“Qua cầu rút ván” khi hãng game thua lỗ, giám đốc nhận cái kết đắng cay: Dốc hết tiền ra nộp phạt
Khi biết hãng game đứng trước bờ vực phá sản, Giám đốc tài chính của Starbreeze đã nhanh chóng bán tống bán tháo cổ phiếu của mình và xin nghỉ việc.
Sau một cuộc điều tra dài hơi, chính quyền Thụy Điển đã chính thức kết án Sebastian Ahlskog, cựu giám đốc tài chính của Starbreeze – cha đẻ của dòng game Payday nổi tiếng vì tội “giao dịch nội gián”. Cụ thể, khi hãng game này thua lỗ nặng nề và đứng trước bờ vực phá sản vào cuối năm 2018, Ahlskog đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để lấy thông tin mật và đi trước một bước: bán tống bán tháo tất cả cổ phiếu và nộp đơn nghỉ việc hòng giảm thiểu tối đa nhất tổn thất. Tuy nhiên, sau khi hành vi “qua cầu rút ván” này bị khui ra, anh ta không những phải giao nộp toàn bộ số tiền “đen” thu về mà còn gánh thêm cả khoản tiền phạt lên đến gần 100 triệu đồng.
Sau 3 năm gắn bó với Starbreeze, Ahlskog nộp đơn từ chức vào tháng 10/2018 với lý do “muốn tìm kiếm những thách thức mới bên ngoài công ty.” Sự ra đi của anh ta đến đúng vào thời điểm Starbreeze đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, thậm chí hãng buộc phải bán 30 triệu đô cổ phiếu để lấy kinh phí duy trì sau thất bại của Raid: World War II. Một phần số tiền này dự định sẽ được dùng để tiếp tục phát triển Overkill’s The Walking Dead nhưng cuối cùng dự án cũng bị hủy bỏ vào tháng 2 năm ngoái do chủ sở hữu tựa game là Skybound Entertainment đã tuyên bố cắt đứt quan hệ với Starbreeze.
Thời điểm đó, cảnh sát đã đột kích văn phòng Starbreeze ở Stockholm, Thụy Điển để tiến hành điều tra vì nghi ngờ có một vài giao dịch mờ ám ở đây. Trải qua thời gian dài điều tra, cựu giám đốc tài chính Ahlskog cuối cùng cũng đã bị kết án sau khi phát hiện những bằng chứng về việc anh ta lợi dụng quyền hạn của để lấy thông tin mật của công ty rồi bán tháo cổ phiếu của mình hòng trục lợi trên thị trường chứng khoán. Giám đốc điều hành cũ của studio, Bo Andersson Klint cũng bị nghi ngờ có liên quan nhưng sau đó đã được trắng án.
Theo tờ Dagens Industri, giao dịch bất hợp pháp này diễn ra vào tháng 11/2018, một tháng trước khi thông tin Starbreeze tuyên bố phá sản được công khai rộng rãi ra ngoài. Hiện tại, 72,494 đô – số tiền thu về từ giao dịch bất hợp pháp đó đã bị tịch thu trong khi 4,142 đô (gần 100 triệu) là số tiền mà anh ta phải nộp phạt cho hành vi phạm pháp của mình. Không có tin tức nào về việc kháng cáo nhưng anh ta có 2 tuần để làm điều đó.
Thật may, Starbreeze cuối cùng đã vượt qua được cơn khủng hoảng. Sau khi tái lại cơ cấu, hãng đang tập trung phát triển Payday 3, dự kiến ra mắt vào 2022-2023. Hiện tại Starbreeze vẫn đang tích cực tìm kiếm một nhà phát hành mới. Hy vọng tựa game sẽ thuận lợi phát triển và nhận được sự ủng hộ của game thủ như những gì hãng mong đợi.
Theo gamehub
Video đang HOT
Những trò chơi phiêu lưu, giải đố hay nhất thập kỷ (phần 2)
Trong mười năm qua, trò chơi về chủ đề phiêu lưu, giải đố luôn được đánh giá cao, là thể loại game mang lại nhiều sự hấp dẫn nhất cho người hâm mộ (phần 2).
