Quả bóng vàng Minh Nguyệt: Đóa hoa nở muộn tuổi 30
Giống đóa hoa nở muộn của bóng đá Việt, Minh Nguyệt đón mùa xuân lần thứ 30 bằng danh hiệu Quả bóng vàng.
Minh Nguyệt lần đầu giành Quả bóng vàng Việt Nam năm 30 tuổi. Ảnh: Tính Anh.
Sinh ra trong một gia đình ở Hà Tây cũ, cô bé Nguyệt thừa hưởng gen di truyền và đam mê thể thao từ người bố. Năm lên lớp 6, Nguyệt nghe lời bố đi tìm kiếm cơ hội chơi bóng chuyền ở Bộ Tư lệnh thông tin. Thế nhưng dù tập bóng chuyền từ nhỏ với bố, Nguyệt vẫn không có được chiều cao bắt buộc là 1m65 để được nhận vào Bộ Tư lệnh thông tin.
Ngày ấy, Nguyệt không chỉ giỏi chơi bóng chuyền mà còn tham gia đá bóng cùng đá bạn trai trong lớp. Mọi người ví cô bé người Hà Tây như một “học sinh cá biệt” của trường. Không phải học kém mà cô bé này chơi rất giỏi các môn thể thao và thường xuyên đá bóng vỡ kính của trường.
Nhắc đến năng khiếu thể thao của Nguyệt, thành tích đáng kể nhất là Nguyệt thi chạy đoạt giải Nhất hội khỏe Phù Đổng vào năm lớp 8. Trong thời điểm tập chạy, một mối “nhân duyên định mệnh” đến với cô bé. Sau mỗi buổi tập, Nguyệt sang đá bóng cùng đội Hà Tây cho vui và ngay lập tức, các thầy đã thấy bóng dáng của một tài năng.
Tuổi 17, dù mẹ khuyên nhủ “đời con gái đi đá bóng, khổ lắm con” nhưng Nguyệt vẫn khăn gói lên tập luyện cùng đội Hà Tây. Hài lắm thay, Nguyệt đâu biết đá bóng phải tập luyện khổ cực, phải tập chiến thuật, tập thể lực và bao nhiêu thứ không tên khác… Vào buổi tập, Nguyệt ngơ ngác và lạc lõng, bởi thầy bảo tập gì cũng không hiểu và đứng thờ người ra như đứa trẻ lần đầu chơi bóng.
Tuổi 17 đến với bóng đá, Nguyệt giống như “học sinh cá biệt”, giống như thiếu nữ lần đầu biết yêu. Thế nhưng Nguyệt yêu trái bóng tròn đến kỳ lạ. Vào mỗi buổi sáng, cô bé dậy thật sớm để rèn thể lực và mỗi buổi chiều tập xong thì ở lại trau dồi thêm những kỹ năng còn thiếu. Sự dày công khổ luyện cùng ý chí lạ thường ấy giúp Nguyệt khẳng định được bản thân sau hơn 6 tháng đến với bóng đá.
Là “học sinh cá biệt” với trái bóng tròn, Minh Nguyệt nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong màu áo tuyển nữ Việt Nam. Năm 2004, Nguyệt được gọi lên U19 Việt Nam và cuối năm ấy, cô gái người Hà Tây được “nhấc” lên thẳng đội tuyển khi mới tròn 18 tuổi. Đến năm 2005, Nguyệt cùng tuyển nữ giành được HC vàng SEA Games. Một năm sau đó, Nguyệt cùng đội Hà Tây giành chức vô địch quốc gia.
Chưa tròn 20 tuổi, Nguyệt đã giành được mọi vinh quang mà bất kỳ cầu thủ nữ nào cũng ao ước. Thế nên bóng đá với gắn bó với cô gái này như một điều gì đó rất đẹp, dù mẹ Nguyệt vẫn thường khuyên con gái đừng đá bóng nữa, bởi đời con gái đá bóng lắm gian truân và phải hy sinh nhiều thứ thiêng liêng. Tuổi xuân trôi dần theo trái bóng tròn là ví dụ điển hình.
