Quả bóng Brexit trong chân Hạ viện Anh
Thoả thuận Brexit mới được nhanh chóng thông qua tại hội nghị Thượng đỉnh EU ở Brussels là cơ hội cuối cùng để nước Anh rời EU trong trật tự.
Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã mất 5 ngày đàm phán marathon ở mức độ căng thẳng nhất, với các phiên thảo luận xuyên đêm để có thể đạt được một thoả thuận Brexit chỉ 2 giờ trước khi các lãnh đạo EU phải họp để đưa ra quyết định cuối cùng. Nhìn xa hơn, cả hai phía đã phải chơi trò đuổi bắt trong gần 100 ngày dưới thời của ông Boris Johnson và gần 3 năm rưỡi kể từ ngày người dân Anh lựa chọn Brexit, để đi đến cái đích gần cuối cùng là một thoả thuận dường như mang lại sự hài lòng cho cả hai bên.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters
Với cá nhân Thủ tướng Anh, sự hài lòng đó là việc trong thoả thuận mới đã không còn từ “chốt chặn – backstop”, dù đổi lại là một cơ chế giám sát hải quan và thuế vô cùng phức tạp mà nước Anh phải gánh vác. Về mặt chính trị, đó là một cú ghi điểm mang tính biểu tượng với cử tri trong nước.
Video đang HOT
Với châu Âu, việc hài lòng lại nằm ở các dự án tương lai, khi châu Âu đã buộc nước Anh phải đưa ra cam kết rằng sẽ “chơi đẹp” trong những năm tới, tức không biến Vương quốc Anh thành một Singapore ở cửa ngõ châu Âu qua việc áp dụng các tiêu chuẩn về thuế quan, môi trường và xã hội dưới tiêu chuẩn mà châu Âu đã xây dựng.
Thực ra, sự hài lòng lớn nhất mà cả EU lẫn chính phủ của ông Boris Johnson đạt được, đó là việc dường như đã có thể với tay đóng lại cánh cửa Brexit vốn làm hao tổn quá nhiều thời gian, sức lực và tài nguyên của cả hai phía trong suốt hơn 3 năm qua. Diễn biến trước mắt không hoàn toàn khả quan, khi khả năng Hạ viện Anh bác bỏ thoả thuận mới thậm chí còn cao hơn những gì đã diễn ra với thoả thuận cũ của bà Theresa May.
Nhưng bất kể điều gì sẽ xảy ra vào ngày 31/10 tới, hai bên có lẽ đều đã thoát khỏi sức ép nặng nề nhất. Cả EU lẫn chính phủ của ông Boris Johnson đều sẽ không còn bị lịch sử quy kết là thủ phạm gây ra một sự chia tay không thoả thuận tàn khốc giữa EU và Vương quốc Anh. Quả bóng trách nhiệm, giờ đây đã được đá sang chân các nghị sĩ Anh./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Từ Brussels
Chủ tịch Hạ viện Anh sẵn sàng 'linh hoạt' để luật ngăn chặn Brexit không thỏa thuận được thực thi
Ngày 12/9, Chủ tịch Hạ viện Anh John Bercow cam kết sẵn sàng "linh hoạt" để đảm bảo Thủ tướng Anh Boris Johnson tuân thủ luật ngăn chặn việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/10 tới kể cả khi không có thỏa thuận.
Chủ tịch Hạ viện Anh John Bercow phát biểu trong cuộc họp Hạ viện tại London ngày 3/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một bài phát biểu trước giới luật sư vào chiều 12/9, ông Bercow cho rằng khi mọi việc diễn tiến tới giai đoạn phải trì hoãn Brexit thì Quốc hội chắc chắn sẽ buộc chính phủ phải tuân theo luật mới ban hành. Ông Bercow khẳng định nếu tình hình yêu cầu một sự linh hoạt trong quy trình thực hiện thì chắc chắn Hạ viện sẽ đáp ứng sự linh hoạt đó và không một giới hạn luật định hay áp lực thời gian nào có thể cản trở việc thực thi luật mới.
