Quả chiêu liêu hồng trị bệnh đường hô hấp
Quả chiêu liêu hồng Đông y gọi là kha tử (Fructus Terminaliae chebulae) là quả chín phơi sấy khô của cây chiêu liêu hồng. Kha tử có chứa các acid amin, các chất đường, các tanin, chất làm săn da…
Kha tử có polysaccharid có tác dụng giảm ho mạnh hơn codein.
Các tanin là kháng sinh tự nhiên có tác dụng: kháng nấm, kháng khuẩn (tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella typhi, pseudomonas aeruginosa), kháng virus ( cúm A, cúm B, rhinovirus, adenovirus, Coronavirus, Herpes simple virus…) là tác nhân gây các bệnh đường hô hấp, nguy hiểm nhất là viêm phổi và suy giảm hệ thống miễn dịch. Kha tử còn có tác dụng nâng cao sức để kháng.
Kha tử vị chua chát. Tính bình. Vào các kinh: phế, đại tràng, có công dụng liễm phế, giáng hỏa, lợi hầu họng, sáp trường, chỉ tả.
Kha tử nhục: Rửa sạch quả kha tử, ngâm nước nóng 80oC trong 10 phút, vớt ra để khô nước, đập cho dập quả rồi tách thịt ra, bỏ hạt. Cắt thành miếng nhỏ đều nhau rồi phơi hoặc sấy khô (nên cắt 2 đoạn đầu quả trước vì đây là nơi thịt quả dày nhất, sau mới bóc nốt phần còn lại). Bảo quản trong lọ khô sạch, để dùng khi cần (không bị mốc bao giờ).
Cách dùng: Ngậm trực tiếp miếng kha tử nhục (tiện nhất là trước khi ngủ) trong miệng rồi nuốt nước (khi thấy nhạt thì nuốt bã, thay miếng khác) để chữa ho có đờm và ho khan, ho dai dẳng, viêm phế quản mạn tính, viêm họng đỏ, viêm thanh quản (người đã dùng kháng sinh hoặc các thuốc khác chữa các bệnh này vẫn không khỏi thì phải ngậm kha tử nhục 24h chỉ trừ lúc ăn uống và giao tiếp).
Chữa khản tiếng, mất tiếng. Phòng chống cúm và các bệnh đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây nên. Ngày dùng từ 3-6g kha tử nhục (dùng liều cao ngay 1 lúc có tác dụng tẩy cho người táo bón).
Chữa viêm đại tràng: hàng ngày ngậm và nuốt nước thường xuyên kha tử nhục hoặc sắc nước 5g kha tử nhục làm nước uống cả ngày. Chữa ho cho trẻ sơ sinh: mẹ nhai và nuốt kha tử nhục hàng ngày để tăng sức đề kháng trong sữa cho con bú.
Video đang HOT
Quả kha tử.
Phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc có kha tử
Kha tử mật ong: Cho kha tử nhục vào lọ rộng miệng rồi rót mật ong vào vừa ngập. Đóng nút lọ, ngâm trong 30 ngày là dùng được. Khi dùng cũng ngậm như trên.
Kha tử dùng cho trẻ em: kha tử nhục 10g sắc 3 lần với nước cô lại còn 150ml cho thêm 50ml mật ong (10ml thuốc có 0,5g kha tử). Trẻ 12 tháng uống mỗi lần 5ml thuốcx3 lần/ngày. Trẻ 24 tháng uống mỗi lần 7ml thuốcx3 lần ngày. Trẻ 36 tháng uống mỗi lần 10ml thuốcx3 lần ngày. Trị các bệnh ho, viêm họng.
Bài thuốc có kha tử: Chữa ho lâu ngày: Kha tử nhục 6g, đảng sâm 10g, mạch môn đã bỏ lõi 10g. Sắc 3 nước, cô lại còn 300ml, thêm 30ml mật ong rồi chia làm 3 lần uống trong ngày (sáng, tối,và trước khi ngủ đêm). Dùng liên tục đến khi khỏi.
Chữa ngộ độc thức ăn: Kha tử nướng chín 5 quả, hoàng liên 6g, mộc hương 6g. Làm bột mịn chia làm 3 lần uống trong ngày. Chiêu với nước sôi ấm.
Chữa khàn tiếng mất tiếng (giáo viên hoặc ca sĩ, người dẫn chương trình,…) dùng một trong các bài thuốc sau:
Khàn tiếng, mất tiếng do phế hư: Kha tử nhục 5g, mạch môn bỏ lõi, thiên môn bỏ lõi, ô mai bỏ hạt, a giao: mỗi thứ 10g, sinh địa, đương quy, nhân sâm, bạch linh, mỗi thứ 12g. Sắc 3 nước cô lại còn 300ml rồi thêm 30ml mật ong, chia làm 6 lần uống/ngày. Khi uống ngậm thuốc nuốt dần từng ít một.
Khàn tiếng, mất tiếng do phong nhiệt: Kha tử nhục 5g, mạch môn bỏ lõi, liên kiều, cát cánh, ngưu bàng tử: mỗi thứ 10g. Vỏ núc nác khô 12g, thuyền thoái, xuyên khung, bạc hà diệp, cam thảo bắc; mỗi thứ 6g. Sắc 3 nước cô lại còn 300l rồi thêm 30ml mật ong chia làm 6 lần uống/ngày.
