Quả cầu phân loại rác thải tái chế
Hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống rác thải nhựa”, ngày 27-2, Ban Công tác Mặt trận Quang Thành 3A2, P.Hòa Khánh Bắc ( Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã xây dựng mô hình “Quả cầu phân loại rác thải tái chế” và phát động người dân khu vực tham gia thực hiện phân loại rác thải.
Quả cầu rác thải tái chế được đặt tại các KDC P. Hòa Khánh Bắc.
Kinh phí được Ban Công tác Mặt trận Quang Thành 3A2 vận động, kêu gọi các Mạnh Thường Quân hỗ trợ 10 triệu đồng, làm thí điểm 4 quả cầu đặt tại 4 tổ dân phố để người dân tự bỏ rác thải tái chế vào đây; đồng thời, Ban cũng tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, không vứt rác thải bừa bãi gây mất mỹ quan trong khu dân cư, chung tay phân loại rác thải tại nguồn, góp phần xây dựng KDC thân thiện với môi trường, đảm bảo văn hóa, văn minh.
Bước đầu, mô hình “Quả cầu phân loại rác thải tái chế” đã nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân.
Dự kiến, thời gian tới, Ban Công tác Mặt trận Quang Thành 3A2 sẽ tiếp tục vận động hỗ trợ làm thêm 10 quả cầu đặt tại các tuyến đường trong khu dân cư.
Theo CADN
Video đang HOT
Quảng Ngãi: Học sinh chung tay chống rác thải nhựa
Nhiều điểm trường tại Quảng Ngãi đã triển khai hoạt động phân loại rác thải nhựa, rác có thể tái chế nhằm góp phần bảo vệ môi trường.
Nguồn kinh phí thu được từ bán rác thải tái chế được dành để giúp đỡ học sinh khó khăn.
Hơn 2 năm qua, trường THPT Võ Nguyên Giáp (TP. Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình "Thùng rác thân thiện vì bạn, vì môi trường". Đây là mô hình phân loại, thu gom rác thải nhựa, rác có thể tái chế nhằm bảo vệ môi trường, đồng thời tạo nguồn quỹ giúp đỡ học sinh khó khăn.
Anh Đậu Hiếu Thương - Bí thư Đoàn trường THPT Võ Nguyên Giáp cho biết, tại mỗi lớp học được bố trí 2 giỏ đựng rác. Một giỏ dùng đựng rác tái chế như chai nhựa, giấy... và giỏ còn lại đựng các loại rác thải khác.
Sau mỗi buổi học, các lớp sẽ gom rác tái chế đến khu vực riêng trong trường. Số rác này sau đó sẽ được bán gây quỹ. Dù phân loại rác tuy có tốn công hơn so với việc dọn vệ sinh và gom rác chung như trước đây, nhưng học sinh nhà trường đều tích cực thực hiện.
Hơn 2 năm qua, trường THPT Võ Nguyên Giáp (TP. Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình phân loại rác thải từ đó gây quỹ hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Theo em Nguyễn Đoàn Phương Thảo, rác tái chế không chỉ được bán để giúp đỡ bạn học có hoàn cảnh khó khăn mà còn được sử dụng làm đồ trang trí trong lớp học.
"Nhiều bạn khéo tay đã làm ra lọ đựng bút, giỏ hoa trang trí rất đẹp từ rác tái chế. Khi thấy mô hình này ở trường hiệu quả thì bản thân em đã thực hiện tại nhà và kêu gọi bố mẹ cùng thực hiện", em Phương Thảo chia sẻ.
Việc phân loại rác đã giúp học sinh ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường. Đặc biệt, chính từ mô hình "Thùng rác thân thiện vì bạn, vì môi trường" mà nhà trường đã gây được quỹ hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Gần đây nhất, trường THPT Võ Nguyên Giáp đã thu được 2,6 triệu đồng từ tiền bán rác thải tái chế. Từ nguồn quỹ này, nhà trường đã hỗ trợ cho một số học sinh.
"Số tiền thu được không nhiều nhưng đây là việc làm có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Qua đó cũng thể hiện ý nghĩa nhân văn khi chung tay hỗ trợ bạn học có hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh", Bí thư Đoàn trường THPT Võ Nguyên Giáp chia sẻ.
Không chỉ ở bậc THPT, các hoạt động chống rác thải nhựa còn được triển khai khá hiệu qua tại nhiều trường Tiểu học, THCS như Tiểu học Trương Quang Trọng (TP. Quảng Ngãi), Tiểu học Nghĩa Kỳ Bắc (huyện Tư Nghĩa), THCS Đức Chánh (huyện Mộ Đức)...
Các hoạt động phân loại rác thải còn được nhiều điểm trường Tiểu học, THCS tại Quảng Ngãi triển khai đạt hiệu quả tốt.
Tại các điểm trường đều bố trí 2 thùng rác tại phòng học để học sinh bỏ rác, đồng thời phân loại từng loại rác thải. Thông qua hoạt động này, học sinh đã biết cách phân loại rác thải, hiểu về ý nghĩa của việc phân loại rác thải tại nguồn và tạo ra nguồn thu nhập từ rác tái chế. Cuối mỗi tuần, số rác thải tái chế sẽ được thu gom và bán để gây quỹ.
Theo cô Nguyễn Thị Sen - Hiệu trưởng trường THCS Đức Chánh, thông thường học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi, điều này vừa gây ô nhiễm môi trường vừa gây lãng phí. Do đó, Ban Giám hiệu nhà trường đã đưa ra mô hình "Thùng rác tiết kiệm" nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, vừa gây quỹ giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
"Qua thực tế cho thấy, mô hình tuy nhỏ nhưng ý nghĩa mang lại rất tích cực, tập thể giáo viên và học sinh thực hiện rất tốt. Trường học xanh sạch đẹp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục học sinh về hành vi, thái độ, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường. Từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ cấp học, bậc học nhỏ nhất", cô Sen nhấn mạnh.
Quốc Triều
Theo Dân trí
Học bổng từ rác thải mở rộng đến 10 trường học ở Hà Nội Tiếp nối lễ phát động chương trình Vì Mái Trường Xanh 2019, diễn ra vào sáng ngày 25/12, tại trường Tiểu học Phương Liệt (quận Thanh Xuân, Hà Nội), chuỗi hoạt động tuyên truyền về ý thức và kỹ năng phân loại rác thải, xây dựng học bổng, chung tay giúp bạn đến trường đã chính thức được khởi động lần lượt tại...