Quả cầu sáng bóng này là vật thể tròn nhất thế giới?
Quả cầu sáng bóng có giá khoảng 3,5 triệu USD được cho là vật thể tròn nhất thế giới.
Quả cầu sáng bóng này là vật thể tròn nhất thế giới
Con người sử dụng nhiều công cụ bao gồm cả thủ công và máy tính phân tích chi tiết về quả cầu ‘gần như hoàn hảo’ này. Bề mặt bên ngoài của vật thể nhẵn đến mức nếu bạn phóng đại nó lên bằng kích thước của Trái Đất thì sự chênh lệch giữa đỉnh cao nhất và thung lũng thấp nhất chỉ dao động trong khoảng từ 3 đến 4,5 mét.
Tất nhiên để tạo ra được ‘ kỳ quan’ tuyệt vời như vậy thì chi phí bỏ ra không hề rẻ. Chỉ riêng tinh thể silicone đã có giá khoảng 1 triệu USD, ước tính quả cầu có giá khoảng 3,5 triệu USD.
Được biết, việc tạo ra quả cầu sáng bóng tròn trịa này là một phần trong nỗ lực giải quyết vấn đề tồn tại lâu đời trong đo lường: xác định kilogram.
Video đang HOT
Không giống các đơn vị đo lường khoa học khác, những thứ có thể đo về mặt lý thuyết dựa trên các đặc tính tự nhiên bên trong của chúng thì kilogram hoàn toàn khác. Ví dụ đơn vị giây có thể đo bằng sự chuyển đổi của một nguyên tử giữa hai mức năng lượng, đơn vị mét đo bằng khoảng cách ánh sáng truyền đi trong một phần nhỏ của giây.
Năm 1799, kilogram được định nghĩa là khối lượng của một lít nước ở 4 độ C. Sau đó, năm 1899, nó trở thành khối lượng của một hình trụ bằng bạch kim và được bảo quản, cất giữ cẩn thận trong hầm đảm bảo tại Văn phòng quốc tế des Poids et Mesures ở Paris.
Tuy nhiên, sau đó đã có sự cố xảy ra, các chuyên gia không rõ vì lý do gì mà khối lượng của khối trụ liên tục thay đổi. Thậm chí khi so sánh với 40 bản sao khác của vật thể đặt tại các môi trường khác nhau, các chuyên gia phát hiện có trọng lượng khác nhau.
Do đó, đáng lẽ ra đó là một giá trị vĩnh viễn thì xác định kilogram lại dựa trên một vật thể liên tục thay đổi, đó là một vấn đề nghiêm trọng.
Từ đó, dự án Avogadro đã tạo ra để giải quyết vấn đề. Ý tưởng đằng sau dự án là tạo ra quả cầu tinh thể hoàn hảo gồm nhiều nguyên tử silicon-28, sử dụng tia laser để đo đường kính, xác định số lượng rồi sau đó sẽ xác định kilogram. Bằng cách này, đối tượng được chọn để xác định kilogram sẽ không đổi theo thời gian.
Những bộ óc xuất chúng đằng sau Dự án Avogadro đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Quang học Chính xác để tạo ra quả cầu silicon-28 gần như hoàn mỹ này. Các chuyên gia đã dùng hàng trăm giờ đồng hồ để chỉnh sửa những sai lệch nhỏ nhất có thể xảy ra. Tuy nhiên đến năm 2019, định nghĩa về đơn vị khối lượng này đã thay đổi.
Hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời lộ diện
Những hình ảnh rõ ràng và đẹp nhất lộ diện hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời dài gần gấp 10 lần và sâu gấp ba lần Grand Canyon của Trái Đất.
Hẻm núi lớn nhất trong Hệ Mặt trời lộ diện
Valles Marineris, hệ thống núi sâu khổng lồ dài khoảng 4.000 km chạy dọc theo đường xích đạo của sao Hỏa, kéo dài gần một phần chu vi của hành tinh này.
Vết nứt từ trong nền đáy của sao Hỏa dài gần gấp 10 lần hẻm núi Grand Canyon của Trái Đất, và sâu hơn 3 lần. Đây là hẻm núi lớn nhất trong hệ mặt trời. Theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Arizona, Tucson, Mỹ đây cũng là một trong những bí ẩn lớn nhất.
Các nhà khoa học tại Đại học Arizona đã sử dụng máy ảnh có độ phân giải cực cao gọi là HiRISE trên tàu quỹ đạo trinh sát sao Hỏa để chụp cận cảnh những đặc điểm kỳ lạ nhất của hành tinh đỏ kể từ năm 2006.
Tuy nhiên, dù có ghi được rất nhiều hình ảnh thực sự ngoạn mục về Valles Marineris, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về cách hình thành phức tạp của hẻm núi khổng lồ.
Grand Canyon hay Hẻm núi lớn là một khe núi dốc được tạo ra bởi sông Colorado ở tiểu bang Arizona của Mỹ. Hẻm núi sâu 1.829 mét và dài khoảng 445,8 km.
Không giống như Grand Canyon của Trái đất, Valles Marineris không tạo ra từ những dòng nước chảy xiết hàng tỷ năm. Hành tinh đỏ quá nóng và khô để một con sông lớn tồn tại có thể cắt xuyên qua lớp vỏ. Các nhà nghiên cứu tại Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA có bằng chứng cho thấy nước chảy lâu năm có thể đào sâu một số hẻm núi cách đây hàng trăm triệu năm.
Theo Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, phần lớn hẻm núi có thể đã nứt mở từ hàng tỷ năm trước khi một nhóm siêu núi lửa gần đó gọi là vùng Tharsis lần đầu tiên phun trào trên sao Hỏa.
Khi mắc-ma sủi bọt bên dưới những ngọn núi lửa 'quái vật' này, lớp vỏ của hành tinh dễ dàng bị kéo căng ra, xé toạc và cuối cùng sụp đổ thành các rãnh và thung lũng tạo ra Valles Marineris ngày nay.
Bằng chứng cho thấy những vụ lở đất sau đó, các dòng chảy mắc-ma và thậm chí là một số con sông cổ có lẽ đã góp phần vào sự xói mòn của hẻm núi trong những năm sau.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục phân tích sâu hơn về những bức ảnh có độ phân giải cao để giúp giải đáp câu hỏi nguồn gốc của hẻm núi lớn nhất hệ mặt trời.
Tiểu hành tinh khổng lồ áp sát Trái Đất vào ngày Giáng Sinh? NASA đang theo dõi tiểu hành tinh khổng lồ lao hướng về Trái Đất gần ngày Giáng sinh với tốc độ 35.405 km/h. Tiểu hành tinh khổng lồ áp sát Trái Đất vào ngày Giáng Sinh? Ảnh minh họa Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đang theo dõi tiểu hành tinh có tên kỳ diệu 501647 (2014 SD224) dự kiến sẽ...