Quả cầu titan bí ẩn có chữ viết Nga bất ngờ rơi xuống bãi biển Bahamas
Một quả cầu titan nặng, có thể là một phần của tàu vũ trụ Nga, đã được phát hiện trên một bãi biển ở Bahamas – hãng tin The Independent cho hay.
Quả cầu titan rơi xuống Bahamas.
Theo The Independent, một người quốc tịch Anh có tên Manon Clarke đã tìm thấy quả cầu này.
“Chúng tôi đi bộ đến một địa điểm khác so với thường lệ và tôi nhận thấy một vật sáng bóng màu bạc này nhô ra khỏi cát” – bà Manon Clarke nói: ” Chúng tôi có thể nhìn thấy chữ viết bằng tiếng Nga ở bên cạnh vì vậy chúng tôi bắt đầu đào sâu để xem thêm, đây là việc khá táo bạo vì chúng tôi không biết nó là gì”.
Theo tờ The Independent, vật thể này có thể là một bình chứa thuốc phóng Hydrazine dùng cho vệ tinh hoặc tàu vũ trụ. Tuy nhiên, không rõ bằng cách nào nó lại có mặt ở Bahamas.
Chữ tiếng Nga trên vật thể cho biết nó có phạm vi nhiệt độ hoạt động từ -170 đến -196 độ C, dung tích 43 lít, trọng lượng tối đa khoảng 41kg và nó có thể được chế tạo vào năm 2018.
Nhà chức trách Nga chưa đưa ra bình luận về việc trên.
Chụp CT, phát hiện điều kinh hoàng trên xác ướp Ai Cập: Điều bất thường nhất nằm trong quan tài
Rất nhiều sự thật đã bị che giấu xoay quanh xác ướp này.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu chụp cắt lớp CT mới trên xác ướp của vị pharaoh, người ta tìm được những vết thương trên gương mặt vị vua điều mà những người ướp xác cổ đại đã cố gắng để che giấu.
Cái chết khủng khiếp
Vị pharaoh có một vết cắt lớn trên trán, nhiều vết cắt xung quanh mắt, má và một vết đâm ở đáy sọ mà độ sâu của nó có thể chạm tới thân não. Điều này cho thấy, trước khi chết, vị vua đã thực sự ở trên chiến tuyến cùng với những người lính của mình, liều mạng để giải phóng Ai Cập, sau đó hi sinh dưới vòng vây từ mọi phía của kẻ thù.
Seqenenre Taa II (hay Seqenenre Tao II) là người cai trị miền nam Ai Cập vào khoảng năm 1558 trước Công nguyên. Vào năm 1553 trước Công nguyên, Ai Cập bị chiếm đóng bởi người Hyksos, tộc người được cho rằng đến từ Levant. Người Hyksos kiểm soát miền bắc Ai Cập và yêu cầu miền nam của vương quốc phải triều cống cho họ.
Theo những gì được ghi chép trong những mảnh giấy cói, Seqenenre Taa II nổi dậy chống lại những kẻ chiếm đóng sau khi nhận được lời phàn nàn của vua Hyksos về những tiếng ồn của hà mã trong một chiếc hồ thiêng ở Thebes làm phiền giấc ngủ của ông ta.
Vị vua của Hyksos sống ở thành phố thủ đô của Avaris, nơi cách chiếc hồ này 400 dặm (664 km). Với lý do này, vua Hyksos hạ lệnh phá hủy chiếc hồ thiêng, đây là sự xúc phạm nghiêm trọng đối với Seqenenre Taa II.
Sự xúc phạm này có thể được coi là khởi nguồn của chiến tranh. Văn bản trên một phiến đá chạm khắc được tìm thấy ở Thebes có ghi lại rằng con trai của Seqenenre Taa II và người kế vị là Kamose đã chết trong trận chiến chống lại Hyksos.
Không ai biết điều gì xảy ra với vị pharaoh, ngay cả sau khi xác ướp của ngài được phát hiện vào năm 1886. Các nhà khảo cổ lúc bấy giờ nhận thấy những vết thương trên hộp sọ và suy đoán rằng ông đã bị giết trong một trận chiến hoặc có thể bị sát hại trong một cuộc đảo chính.
Điều bất thường trong quan tài
Các nhà khảo cổ học thế kỷ 19 còn cho biết xác ướp có mùi hôi khi họ mở quan tài ra, điều này khiến họ nghi ngờ rằng xác ướp đã được ướp một cách vội vàng ngay lên chiến trường.
