Quá “dại” khi chọn đẻ mổ
Đẻ mổ mang lại nhiều nguy cơ với cả sản phụ và trẻ sơ sinh mà có thể mẹ chưa biết.
Ngày nay đẻ mổ là phương pháp cứu cánh cho các mẹ có tâm lý sợ đau đẻ, những mẹ có biến chứng trong thai kỳ hoặc trong những trường hợp không thể đẻ thường được. Đồng ý rằng, phương pháp đẻ mổ sẽ giúp mẹ đỡ phải đối mặt với cơn đau chuyển dạ, thời gian mổ đẻ cũng nhanh hơn và đặc biệt sẽ là phương pháp hữu hiệu với những mẹ có bệnh lý thai kỳ. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp sinh nở nào cũng có hai mặt ưu và nhược điểm. Đối với đẻ mổ, dường như ẩn chứa nhiều rủi ro hơn với cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Dưới đây là những nguy cơ mà mẹ và bé sẽ phải đối mặt khi chọn đẻ mổ. Chị em nên tham khảo trước khi quyết định có nên đẻ mổ hay không nhé!
Nguy cơ với mẹ
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Với những mẹ đẻ mổ, nguy cơ bị nhiễm trùng là rất cao. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở vết thương mổ đẻ, trong tử cung hoặc trong cơ quan vùng chậu khác như bàng quang. Theo số liệu thống kê, có đến 30% bệnh nhân mổ lấy thai bị nhiễm trùng hậu sản. Kết quả là thời gian nằm viện của các mẹ sẽ kéo dài hơn và tăng nguy cơ xấu với sản phụ.
Mất máu và xuất huyết
Máu bị mất đi trong quá trình sinh mổ sẽ lớn hơn rất nhiều so với sinh thường. Sau sinh, chị em đẻ mổ thường bị thiếu máu và phải truyền máu. (6/100 phụ nữ phải truyền máu sau sinh mổ).
Chấn thương các cơ quan khác
Sinh mổ cũng mang thai nguy cơ cao bị chấn thương cho các cơ quan khác như bàng quang hay ruột. Trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai, nếu có bất cơ sai sót gì có thể gây vết xước, vết rách ảnh hưởng đến các bộ phận khác như bàng quang, ruột và gây ra các biện chứng sau này.
90% số mẹ chọn sinh mổ lần đầu sẽ phải sinh mổ lần 2, lần 3. (ảnh minh họa)
Tăng nguy cơ mổ lấy thai lần 2
Video đang HOT
90% số mẹ chọn sinh mổ lần đầu sẽ phải sinh mổ lần 2, lần 3. Kết quả khảo sát còn cho biết, những mẹ mổ lấy thai còn phải đối mặt với các phẫu thuật bằng quang sau sinh.
Nguy cơ cắt bỏ tử cung
Các mẹ đã từng trải qua ca sinh mổ còn phải đối mặt với nguy cơ bị cắt bỏ tử cung trong thai kỳ hiện tại hoặc trong tương lai vì bị chảy máu không kiểm soát ở vết mổ đẻ lần đầu.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng bệnh các tế bào nội mạc tử cung xuất hiện và phát triển mạnh trong khu vực bên ngoài khoang tử cung. Các tế bào này bị ảnh hưởng của kích thích tố nữa và phản ứng một cách tương tự như các tế bào tìm thấy bên trong tử cung. Triệu chứng bệnh thường nặng hơn trong chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ đã từng mổ lấy thai có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ trong tử cung và phải phẫu thuật để loại bỏ những tế bào bất thường này.
Nguy cơ tái nhập viện cao
Bệnh nhân mổ lấy thai có nguy cơ tái nhập viện sau sinh cao gấp 2 lần với các bệnh như nhiễm trùng tử cung, biến chứng sản khoa tại vết thương phẫu thuật , thuyên tắc huyết khối (cục máu đông), sỏi mật bà viêm ruột thừa… Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể đi đến phổi và não gây thuyên tắc phổi hoặc đột quỵ.
Nguy cơ tử vong cao
Nguy cơ mẹ tử vong trong quá trình sinh mổ cao gấp 2-4 lần so với mẹ sinh thường. Thoe số liệu thống kê tại Hoa Kỹ, mỗi năm có đến 180 sản phụ tử vong khi sinh mổ.
Biến chứng do gây mê và thuốc
Thuốc gây mê và các loại thuốc tiêm vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật mổ lấy thai diễn ra ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nguồn sữa mẹ.
