“Quả bóng trắng” và cái bóng của điện ảnh Iran
Nhiều phim ngoại quốc thuộc hàng “khủng” sẽ được trình chiếu tại LHP quốc tế Hà Nội tháng 10 tới đây (27-31.10) nhờ nỗ lực của Cục Điện ảnh Việt Nam và một trong số những phim hay là “ Quả bóng trắng” ( White Balloon) của Iran, nền điện ảnh từng là tấm gương tham khảo cho điện ảnh Việt Nam.
Ảnh do BTC cung cấp.
Nhẩn nha với một câu chuyện giản dị
Nói điện ảnh Iran từng là tấm gương một thời kỳ, bởi những năm 90 điện ảnh Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng còn Iran nổi bật trên bản đồ điện ảnh thế giới như một điểm đỏ. Phim Iran gây ấn tượng mạnh bởi những câu chuyện giản dị, nhân văn, thấm đẫm tính văn hóa bản địa, lại tuyệt đối không sex, không bạo lực.
Câu chuyện thường mở đầu tưởng như không có gì nhưng “càng về sau càng có gì” và cái kết bao giờ cũng đầy bất ngờ, gieo vào lòng người xem những câu hỏi khôn nguôi. Phim Iran kinh phí thấp và không cầu kỳ về ngoại cảnh…
“Quả bóng trắng” (White Balloon) được sản xuất năm 1995 là phim đầu tay của đạo diễn Jafar Panahi. Thời điểm xảy ra trước giao thừa 1 giờ 28 phút, Razieh – một cô bé 7 tuổi ước có một con cá vàng mới cho gia đình mình bởi đó là phong tục truyền thống vào đêm giao thừa ở Tehran, Iran.
Vào dịp Tết Nowruz, người Iran hay bày một con cá vàng trong lọ. Nhà Razieh đã có sẵn một bể cá vàng và hàng xóm cũng sang xin cá. Nhưng bé Razieh chê cá vàng ở nhà quá gày, yếu không nhiều vây nên nằng nặc đòi mẹ 100 toman để mua một con cá vàng đẹp, béo mũm mĩm mà em thấy ở cửa hàng. Razieh còn cho anh trai một quả bong bóng để anh trai xin mẹ tiền mua cá.
Không có tiền lẻ, bà mẹ đưa cho Razieh tờ 500. Razieh vội chạy ra cửa hàng nhưng trên đường, cô bé đã đánh rơi tiền sau khi tý nữa bị một kẻ làm xiếc rắn lừa lấy… Và hành trình đi tìm lại đồng tiền đã mất của Razieh không thiếu những chi tiết, câu chuyện của xã hội Iran.
Video đang HOT
Phim khá dài, với phong cách của lối làm phim truyện tài liệu. Những cuộc nói chuyện dài dòng, nhiều khi lan man phát mệt. Chuyện ông chủ hàng quần áo khăng khăng không sửa lại cổ áo cho chiếc áo mới may của khách, chuyện người đàn bà qua đường tốt bụng dắt Razieh đi tìm đồng 500 toman đã mất. Cảnh nhóm xiếc rắn bày trò để xin tiền dân phố. Anh lính nghỉ phép không có tiền về thăm gia đình ngồi tâm sự với Razieh…
Những câu chuyện đời thường, những cảnh sinh hoạt ở một khu phố vào thời khắc quan trọng trước thềm năm mới. Và những bài học nhân sinh khá nhẹ nhàng ẩn giấu trong đó.
Có vẻ chỉ những đứa trẻ trong sáng, vô tư là hết lòng vì nhau, còn người lớn, nhiều khi họ quá tất bật cho cuộc sống mưu sinh mà không chú ý đến đòi hỏi chính đáng của đứa trẻ. Nhưng bên cạnh những người vô tâm, còn đó những tấm lòng nhân ái.
Bà lão qua đường nhiệt tình dắt cô bé 7 tuổi đi tìm tiền, là ông lão bán cá sẵn sàng cho cô lấy bình cá trước, trả tiền sau, là người đàn ông trong gánh xiếc rắn, khi nhìn giọt nước mắt của cô bé đã trả lại tiền cho cô bị kẻ cùng gánh lừa chiếm đoạt… Và hình ảnh cô bé bướng bỉnh Razieh thật đáng yêu, giàu lòng tự trọng.
Nhà làm phim hiện thực
“Quả bóng trắng” đã giúp đạo diễn người Iran Jafar Panahi đoạt giải Camera d’Or – “Máy quay Vàng” tại Liên hoan phim Cannes năm 1995. Tác phẩm cũng được chọn vào danh sách đề cử “Phim nước ngoài xuất sắc” ở Oscar năm đó.
