợi cho tiêu hóa. Vị chua ngọt, tính ấm; vào can và trường vị nên đào có tác dụng sinh tân nhuận tràng, hoạt huyết tiêu tích.
Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng, sốt, khát nước (thử nhiệt phiền khát), táo bón, chấn thương đụng giập, các chứng kiết lỵ, bế kinh… Hằng ngày có thể dùng 2 – 6 quả chín tươi hoặc dạng mứt khô.
Dưỡng da, bảo vệ nhan sắc: đào chín hoặc mứt đào khô ăn ngày 1 – 4 trái.
Hoặc mát-xa da mặt bằng đào: đào tươi 2 quả gọt vỏ bỏ hạt, xay nhuyễn, ép lấy nước; thêm ít nước cơm, đắp lên da mặt mỗi ngày.
Dùng trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng: đào chín gọt vỏ, thái lát bỏ hạt, dùng đường trắng ướp ăn tráng miệng sau bữa ăn.
Cảm nóng, cảm nắng, mất nước, khát nước: đào chín rửa sạch, gọt vỏ ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 3 quả.
Trường hợp bế kinh, kinh ít, thông kinh: đào chín 2 quả, nhân hạt đào 9g, sirô 30g. Đào gọt vỏ ngoài, tách bỏ hạt, thêm nước chưng cách thủy cho chín nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần.
Người yếu phổi, hen, ra mồ hôi trộm: đào chín 2 – 3 quả, gạo tẻ 60g. Đào rửa sạch, bỏ hạt xay nhuyễn, cùng gạo nấu cháo. Khi cháo chín cho bột đào và đường vừa ăn, đun sôi. Ngày ăn 2 lần (sáng và tối).
Video đang HOT
Người có chứng miệng khô, ít nước bọt, người già hư nhược, phụ nữ và trẻ em thiếu máu do thiếu sắt: đào tươi ngày ăn 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả. Công dụng: tăng tiết nước bọt, ích khí, nhuận tràng, hoạt huyết.
Kiêng kỵ: Không nấu với thịt ba ba, rùa, xương truật, bạch truật. Không nên ăn nhiều sinh nhiệt lở ngứa, những người mắc bệnh về nhiệt hạn chế ăn.
Theo SKDS
Nước mát trong mùa nắng nóng
Đây là các loại thực - thảo dược rất quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm giúp bạn tự chế biến những đồ uống giải khát bảo vệ sức trong mùa nóng.
Dừa
Dùng nước dừa uống để bổ dưỡng và giải khát. Ngày uống 2-3 trái, không thêm đường, muối, ướp lạnh càng tốt.
Rau má
Ngày dùng 50 g cây tươi giã nát, thêm nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc cho vào máy xay sinh tố) chia 2 lần uống trong ngày. Có thể nấu nước uống nhưng hiệu quả không bằng dùng tươi. Công dụng: Chữa sốt, sởi, nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy, táo bón, vàng da, đái dắt, tiểu buốt, thống kinh, khí hư bạch đới, giãn tĩnh mạch, mụn nhọt.
Sắn dây
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g bột sắn dây pha với 200 ml nước sạch, uống nguội. Hoặc dùng 50 g rễ củ khô nấu với 1 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa cảm sốt, nhức đầu, khát nước, mụn nhọt.
Mía lau
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly ướp lạnh. Hoặc dùng 100 g cây mía tươi rửa sạch, chẻ nhỏ nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa sốt, khát nước, tiểu tiện ra máu, chữa nôn ọe.
Rễ tranh
Mỗi ngày dùng 50 g rễ tranh 50 g râu ngô (râu bắp) và nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Chữa tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, sốt nóng
Râu ngô
Còn gọi là râu bắp. Mỗi ngày dùng 50 g râu ngô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, được dùng trong bệnh tim, tăng huyết áp, viêm bàng quang, viêm niệu quản, sỏi thận, viêm túi mật.
