Quả bom không chịu nổ
Vợ chồng tôi hiếm muộn, chữa trị bao năm mới sinh được một mụn con gái. Gia đình tôi sống rất hạnh phúc khi con còn là một đứa con gái nhỏ. Con càng lớn, lo lắng của chúng tôi cũng càng lớn theo, nếu không muốn nói là mất ăn mất ngủ.
Chúng tôi lo không phải vì con gái ngang bướng hay quậy phá mà vì mãi nó chẳng chịu có người yêu. Gần ba mươi tuổi, con gái tôi vẫn chưa có ý định lập gia đình!
Mà nào phải con gái tôi ế ẩm vì xấu xí cho cam. “Nhất dáng, nhì da, thứ ba là mặt” con tôi đều có đủ nên bạn trai hàng tá. Con gái tôi từng học rất giỏi, giờ đang có một công việc ổn định với thu nhập tương đối tốt. Con gái tôi còn rất đảm đang, nấu ăn cũng ngon.
Ngày cuối tuần của con gái tôi là ở nhà ăn cơm với ba mẹ, sau đó là ôm laptop lướt net, chat chit hoặc chơi game… Tôi mà cằn nhằn sao không đi chơi với bạn trai là nó lấy xe chạy vèo qua thằng bạn thân số 1 ở gần nhà, xả những bực dọc về ba mẹ cho bạn nghe. Một lần, người yêu của thằng bạn nổi cơn ghen, nó lại lấy xe chạy qua thằng bạn thân số 2 (cũng đã có người yêu nhưng ở xa), để được tám hả hê rồi về.
Có thể nói, quanh con gái tôi đầy ắp các chàng trai, đẹp có, dễ thương có, bình thường có, trình độ có, thành đạt cũng có nhưng con tôi chỉ toàn nhận làm anh trai kính yêu, bạn bè thân thương, không anh chàng nào là chính thức cả. Khổ nỗi thiên hạ nhìn vào lại đánh giá con gái tôi lăng nhăng, là kén cá chọn canh, là chảnh chọe… Bà con, hàng xóm cứ gặp mặt chúng tôi là hỏi khi nào mời họ uống rượu mừng. Vợ chồng tôi chỉ còn nước thở dài, không dám than câu nào, sợ mọi người lại bảo “Chảnh như con cá cảnh”.
Những lần mẹ con cãi nhau vì chuyện không chịu lấy chồng, bao giờ con gái cũng hét lên: “Sao mẹ lạc hậu thế, thời đại bây giờ không có chồng thì cũng có sao. Con không muốn lấy chồng, con muốn sống cho đam mê của con. Mà có chồng thì có gì vui? Có chồng chỉ thêm stress mà thôi. Ba mẹ mà nói nữa là con chọn trở thành bà mẹ đơn thân đấy…”. Cứ như thế, vợ chồng tôi ngày ngày lo lắng dõi theo “quả bom không chịu nổ”.
Video đang HOT
Theo TTVN
"Cô gái thành bà lão" ở Hội An trở lại với khuôn mặt bà già
Sau gần 2 năm, sức khỏe và cuộc sống của "cô gái thành bà già" Nguyễn Thị Ngọc Mai bây giờ ra sao? Chúng tôi đến nhà của gia đình chị Mai thăm và tìm hiểu để tìm câu trả lời.
Tháng 10/2011, Dân trí đã phản ánh về trường hợp của chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (SN 1984, trú khối phố Thanh Nam, phường Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam) bị nhiều bênh nan y và quá già so với tuổi của chị.
Hình chị Mai vào tháng 10/2011
Sau đó, chị Mai được nhiều cá nhân và tổ chức giúp đỡ về vật chất và tinh thần để đi chữa bệnh. Chị đã được Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng thăm khám và phát hiện ra căn bệnh của mình. Một tổ chức từ thiện đã đưa chị Mai sang Đài Loan chữa bệnh.
Tháng 5/2012, sau khoảng 2 tháng điều trị, chị Mai trở về nhà với khuôn mặt trẻ hơn, sức khỏe chị cũng tốt hơn và trông chị cũng lanh lẹ hơn xưa. Chia sẻ với chúng tôi, chị Mai cho biết, thời gian đầu sau khi sang Đài Loan để được "làm trẻ" lại, chị trở về quê với một khuôn mặt dễ nhìn hơn, trắng trẻo và mập hơn. Chị bắt đầu hòa nhập với cuộc sống mà không còn tự ti, mặc cảm như trước.
