Qua cơn chứ chưa hết bão
Đối với thế giới tài chính, năm 2016 khởi đầu thật tồi tệ khi thị trường chứng khoán Trung Quốc lại hỗn loạn và ảnh hưởng tiêu cực đến thế giới.
Trung Quốc vừa trải qua 2 lần buộc phải ngừng giao dịch chứng khoán trong tuần đầu năm mới 2016 – Ảnh: Reuters
Sau 2 lần buộc phải ngừng giao dịch chứng khoán trong tuần đầu năm mới, chính phủ Trung Quốc hiện đã ổn định được thị trường và chặn được đà mất giá của nhân dân tệ. Tuy nhiên, ở nước này mới qua được một cơn bão chứ không phải đã hết bão.
Để xảy ra khủng hoảng chứng khoán hay sụp đổ thị trường thì tình hình tài chính, tiền tệ, ngân hàng và kinh tế của Trung Quốc còn tồi tệ hơn rất nhiều, đến mức kịch bản này rất ít khả năng xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ lặp lại những hỗn loạn như mới rồi hay hồi giữa năm ngoái.
Nói theo cách khác, vấn đề hiện tại đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là khó có thể khôi phục được cả nhịp độ cao lẫn tính bền vững. Vấn đề lớn trên phương diện tiền tệ là Bắc Kinh vừa muốn phá giá bản tệ để thúc đẩy xuất khẩu lại vừa muốn và phải nâng giá đồng tiền này để tránh gây chiến tranh tiền tệ lẫn tranh chấp thương mại với các đối tác bên ngoài cũng như để tiếp tục quốc tế hóa nhân dân tệ. Kinh tế Trung Quốc vì thế hiện tại không những không đảm đương được vai trò đầu tàu và động lực mà còn ẩn chứa nhiều rủi ro cho tăng trưởng kinh tế thế giới.
Video đang HOT
Tác động và hậu quả của khủng hoảng chứng khoán hay sụp đổ thị trường ở Trung Quốc sẽ rất tai hại đối với nước này lẫn thế giới bên ngoài. Vì thế nên dẫu một đợt bão đã qua thì nỗi lo ngại chung vẫn chưa nguôi.
La Phù
Theo Thanhnien
Nhà đầu tư nhỏ lẻ mất niềm tin vào chứng khoán Trung Quốc
Giới đầu tư nhỏ lẻ, những người thực hiện đến 80% giao dịch trên sàn chứng khoán Trung Quốc, đang bắt đầu mất niềm tin vào thị trường. Họ từ bỏ cổ phiếu, dành thời gian rảnh để nghỉ ngơi và du lịch.
Một nhà đầu tư Trung Quốc đang nghỉ trưa - Ảnh: Bloomberg
Hua Jie năm nay 56 tuổi, đã về hưu và đang sống ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Bà bắt đầu chơi chứng khoán từ hơn một thập kỷ trước, tuy nhiên, chưa khi nào bà cảm thấy thất vọng về thị trường như lúc này.
"Tôi không còn muốn chơi trò này nữa. Tôi đã mất niềm tin vào các nhà quản lý", bà Hua, một cựu nhân viên bán hàng tại cửa hàng điện tử tiêu dùng ở thành phố Thành Đô cho hay.
Cảm xúc của bà Hua không phải là duy nhất. Sau một tuần khó khăn trong chuỗi thời gian biến động mạnh nhất của chứng khoán Đại lục, kể cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ hăng hái nhất cũng bắt đầu tỏ ra chán nản, theo Bloomberg.
Và không như các thị trường khác trên thế giới, thị trường Trung Quốc khá đặc biệt và đây chính là vấn đề: các nhà đầu tư nhỏ lẻ thực hiện đến 80% các giao dịch trên sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến. Ở Mỹ, tỷ lệ nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào thị trường chỉ là 15%.
Tuần này, chỉ số chuẩn CSI 300 giảm 9,9% và nhiều người rời bỏ thị trường. Họ nhìn thấy một trong những nỗ lực quản lý thị trường bất thành của giới chức Trung Quốc. Cơ chế "cầu chì" bị tạm ngừng sau 4 ngày áp dụng vì bị cho là khiến nhà đầu tư hoảng sợ nhiều hơn là bình ổn thị trường.
Các nhà làm luật cũng lặp lại lo ngại nói trên khi thông báo ngừng sử dụng cơ chế này. Họ cho hay cơ chế "cầu chì" đã có một "tác dụng nam châm" khi đóng cửa sớm thị trường hai lần trong tuần. Khi thị trường chạm cận ngưỡng kích hoạt tạm ngưng giao dịch, một số nhà đầu tư tiếp tục giao dịch, "đẩy nhanh sự sụt giảm và làm tăng các đợt bán tháo".
"Sau khi cân nhắc, tác động tiêu cực hiện giờ đang cao hơn tác động tích cực", giới chức Đại lục cho biết.
Pan Weiting, nhân viên kế toán 31 tuổi ở Thượng Hải, đã bán cổ phiếu trong những ngày vừa qua và đang có kế hoạch cắt giảm thêm nữa lượng cổ phần nắm giữ dù chỉ số CSI 300 đã phục hồi khi tăng 2% trong ngày giao dịch 8.1.
Pan cho hay có một cảm giác gia tăng cho rằng giới chức đang gây hại nhiều hơn là lợi khi cố gắng ổn định thị trường: "Có quá nhiều sự can thiệp và chúng tôi, những nhà đầu tư đôi khi cảm thấy thua lỗ và không biết phải làm sao. Phân tích kỹ thuật không cho ra kết quả ở đây, các nguyên tắc cơ bản cũng không hiệu quả ở đây".
Biến động của CSI 300 tăng lên mức cao nhất trên toàn cầu trong tuần này, với thước đo biến động của chỉ số này trong 10 ngày qua lên mức cao nhất trong 4 tháng.
Với bà Hua, người về hưu sống ở tỉnh Tứ Xuyên, đợt bán tháo trong tuần này khiến bà và bạn bè lo lắng nhiều. Bà không nhìn thấy một viễn cảnh tươi sáng cho tình trạng hỗn loạn hiện nay. Giờ đây, khi từ bỏ cổ phiếu, bà không còn bị buộc phải ngồi trước màn hình máy tính giám sát thị trường.
"Tôi có nhiều thời gian hơn để đi du lịch. Tỉnh Vân Nam và New Zealand đang nằm trong danh sách điểm đến của tôi trong năm nay. Tôi có thể có một lối sống khỏe mạnh hơn", bà Hua chia sẻ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chứng khoán thế giới tiếp tục gặp khó trong năm 2016 Dù Fed hành động thận trọng, thế giới vẫn đang trong bước ngoặc ngắt quãng bởi đợt tăng lãi suất lịch sử. Năm 2016 có thể chứng kiến hầu hết các nền kinh tế tiếp tục gặp khó với suy thoái. Ảnh: Reuters Chắc chắn một trong những câu chuyện lớn nhất năm qua trên thị trường chứng khoán là giá dầu thô,...