Journey
Journey là tựa game phiêu lưu, khám phá được ra mắt vào ngày 13/3/2012. Game đưa người chơi vào một cuộc hành trình tìm kiếm bản thân trên những sa mạc đầy gió và cát. Điều tuyệt vời ở tựa game này là nó có vô số cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với một không gian rộng mở cho người chơi khám phá. Với hệ thống âm nhạc xuất sắc được viết bởi nhà soạn nhạc nổi tiếng Austin Wintory, người chơi sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời khi thưởng sải bước giữa sa mạc rộng lớn hay dạo quanh đống hoang tàn của một di chỉ cổ.
Là một tác phẩm mang đậm chất nghệ thuật, Journey đã nhận được hàng loạt giải thưởng lớn trong năm 2012 như: nhạc game hay nhất, game có thiết kế độc đáo nhất, game có hình ảnh xuất sắc nhất, game được tải nhiều nhất, giải thưởng game sáng tạo và game hay nhất năm.
Night in the Woods
Đây là tựa game indie, đồ họa sử dụng các chất liệu 2D, pixel... trong đó trò chơi nói về hình ảnh cô mèo và hội bạn, điển hình là Mae, cô nàng mèo ngổ ngáo đầy rắc rối là nhân vật chính của chúng ta - được nhào nặn lên trong dáng vẻ không thể nào phù hợp hơn. Trang phục kiểu tomboy, quần áo bụi bặm, lông đen duy một chỏm đầu đỏ, chân mang bốt xanh, cái miệng luôn bẻ ngược bất mãn và cặp mắt đỏ to đùng đầy tò mò. Cứ như thế, mỗi nhân vật trong Night in the Woods, từ hội bạn thân của Mae gồm Gregg, Bea, Angus đến từng nhân vật phụ nhỏ xíu khác mà người chơi sẽ bắt gặp trong game đều được thổi vào thần thái khác biệt, dù vẫn chỉ là những con vật thân thuộc.
Âm nhạc của game thì không thể chê vào đâu được. Mỗi cảnh chơi tác giả đều làm hẳn một bài nhạc nền riêng. Mang tiếng là game phiêu lưu, nhưng dường như Infinite Fall biến trò chơi phần nào rất giống một game point & click nhiều hơn. Người chơi phải gặp thật nhiều nhân vật, nói thiệt nhiều chuyện, lâu lâu sẽ có vài màn chơi độc đáo hay mini game giải đố, game ẩn xen vào thay đổi không khí.
The Witness
Một số màn giải đố hóc búa trong The Witness có thể khiến bạn phải đau đầu, nhưng nhìn chung trò chơi vẫn đem đến một cảm giác thoải mái, sâu lắng. Hệ thống môi trường màu sắc, cảnh quan thi vị kết hợp âm nhạc hay đã góp phần xây dựng nên một hòn đảo thiên nhiên vô cùng kỳ diệu. Cơ chế thao tác điều khiển trong game cũng hết sức đơn giản nên yên tâm là bạn vừa chơi vừa làm việc khác được.
Trình làng trên PS4 và Xbox trước khi đổ bộ lên Appstore đã giúp The Witness sở hữu ngay một lượng fan đông đảo và dễ dàng lọt vào top game được yêu thích một cách hết sức dễ dàng trên hệ điều hành iOS. Tuy không chú trọng quá nhiều vào nội dung cốt truyện, nhưng thay vào đó, đồ họa cực kỳ sống động cùng những câu đố mang tính giải trí cao mới chính là điểm sáng giúp The Witness nổi bật giữa hàng trăm tựa game cùng dòng. Thêm vào đó, cứ mỗi lần giải được một câu đó, The Witness sẽ lại mang người chơi đến một vùng đất đẹp không tưởng khác, mang lại sự kết hợp tuyệt vời giữa hai dòng game phiêu lưu và giải đố giúp người chơi không cảm thấy nhàm chán với việc giải đố trong một khoảng thời gian dài.