Ngoài ra, bộ phim còn đạt những giải thưởng danh giá khác như: Giải phim nước ngoài hay nhất tại Cinefest Sudbury 1995; Giải phim nước ngoài hay nhất tại Giải thưởng Phê bình Phim New York 1996; Giải Vàng tại Liên hoan Phim Quốc tế Tokyo 1996.
Sinh năm 1960 trong gia đình theo đạo Hồi ở thành phố Mianeh, tây bắc Iran, đạo diễn Jafar Panahi, là người khởi xướng cho Làn sóng Điện ảnh mới của Iran.
Sau phim đầu tay “White Balloon” là “The Mirror” (1997) tiếp tục là câu chuyện về số phận của trẻ em Iran, đến phim thứ ba “The Circle” (2000) kể về số phận phụ nữ Iran trong xã hội Hồi giáo hà khắc. Mặc dù bị cấm ở Iran, phim nhận được nhiều giải thưởng tại các LHP quốc tế, lớn nhất là giải Sư Tử Vàng của LHP Venice (Italia).
Hai tác phẩm tiếp theo là “Crimson Gold” (2003) và “Offside” (2006) phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Iran với nhiều phê bình, chỉ trích. Trong khi “Crimson Gold” giành giải Un Certain Regard ở LHP Cannes (Pháp), “Offside” giành Giải Gấu Bạc cho kịch bản xuất sắc ở LHP Berlin (Đức).
Với những tác phẩm mang đậm phong cách điện ảnh nhân văn khắc họa hiện thực trần trụi, khắc nghiệt ở Iran, đạo diễn Jafar Panahi được thừa nhận là một trong số ít nhà làm phim Iran đương đại nổi tiếng.
Theo laodong.vn
Nhìn lại lịch sử điện ảnh Việt Nam qua 101+ bộ phim "không phải dạng vừa"
Có lẽ với giới phê bình điện ảnh, Lê Hồng Lâm không còn là cái tên xa lạ nữa bởi những góc nhìn sắc nét, những đánh giá độc đáo về phim ảnh của anh. Nhưng để kể lại một biên niên sử dài cả thế kỉ của điện ảnh Việt, đó lại là chuyện khác.
Đã nhiều lần, những cuốn sách tản mạn về điện ảnh Việt Nam được ra đời, không chỉ của riêng nhà báo Lê Hồng Lâm, mà còn của các tác giả khác nữa. Thế nhưng, lần đầu tiên có một người đủ kiên nhẫn để xem lại đến hơn một nghìn bộ phim, đánh giá và nhìn nhận lại dưới nhiều lăng kính để cuối cùng chọn được 101 bộ phim Việt Nam hay nhất và viết nên sách.
Bìa cuốn sách "101 bộ phim Việt Nam hay nhất" của nhà báo Lê Hồng Lâm.
Trong clip giới thiệu về dự án do ê-kíp WeChoice thực hiện cho chương trình Hành trình truyền cảm hứng WeChoice Awards 2018, khán giả đã nhận được rất nhiều thông tin mới mẻ về điện ảnh Việt Nam. Như là quan niệm của những nhà làm phim rằng "Tất nhiên, chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người mà chăm lo riêng cho bộ da của mình" (trích phim Người Tử Tế). Nhà báo Lê Hồng Lâm cũng chỉ ra một điều hiển nhiên mà mọi người hay bỏ qua, đó là "Người Việt Nam hay có một định kiến về phim Việt Nam, họ cho rằng điện ảnh Việt Nam không có gì. Đó chỉ là những bộ phim không mang lại giá trị gì về mặt nghệ thuật hay tinh thần." Anh chia sẻ rằng đây là một định kiến sai lầm, càng không muốn sự sai lầm đó đeo bám những người trẻ.
Đồng quan điểm, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, "cha đẻ" của Em Là Bà Nội Của Anhvà Cô Gái Đến Từ Hôm Qua, cũng nói rằng nếu mười năm trước mọi người tỏ ra sốc khi được rủ đi xem phim Việt Nam thì đến hiện tại, khán giả đã phần nào háo hức trước những dự án phim mới. Vậy là họ đã phần nào quan tâm hơn đến điện ảnh nước nhà. Nhưng nếu phim không hay, khán giả sẽ dễ dãi cho rằng vì đó là... phim Việt Nam. Thế là định kiến năm xưa vẫn cứ còn nguyên.