Phòng và chữa khàn tiếng mất tiếng: Kha tử nhục 10g làm bột mịn. Ô mai bỏ hạt 40g mật ong 40ml. Đánh nhuyễn ô mai rồi trộn với bột kha tử cho thật đều cuối cùng cho mật ong vào trộn đều làm thành khối dẻo, chia thành 50 viên. Mỗi lần ngậm 1-2 viên.
Kiêng kỵ: Ho do phế thực nhiệt. Tiêu chảy do cảm lạnh: không dùng.
Trải qua 7 lần mổ sau gãy xương, tiên lượng vẫn xấu do kháng thuốc
Một bệnh nhân nam trên 60 tuổi, bị kháng thuốc, đã trải qua 7 lần mổ sau gãy xương, nhưng kết quả điều trị vẫn nan giải... PGS. TS. Đào Xuân Thành - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết.
Tại buổi lễ mít tinh hưởng ứng tuần lễ phòng, chống kháng thuốc do Bộ Y tế phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức vào chiều nay (25/11), PGS. TS. Đào Xuân Thành - Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, ngày hôm qua (24/11), ông vừa mổ cho một bệnh nhân nam trên 60 tuổi, sống ở Hải Phòng. Đây là lần mổ thứ 7 của bệnh nhân, nhưng tiên lượng vẫn xấu, do vi khuẩn đa kháng thuốc...
TS Đào Xuân Thành cho biết, bệnh nhân nhập viện cách đây khoảng 2 tuần, do có bệnh lý kèm theo (bệnh nhân còn bị rối loạn tắc nghẽn thông khí phổi) cho nên bệnh viện phải chuẩn bị cẩn thận mới lên kế hoạch mổ để đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.
Điều đặc biệt nhất của bệnh nhân này là đã đi rất nhiều bệnh viện. Lúc đầu bệnh nhân bị gãy đầu trên xương đùi, mổ ở bệnh viện tại địa phương, bị nhiễm trùng, sau đó lên một bệnh viện tuyến cao hơn để sửa lại nhưng vẫn tiếp tục bị nhiễm trùng. Tại lần mổ thứ hai các bác sĩ đã phát hiện có vi khuẩn đa kháng kháng sinh.
Một số vi khuẩn kháng đa thuốc.
Sau khi mổ 2 lần ở Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh nhân vẫn bị nhiễm trùng. Có một đặc điểm là mỗi lần mổ ở một bệnh viện xong, thì nhiễm trùng lại cấy thêm một vi khuẩn khác nhau và vi khuẩn đó lại đa kháng kháng sinh. Bệnh nhân này trước đó đã nhiễm tụ cầu vàng đa kháng thuốc, sau đó nhiễm thêm trực khuẩn mủ xanh và bây giờ lại nhiễm thêm Klebsiella cũng đa kháng kháng sinh.
Những vi khuẩn này hay gặp nhất trong môi trườngbệnh viện. Như vậy chúng ta có thể thấy là ngay cả trong môi trường bệnh viện là một môi trường có sự nguy hiểm rất lớn với người bệnh, nếu chúng ta không tuân thủ được những qui trình, những cách sử dụng kháng sinh đúng. TS Thành chia sẻ.
TS Đào Xuân Thành cho biết thêm, vi khuẩn phải giết bằng kháng sinh. Các phẫu thuật viên chỉ có thể làm sạch ổ nhiễm trùng, ổ viêm- những gì mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường để tạo điều kiện thuận lợi cho mô lành phát triển, và thuốc xâm nhập vào đó dễ dàng. Thế nhưng với bệnh nhân này lại rơi vào tình trạng đa kháng kháng sinh. Vì thế, kháng sinh hầu như có rất ít tác dụng, nên kết quả điều trị trong tương lai gần là rất nan giải.
PGS.TS Đào Xuân Thành khuyến cáo, mỗi người dân phải sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách. Nếu chỉ hơi ho, sốt, đau... thì không nên tự ý mua thuốc kháng sinh về chữa trị. Các nhân viên y tế cần trang bị cho bản thân kiến thức cần thiết khi nào thì sử dụng thuốc kháng sinh và dùng thuốc kháng sinh thuộc loại nào.
Thực tế, không ít bác sĩ muốn sử dụng thuốc kháng sinh mạnh nhất, đắt tiền nhất để điều trị cho bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, người bác sĩ điều trị không để bệnh nhân phải dùng thuốc kháng sinh mà khỏi bệnh thì mới là bác sĩ giỏi.
Mặc dù Bộ Y tế đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ thuốc kháng sinh, nhưng vẫn chưa thể kiểm soát hết được. Vì vậy, cần có một chế tài mạnh mẽ hơn nữa để phòng, chống kháng thuốc.
Cúm thường và cúm A: Phân biệt dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh Cúm thường và cúm A là hai loại cúm dễ mắc phải trong điều kiện khí hậu ẩm, nồm hiện nay. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng và nguy hiểm của cúm thường và cúm A khác nhau. Vì vậy, bạn cần phân biệt được hai loại cúm này. Bệnh cúm thường và cúm A có những dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên,...