4 năm sau lần đầu giành HC vàng SEA Games, Nguyệt cùng tuyển nữ tiếp tục gặt hái vinh quang ở SEA Games 2009 tại Lào. Dẫu vậy, ngay sau ánh hào quang ấy thì Nguyệt đã bị đứt dây chằng chéo trước trong chuyến tập huấn ở Đài Loan vào năm 2010. Tấn bi kịch khiến cho cô gái người Hà Tây thấu hiểu được sự hụt hẫng và nỗi buồn của phận nữ nhi đi đá bóng, dù chi phí phẫu thuật và điều trị đều được Tổng cụ TDTT chi trả.
Suốt một năm sau ca phẫu thuật, Minh Nguyệt được người bạn thân cùng gia đình chăm sóc. Mọi thứ gần như trở về con số 0 với cô gái này, khi chẳng còn ai nhắc đến hay động viên Nguyệt hãy cố gắng vượt qua nghịch cảnh để tiếp tục chơi bóng. Ngày ấy, Nguyệt hụt hẫng tột cùng và có suy nghĩ sẽ giải nghệ bởi chán thay sự vô tình, bạc bẽo của bóng đá. Trong khi đó, mẹ Nguyệt luôn cất lời khuyên con gái sớm chia tay bóng đá.
Video đang HOT
Nhiều đêm trăn trở, Nguyệt xác định nghe lời mẹ khuyên sẽ từ giã bóng đá và có suy nghĩ lấy bằng Đại học TDTT xong sẽ tìm một công việc ổn định để lo cho tương lai. Thế nhưng sau những ngày tập đi và chạy nhảy được thì nỗi nhớ bóng đá lại trỗi dậy, đeo bám và trở thành ám ảnh thường trực. Những kỷ niệm bóng đá cứ ùa về trong tâm trí và chúng chiến thắng, Nguyệt lại xỏ giày tiếp tục thi đấu.
Minh Nguyệt như đóa hoa nở muộn của bóng đá Việt. Ảnh: TT.
Sau lần trở lại với bóng đá với cái dây chẳng chéo bị đứt, Minh Nguyệt chơi bóng trong nỗi lo sợ chấn thương tái phát và đầu gối buốt đau trong những ngày Đông trở gió. Thế nhưng Nguyệt xác định phải nỗ lực hết mình để khẳng định bản thân và tìm kiếm một danh hiệu để đời sau khi giải nghệ có thể tự hào với chính mình.
Năm 2013, Minh Nguyệt tỏa sáng rực rỡ để giúp Hà Nội I giành chức vô địch quốc gia và “ẵm” danh hiệu Cầu thủ xuất sắc giải. Lúc ấy, nhiều người đã dự đoán là Nguyệt chắc chắn sẽ giành danh hiệu Quả bóng vàng nữ 2013. Thế nhưng giống như sự trêu đùa của số phận, vì nhiều lý do ban tổ chức không thể tổ chức trao giải Quả bóng vàng năm 2013. Với Nguyệt, đó là một nỗi buồn khôn nguôi khi cô gái này đã chờ đợi từng ngày nhưng Quả bóng vàng bất ngờ nghỉ ngang sau 19 năm liên tiếp vinh danh các cầu thủ xuất sắc của bóng đá Việt. Nỗi buồn ấy hoàn toàn có thể hiểu được khi Nguyệt đã có một năm nỗ lực, sau mùa bóng xuất sắc trong suốt sự nghiệp cầu thủ.
Dưới ánh đèn sân khấu, đứng trên bục vinh quang của đời cầu thủ, Minh Nguyệt cười rạng ngời đón nhận danh hiệu Quả bóng vàng nữ 2015. Một phần thưởng xứng đáng cho những gì cô gái Hà Tây đã nỗ lực trong năm 2015 và vượt qua bao nhiêu khó khăn trong suốt 13 năm gắn bó với trái bóng tròn. Một cảm giác sung sướng tột cùng mà Nguyệt ví như đã cầm được “chiếc Cup cuộc đời”, dù đáng ra Nguyệt đã có thể tận hưởng cảm giác ấy trong hai năm về trước.