Brothers: A Tale of Two Sons
Không có một câu chuyện dài với nhiều bí mật và ẩn số, không có một nền đồ họa màu , lộng lẫy và cũng không có một gameplay quá chi tiết nhưng Brothers: A Tale Of Two Sons vẫn cuốn hút người chơi bằng một cuộc phiêu lưu ý nghĩa và những giây phút đầy cảm động của hai người con trai dành cho bố của mình.
Điều độc đáo và cũng là nét lôi cuốn riêng của Brothers nằm ở cách nhà phát triển kể câu chuyện trong game mà không cần phải nói bất cứ một lời nào hay giải thích bất cứ một chi tiết gì. Không có hội thoại và cũng không tồn tại một chữ phụ đề, tất cả mọi thứ diễn ra trong Brothers được mô tả bằng hành động cùng những âm thanh biểu cảm bằng thứ ngôn ngữ tự chế không ai hiểu nổi của đội ngũ sản xuất. Những đoạn cutscene được Starbreeze sử dụng khá tự nhiên, thường xuyên và liền mạch để kết nối câu chuyện trong game như một bộ phim hoạt hình của Walt Disney.
Gameplay của Brothers: A Tale of Two Sons cũng tương đối đơn giản và dễ nhớ bởi người chơi không phải sử dụng quá nhiều nút điều khiển như nhiều game đối kháng hay phiêu lưu kiểu chiến đấu khác. Không giống như phần lớn những tựa game kiểu phiêu lưu giải đố khác, nhà phát triển Starbreeze đã chủ động tránh đặt ra những thử thách quá khó và hại não để làm điên đầu những người chinh phục. Thay vào đó, họ đã cố tình xây dựng nên những bài toán, những chướng ngại phức tạp vừa phải để người chơi không phải tốn quá nhiều thời gian để suy nghĩ.
Abz
Khám phá đại dương bao la, kỳ vĩ luôn là đề tài hấp dẫn không chỉ trong ngành game mà còn ở thơ, phim, nhạc, họa,... Abz đem tới cho người chơi một đề tài không mới, nhưng cách chơi cũng như ý nghĩa truyền tải thì Abz thực sự là một sản phẩm khiến sau khi đã hoàn thành đều sẽ đọng lại một chút cảm xúc và suy nghĩ ở trong đầu của mỗi người.
Mặc dù game thời lượng ngắn, nhưng nếu trải nghiệm kỹ càng, bạn sẽ thấy hãng phát triển Giant Squid đã rất tài tình lồng ghép những câu chuyện ẩn dụ vào trong Abz. Với nhiều người, trò chơi có thể chỉ đơn giản là bơi lội và ngắm cảnh. Nhưng game thủ sẽ phải mày mò nhiều hơn mới có thể ngẫm ra được những bài học đầy tính nhân văn của Abz.
Trên hết, sự hoàn hảo trong việc kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh giúp người chơi nắm bắt được những gì tinh túy có trong thế giới biển cả của Abz. Trò chơi đúng nghĩa là "một bản nhạc của đại dương" khi có sự chắp bút của nhạc sĩ Austin Wintory - người đã đưa âm nhạc trong tựa game từng Journey quyến rũ hàng nghìn game thủ. Game thời lượng ngắn nhưng có lẽ đối với nhiều người chơi, khi đã hòa mình hoàn toàn vào Abz thì sẽ không để tâm tới vấn đề gì ngoài việc khám phá đại dương bao la.
Theo FPT Shop
Giám đốc điều hành PUBG Esports từ chức, tương lai trò chơi mờ mịt Giám đốc điều hành của PUBG Esports, ông Jake Sin hay "The Jaker" đã thông báo rời khỏi tổ chức, đây thực sự là một tin đáng quan ngại cho tương lai của PUBG. Jake "The Jaker" Sin - giám đốc điều hành PUBG Esports vừa đăng thông báo chính thức rời khỏi PlayerUnknown's Battlegrounds trên Twitter của mình. Anh đề cập về...