Chủ tịch Hạ viện Anh khẳng định Brexit chỉ có thể diễn ra theo cách thức được các nghị sĩ chấp thuận. Ông Bercow còn ví việc từ chối trì hoãn Brexit vì cái cớ để đưa Anh rời EU sớm nhất có thể chẳng khác nào "một tên cướp ngân hàng phạm tội nhưng bào chữa là sẽ mang tiền đi phân phát cho mục đích từ thiện ngay sau đó".
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh Thủ tướng Johnson kêu gọi thực hiện Brexit vào ngày 31/10 tới dù có hay không có thỏa thuận. Sau khi Nữ hoàng Anh Elizabet II hôm 9/9 ký ban hành luật buộc Chính phủ Anh phải xin gia hạn Brexit thêm 3 tháng nếu hai bên không đạt thỏa thuận trước ngày 19/10, ông Johnson vẫn khẳng định sẽ không xin gia hạn Brexit.
Trong diễn biến liên quan, Thủ tướng CH Ireland Leo Varadkar, ngày 13/9 cho biết khoảng cách giữa Anh và EU trong các cuộc đàm phán Brexit "rất rộng" và các đề xuất của Anh liên quan tới đường biên giới trên đảo Ireland cho tới nay đều chưa đáp ứng được nhưng yêu cầu cần thiết.
Phát biểu với đài phát thanh RTE, ông Varadkar thừa nhận khoảng cách giữa Anh và EU còn rất rộng, đồng thời khẳng định EU sẽ nỗ lực tới những giây phút cuối cùng để tránh kịch bản không thỏa thuận nhưng không phải là bằng mọi giá. Về điều khoản "chốt chặn" nhằm duy trì đường biên giới mở trên đảo Ireland, ông Varadkar cho biết dù EU luôn sẵn sàng cân nhắc những phương án thay thế cho điều khoản này nhưng cho tới nay chưa có đề xuất nào từ phía Anh thực sự đạt tới những yêu cầu cần thiết.
Trong khi đó, đảng Hợp nhất dân chủ (DUP) tại vùng Bắc Ireland khẳng định vùng này sẽ không chấp nhận việc bị buộc phải tuân thủ mọi quy định của EU thời hậu Brexit. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện các thông tin rằng các quan chức EU và CH Ireland đề xuất áp dụng "điều khoản chốt chặn" với riêng vùng Bắc Ireland như một cách để thay thế điều khoản hiện tại, nhằm tháo gỡ bế tắc và giúp tìm được một thỏa thuận Brexit.
DUP nhấn mạnh không chấp nhận đề xuất này hay bất kỳ một điều khoản "chốt chặn" được gọi với một cái tên nào khác. DUP phản đối mọi dàn xếp khiến vùng Bắc Ireland bị tách ra khỏi phần còn lại của nước Anh. DUP cho rằng thời hậu Brexit, vùng Bắc Ireland sẽ chỉ chấp nhận luật pháp EU nếu cơ quan lập pháp vùng này được lựa chọn những luật mà họ sẽ tuân thủ. Đây là điều kiện mà trước đó cả EU và CH Ireland đều đã bác bỏ.
Theo Lê Ánh (TTXVN)
Nghị sĩ Anh muốn làm sống lại thoả thuận Brexit của cựu Thủ tướng May Một nhóm nghị sĩ Anh đang lên kế hoạch đưa thoả thuận Brexit của cựu Thủ tướng Theresa May trở lại bỏ phiếu tại Nghị viện. Do lo ngại đương kim Thủ tướng Boris Johnson vẫn sẽ làm mọi cách để đưa nước Anh rời EU vào ngày 31/10/2019, một nhóm nghị sĩ Anh đang lên kế hoạch đưa thoả thuận Brexit của...