Mã đề
Tốt nhất là lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày uống 2 lần. Công dụng: Lợi tiểu, chữa phù, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu, sỏi thận, ho lâu ngày, viêm phế quản, đau mắt đỏ.
Râu mèo
Tốt nhất dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sạch, vắt lấy nước cốt. Liều cho 1 lần là 100 g, ngày 2 lần. Nếu dùng lá khô thì chỉ được hãm nước sôi chứ không được nấu vì sẽ mất hoạt chất. Ngày 50 g lá khô cho vào 2 lít nước sôi, uống cả ngày. Công dụng: Lợi tiểu, chữa sỏi thận, phù, sốt phát ban, cúm, thấp khớp, viêm gan, vàng da, sỏi túi mật.
Bí đao
Dùng 500 g bí đao tươi cả vỏ, hạt nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Tiêu phù, thông tiểu, giải khát, mát tim, trừ phiền nhiệt, tiêu sưng, tiêu mụn nhọt. Vỏ quả dùng chữa tiểu dắt do bàng quang nhiệt hoặc tiểu ra chất nhầy.
Thuốc dòi
Mỗi ngày dùng 200 g lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300 ml nước sạch, vắt lấy nước cốt và thêm 1 muỗng canh mật ong. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Công dụng: Trị cảm ho hoặc ho lâu ngày, viêm họng, lỵ, viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu tiện.
Hoa cúc
Dùng 20 g hoa cúc khô nấu với 2 lít nước, để sôi 15 phút. Uống cả ngày. Công dụng: Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt, sốt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt khô, mắt mờ, tăng huyết áp, mụn nhọt, sưng tấy.
Lười ươi
Ngày dùng 5 hạt bỏ vào 1 lít nước nóng, chờ 10 phút cho hạt nở ra, khuấy đều thành một thứ nước sền sệt như thạch, thêm đường hoặc mật ong vào cho đủ ngọt, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, lợi cổ họng, giải độc, thường dùng chữa ho khan, cổ họng sưng đau, nôn ra máu, chảy máu cam.
Mủ trôm
Mỗi lần dùng 20 g mủ trôm khô rửa sạch ngâm với 1 lít nước cho nở ra, thêm đường vào cho đủ ngọt. Công dụng: Ăn để giải khát, giải nhiệt, giải độc.
Sương sâm (còn có tên sâm long, dây sâm, sâm nam leo, lá mối).
Lấy 100 g lá sương sâm tươi già, bỏ lá úa, lá sâu. Rửa sạch, tránh làm rách lá, dùng 1 rây lớn đặt vào 1 thau sạch có sẵn 1 lít nước đun sôi để nguội. Bỏ lá sương sâm vào rây vò mạnh cho nát lá từ 15-20 phút, lọc nhanh, bỏ bã. Vớt hết bọt nổi lên trên mặt rồi để yên cho đông lại thành thạch sâm. Khi ăn thì xắt nhỏ, trộn đường. Công dụng: Lá có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, nhuận trường nhẹ. Chữa tiểu vàng, tiểu rắt, nóng ruột, sôi bụng.
Sương sáo
Thân lá sương sáo khô xay thành bột, đổ nước ngập dược liệu rồi nấu kỹ, lọc lấy nước, thêm ít bột gạo vào, khuấy đều và nấu cho sôi lại, để nguội sẽ có một thứ keo đặc nhưng mềm gọi là sương sáo. Khi ăn xắt nhỏ thạch đen và cho thêm đường. Công dụng: Mát.
Lương y - dược sĩ Bàng Cẩm
Người lao động
Mẹo đơn giản trị cảm nắng Những đợt nắng nóng kéo dài suốt mùa hè gây hại cho sức khỏe con người. Nếu không chú ý, bạn rất dễ bị cảm nắng, say nắng. Một vài mẹo trị cảm nắng dưới đây sẽ giúp bạn tự chăm sóc mình cũng như người thân khi bị cảm nắng. Người bị cảm nắng thường có các triệu chứng như da đỏ...