Biến chứng phát sinh từ vết sẹo
Những biến chứng thường thấy nhất là đau vùng chậu, các vấn đề bất thường về đường ruột và đau trong quá trình giao hợp. Vết sẹo mổ lấy thai trong lần đầu cũng dễ gây những biến chứng cho lần mang thai sau như nhau tiền đạo, nhau thai accreta hoặc bong nhau non. Những bệnh này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Nguy cơ vô sinh thứ phát, mang thai ngoài tử cung và sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân trong những lần mang thai tiếp theo cũng tăng lên với mẹ đẻ mổ.
Sữa về muộn
Hầu hết các mẹ đẻ mổ đều gặp vấn đề sữa lâu về sau sinh, có những người phải chờ đến cả tuần sau. Trong khi đó, nếu mẹ đẻ thường thì sữa sẽ về ngay hoặc chỉ sau đó 1-2 ngày. Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn.
Nằm viện lâu hơn
Hầu hết các ca sinh mổ thường phải nằm lại viện từ 5-7 ngày.
Lâu phục hồi
Thời gian mẹ phục hồi sau đẻ mổ có thể kéo dài từ hàng vài tuần đến cả tháng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình chăm sóc bé về sau. Theo số liệu thống kê, 1/14 phụ nữ cho biết họ đau vết mổ trong suốt 6 tháng đầu sau sinh.
Em bé được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp và bệnh hen suyễn. (ảnh minh họa)
Nguy cơ với bé
Hội chứng suy hô hấp
Em bé được sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ cao bị hội chứng suy hô hấp và bệnh hen suyễn. Trẻ sơ sinh được mổ lấy thai cũng cần sự trợ giúp về y tế do khó thở hơn những trẻ được sinh thường.
Sinh non
Em bé được sinh ra bằn phương pháp đẻ mổ cũng có thể chào đời sớm, đặc biệt trong những trường hợp xác định ngày dự sinh không chính xác. Những rủi ro thường gặp với bé bị sinh non là gặp vấn đề về đường hô hấp, vàng da, mất nước, nhiễm trùng… Đến tuổi đi học, trẻ sinh non cũng gặp khó khăn để hòa đồng cùng các bạn đồng lứa.
Tăng huyết áp phổi
Tăng huyết áp phổi là sự gia tăng huyết áp động mạnh phổi, tĩnh mạch phối hoặc mao mạch phổi. Em bé sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có nguy cơ mắc triệu chứng trên cao gấp 5 lần so với trẻ sinh thường.
Ảnh hưởng của thuốc
Trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Khó bú mẹ
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trẻ sinh bằng phương pháp đẻ mổ khi ra đời sẽ khó nún ti mẹ hơn và mất nhiều thời gian để làm quen với việc này hơn trẻ sinh thường.
Theo VNE
Ngừa đái tháo đường từ thiên nhiên
Curcumin (tạm dịch là nghệ), một hoạt chất chính tạo màu và hương vị đặc trưng của bột càri, có thể giúp làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2.
Các nhà nghiên cứu cho rằng phát hiện này là một điều thú vị, song còn quá sớm để có thể biến curcumin thành một loại thuốc phòng ngừa bệnh đái tháo đường.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học Thái Lan đã tiến hành thử nghiệm trên 240 người tiền đái tháo đường. Những người tham gia nghiên cứu được huấn luyện lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống và tập thể dục thích hợp trong vòng ba tháng trước khi bắt đầu nghiên cứu.
Sau đó họ được phân chia ngẫu nhiên thành hai nhóm, một nhóm uống viên nang có chứa curcuminoid và nửa còn lại uống giả dược để đối chứng. Kết quả cho thấy nhóm uống viên nang bột càri giảm được gần 20% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi so với nhóm đối chứng.
Tuy không đưa ra lời giải thích chính xác cho mối liên quan này, nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể do curcumin có đặc tính kháng viêm mạnh đã đẩy lùi hiện tượng viêm đóng vai trò quan trọng trong nhiều bệnh, trong đó gồm cả bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch.
Theo VNE
Lá vông nem chữa mất ngủ Lá vông nem được dùng chủ yếu trong nhân dân để chữa mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc nhức đầu rất tốt Cây vông nem còn có tên khác là cây vông, hải đồng bì, thích đồng bì, là loại cây cao 10 - 20m, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 chét, dài 20 - 30 cm, lá chét màu xanh và...