Mặt khác, điện ảnh phải có tính kế thừa. Việc nhà báo Lê Hồng Lâm viết ra cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất không phải một nghiên cứu mang tính hàn lâm, mà là một cây cầu đưa khán giả lại gần hơn với những giá trị của điện ảnh Việt. Đến ngay cả các nhà làm phim, đối với họ, dự án này cũng rất quan trọng. Bởi có những thứ chúng ta tưởng phim Việt Nam chưa bao giờ làm, nhưng thực ra nó đã có từ rất lâu rồi.
Trước hiện thực của nền điện ảnh Việt và thái độ của khán giả với nó, nhà báo Thủy Lê hoàn toàn ủng hộ dự án 101 bộ phim Việt Nam hay nhất bởi "Có những nỗ lực rất đáng ghi nhận. Và muốn được ghi nhận thì một trong những nỗ lực khác của một người viết như Lâm phải giúp xoá bỏ những định kiến. Bởi vì khi có định kiến thì mọi nỗ lực đều có thể bị xem nhẹ và mọi cố gắng đều có thể bị đối xử bất công".
Đối với riêng nhà báo Lê Hồng Lâm, những sự ủng hộ, những lời động viên từ bạn bè và đồng nghiệp là một điều đáng quý. Bởi sẽ thật khó nếu như phải lựa chọn chỉ đúng 101 bộ phim trong suốt chiều dài 70 năm của lịch sử điện ảnh Việt Nam. Một điều khác thôi thúc nhà báo Lê Hồng Lâm phải bắt tay vào thực hiện dự án, bởi khi đi đến những quốc gia khác, anh luôn bị choáng ngợp bởi những cuốn sách về phim ảnh. Những cuốn sách ấy cung cấp đầy đủ thông tin từ tác giả, đạo diễn đến những kiến thức chuyên môn sâu, thậm chí cả tính giải trí. Thế nhưng nhìn sang điện ảnh Việt Nam, sách vở về phim ảnh lại rất hiếm hoi. Thậm chí không thể tìm được cuốn nào đi xuyên suốt từ những năm 1950 cho đến thời điểm hiện tại là năm 2018. Nhưng hiển nhiên, thật khó để có thể tìm hiểu hết toàn bộ những bộ phim đã ra mắt khán giả, cho nên nhà báo Lê Hồng Lâm giới hạn lại từ bộ phim Kiếp Hoa (1953) cho đến Song Lang (2018) để hoàn thiện dự án của mình.
Suốt hơn 2 năm trời, với rất nhiều đam mê, nỗ lực, với sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía các nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên, nhà quay phim,... nhà báo Lê Hồng Lâm đã từng bước hoàn thiện tác phẩm 101 bộ phim Việt Nam hay nhất. Nhà báo Thủy Lê đùa rằng Lê Hồng Lâm đang đóng vai Đô-rê-mon, sáng chế ra được một cỗ máy thời gian cho điện ảnh Việt. "Càng xem những bộ phim của điện ảnh thế giới, càng xem những bộ phim bom tấn hay những bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới, Lâm càng biết trân trọng, biết yêu, thậm chí thêm thương, biết gạn lọc những giá trị mà điện ảnh Việt đã có được trong một bối cảnh làm phim thiếu chuyên nghiệp nhất, trong những thời điểm làm phim thách thức đam mê của người làm nghề nhất", nhà báo Lê Hồng Lâm chia sẻ .
Một vài bộ phim được anh xem lại để cân nhắc đưa vào cuốn sách.
Cuốn sách 101 bộ phim Việt Nam hay nhất đã đi đến những bước cuối cùng trước khi tới với độc giả. Hy vọng cuốn sách sẽ thay đổi được phần nào định kiến của khán giả, để rồi sau đó họ sẽ đón nhận những tác phẩm điện ảnh Việt với tất cả tâm và tình của mình.
Bảo Anh
Theo Trí Thức Trẻ
Top đạo diễn dưới 30 tuổi có ảnh hưởng lớn đến nền điện ảnh Việt Nam Nổi bật với những sản phẩm điện ảnh chất lượng cả về nội dung lẫn hình ảnh, những cái tên dưới đây là một trong top đạo diễn Việt dưới 30 tuổi được kỳ vọng nhất nền điện ảnh Việt Nam thời điểm hiện tại. Võ Thanh Hòa Sinh năm 1989, Võ Thanh Hòa có xuất phát điểm đặc biệt khi từng đạt...