Nghiên cứu gần đây sử dụng hình ảnh chụp X quang từ nhiều góc độ để xây dựng hình ảnh 3D về xác ướp của pharaoh cho thấy hài cốt của vị vua Ai Cập này có tình trạng vô cùng tồi tệ với phần xương bị tách rời và đầu cũng rời khỏi phần còn lại của cơ thể.
Ảnh chụp X-quang xác ướp của Pharaoh Seqenenre Taa II (cre: Sahar Saleem)
Những vết thương trên hộp sọ chính là những bằng chứng để kể lại câu chuyện về cái chết tàn bạo của vị pharaoh. Vị vua Ai Cập có một vết cắt dài 7 cm trên trán, vết thương này có thể do một lưỡi rìu hoặc kiếm tạo ra. Chỉ tính riêng vết chém này cũng đủ khiến vị pharaoh tử vong rồi.
Còn có một vết thương khác có khả năng gây tử vong nằm ngay phía trên mắt phải của pharaoh dài 3,2 cm vết chém được xác định có thể do rìu gây ra. Các nhà khoa học còn cho biết thêm vị pharaoh còn có nhiều vết chém của cán rìu hoặc cán cùn trên mũi, mắt phải và má phải.
Chưa dừng lại ở đó, trên xác ướp còn tìm thấy vết chém sâu bởi kiếm hoặc rìu bên má trái. Phía bên trái còn thấy dấu hiệu bị đâm bởi một vũ khí dài, có thể là một ngọn giáo xuyên qua đáy hộp sọ của vị vua Ai Cập để lại vết thương dài 3,5 cm.
Một loạt các vết thương khác ở bên phải hộp sọ bị bao phủ bởi vật liệu ướp xác đều có thể bị dao găm hoặc một vật nặng như cùn hay cán rìu gây ra.
Hai tay của xác ướp bị uốn lại và nắm chặt nhưng không có vết thương nào trên cánh tay của vị pharaoh điều này cho thấy có thể hai tay của Seqenenre Taa II đã bị trói khi chết. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết có thể vị pharaoh đã bị bắt trên chiến trường và bị hành quyết bởi nhiều người.
Trong công bố mới nhất của các nhà nghiên cứu vào ngày 17/2/2021, việc những người ướp xác cố gắng khâu các vết thương trên hộp sọ của Seqenenre Taa II cho thấy rằng họ không vội vàng ướp xác.
Não khô của vị pharaoh cũng bị mắc kẹt ở bên trái hộp sọ của ngài, cho thấy rằng ai đó đã đặt vị vua nằm ở tư thế nghiêng sau khi chết tại nơi vị vua này ngã xuống hoặc trong khi thi thể của ông được vận chuyển đến nơi ướp xác.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra trên xác ướp của vị pharaoh có những vết thương gây ra bởi bạo lực nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực chính xác về cái chết của các pharaoh là ở trên chiến trường.
Ví dụ như với trường hợp của Ramesses III, vị pharaoh đã bị cắt cổ trong một cuộc đảo chính cung điện hay như Ramesses II và Thutmose III tham gia trận chiến, nhưng không có bằng chứng về nguyên nhân những vết thương trên xác ướp của họ.
Seqenenre Taa II có thể đã bỏ mạng ở chiến trường nhưng những người kế vị của ngài cuối cùng cũng giành chiến thắng trong cuộc chiến này. Sau khi Kamose chết, vợ của Seqenenre Taa II, Ahhotep I trở thành nhiếp chính và tiếp tục nổi dậy chống lại Hyksos.
Con trai của hai người là Ahmose I sau này thừa kế ngai vàng của cha và đánh đuổi được những kẻ xâm lược này. Pharaoh Ahmose I thống nhất Ai Cập và thành lập Vương quốc mới, mở ra thời kỳ quyền lực đỉnh cao của Ai Cập cổ đại vào giữa thế kỷ 16 và 11 trước Công nguyên.
Nhiều lần bị mộ tặc viếng thăm, vơ vét sạch nhưng ngôi mộ cổ vẫn giữ được cổ vật giá trị nhất: Nhờ vào vẻ ngoài 'vô dụng'! Vì hình dáng bên ngoài của cổ vật này có vẻ "vô dụng", nó đã may mắn thoát khỏi số phận bị cướp đi. Tuy nhiên, với các chuyên gia, đây là thứ có giá trị không thể đong đếm nổi. Khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay đã cho phép chúng ta khám phá rất nhiều bí ẩn trong quá khứ,...