Tuổi 30, Nguyệt mới giành được danh hiệu Quả bóng vàng, dù khá muộn nhưng chắc chắn điều ấy chưa phải là điểm dừng đối với cô gái 17 tuổi mới đến với bóng đá. Bây giờ, Nguyệt vẫn đang khát khao chinh phục thêm nhiều danh hiệu, muốn vượt qua giới hạn của bản thân với niềm đam mê cháy bỏng cùng trái bóng tròn.
Như lời mẹ Nguyệt nói thì “con gái người ta 30 tuổi đã chồng con và ổn định sự nghiệp còn con sao vẫn chạy theo trái bóng”. Đó là một sự trăn trở đúng bởi sau này giải nghệ thì tương lai Nguyệt sẽ về đâu. Nguyệt vẫn không nghĩ ngợi nhiều. 30 tuổi vẫn lao theo trái bóng như thuở tuổi 17, bởi “đóa hoa nở muộn” người Hà Tây bây giờ mới thực sự tỏa hương.
Theo Thể Thao 24H
Tự Long làm thơ tặng con gái mới chào đời
Nam diễn viên hài nổi tiếng đất Bắc không giấu được niềm vui khi bà xã sinh con gái nặng 3,4 kg vào sáng 29/10.
Trên trang cá nhân, Tự Long chia sẻ, sáng sớm cùng ngày đã đưa bà xã Minh Nguyệt nhập viện chờ sinh con. Công chúa nhỏ của vợ chồng danh hài chào đời lúc 8h52 và nặng 3,4 kg.
Theo một nguồn tin riêng của Zing.vn, con gái có gương mặt vuông chữ điền giống hệt Tự Long. Minh Nguyệt sinh thường và hiện mẹ cô đã có mặt để hỗ trợ vợ chồng danh hài chăm sóc cháu.
Vợ chồng Tự Long - Minh Nguyệt.
Suốt thời gian mang thai, vợ chồng Tự Long không hỏi thăm bác sĩ về giới tính của con vì theo hai người, con cái là của trời cho. Trước niềm vui này, Tự Long thậm chí còn làm thơ tặng đứa con vừa chào đời.
"Con! Rồi sau này cha sẽ kể
Ngày con chào đời một sáng mùa thu
Nắng tỏa ánh vàng trên từng góc phố
Mây trên đầu như chẳng muốn bay
Bồn chồn lo âu bối rối vụng về
Thức trọn đêm dài cha chờ nghe con khóc
Mẹ mệt nhoài đau đớn chẳng còn hơi
Dẫu vẫn biết con người sinh có hạn
Cha vẫn giật mình hoảng hốt lúc con sinh ra
Tiếng khóc lần đầu cũng là khi cha đến
Ôm con vào lòng mà thấy mắt mình cay
Nhìn con bú dòng sữa đầu còn ấm
Cha tự hỏi mình ngày bé có thế không
Ai cũng bảo nhìn con sao giống bố
Mẹ nhoẻn miệng cười hạnh phúc ngập bờ mi
Con đã đến ngọt ngào như trái chín
Nốt nhạc này cha sẽ viết thành bài ca".
Một người bạn của danh hài chia sẻ, người xưa vẫn kể điển tích đi 3 bước thì làm được một bài thơ nhưng Tự Long chỉ đi có nửa bước và vừa bế con vừa làm thơ.
Tự Long kết hôn với Minh Nguyêt - cán bộ Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội vào ngày 7/5. Không lâu sau đó, anh chia sẻ trên trang cá nhân tin sắp được làm cha.
Trong năm 2015, ngoài việc có con gái, Tự Long còn được đề xuất phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân.
Theo Zing
Cuộc sống nhiều ngã rẽ của dàn diễn viên 'Sóng ở đáy sông' Nhiều khán giả vẫn nhắc tới nhân vật ông Đại cùng anh em Núi - Biển và cô Mây đanh đá nhưng không phải ai cũng biết cuộc sống của dàn diễn viên "Sóng ở đáy sông" hiện ra sao. Sóng ở đáy sông với những thăng trầm trong cuộc sống của Núi - một thanh niên từng học giỏi, triển vọng nghề...