Chị Mai khi vừa từ Đài Loan về
Tuy nhiên, chỉ được một thời gian ngắn, lớp da mặt bắt đầu nhăn nheo co rúm lại, gương mặt "bà lão" trước đây lại hiện diện khiến chị xót xa, ngại ngần mỗi khi ra đường. Chị cũng không muốn câu chuyện của mình khiến mọi người bận lòng thêm nữa sau khi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Chị cũng sợ rằng nếu mọi người nhìn thấy hình ảnh và bệnh tật của mình hiện nay sẽ khiến tất cả những người đã từng giúp đỡ mình cảm thấy buồn vì công dã tràng.
Sáng 26/6, khi chúng tôi đến nhà thì chị đang nằm trong nhà. Mẹ chị bà Nguyễn Thị Mức gọi chị ra tiếp chúng tôi. Chị Mai cho biết, hơn một tháng trở lại đây, chị luôn cảm thấy trong người khó chịu, thường xuyên lên cơn đau đầu dữ dội, ho hen, khó thở. Đó là những triệu chứng mà chị mắc phải trong thời gian trước đây và nay lại tái phát.
Chị cũng cho biết, chị cứ ăn vào là bị nôn ra hết bất kể đó là món gì nên cơ thể của mình ngày cang teo tóp lại như thời gian trước đây. Chân tay gầy gò, gương mặt hốc hác, thiếu sức sống, da dẻ trên khuôn mặt nhăn nheo như trước. "Khi đi Đài Loan chữa bệnh về em được 36 kg, còn bây giờ em chỉ còn 30 kg, bằng trọng lượng với trước khi điều trị ở Đài Loan. Trong người mệt lắm, không làm được việc gì", chị vừa nói vừa rớm nước mắt.
Và chị Mai hiện nay
Chị cũng tâm sự, bây giờ chỉ muốn khỏe để đi làm kiếm tiền nuôi hai con nhỏ ăn học. Đứa con gái lớn của chị hiện đang học lớp 1, con trai nhỏ thì vào mẫu giáo, mỗi tháng chi phí cho hai đứa con cũng hết gần 2 triệu đồng. Nhưng sức khỏe hiện giờ không cho phép chị làm việc nên tất cả đều nhờ vào quán hàng nhỏ bé của mẹ ruột.
"Tháng trước em còn khỏe thì đi làm nhưng gần tháng nay nghỉ ở nhà nên cũng không có thu nhập. Mà có đi làm cũng kiếm được mỗi tháng trên dưới 1 triệu đồng nên không đủ trang trải cuộc sống", chị tâm sự.
Anh Trần Thân Thương, chồng của chị Mai, bây giờ mỗi ngày bươn chải với nghề xe ôm cũng không đủ nuôi thân, vì thế mọi gánh nặng con cái đều đè nặng lên đôi vai bà Mứt và chị Mai.
Bà Mứt cùng chị Mai
Chị Mai kể, cách đây không lâu, có một vị bác sĩ ở TPHCM ngỏ lời muốn được chữa trị cho chị ở phòng khám tư nhân của ông nhưng chi phí chữa trị lên đến vài trăm triệu đồng. Theo lời chị Mai, ông bác sĩ này chữa trị cũng cốt để tăng cường sức khỏe, chống chọi với bệnh tật chứ không thể làm cho gương mặt trẻ lại, mà số tiền đó quá lớn đối với gia đình nên đành chấp nhận tiếp tục mang bệnh trong người.
Chia tay chị Mai, mẹ chị - bà Mứt - nói như van xin chúng tôi có cách nào giúp con mình thêm một lần nữa được chữa bệnh để khỏe lại và đi làm nuôi hai con nhỏ chứ không mong gì khuôn mặt trẻ lại đúng như cái tuổi của con mình. Bà cũng mong muốn các nhà hảo tâm quan tâm giúp đỡ để con mình được tiếp tục chữa bệnh.
Theo Dantri
Thiếu nữ khóc ra máu Căn bệnh lạ khiến cô gái 20 tuổi người Chile phải sống với cảm giác đau đớn và không dám bước chân ra khỏi nhà. Cô gái trẻ Yaritza Oliva. Ảnh: O.C Yaritza Oliva, 20 tuổi, hiện sống ở thành phố Purranque, bắt đầu nhận ra mình khóc ra máu cách đây khoảng 2 tuần. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế của...