Quả bom hẹn giờ tại trại tị nạn Al-Hol: Nguy cơ IS hồi sinh
Một cuộc truy quét an ninh gần đây bên trong một trại tị nạn chứa 44.000 người đã phát hiện một loạt vũ khí, hàng chục tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và một phụ nữ người Yazidi đã bị nhóm này giam giữ gần 10 năm.
Mỹ cho rằng vụ tấn công khủng bố mới nhất ở Nga là do IS tiến hành. Ảnh: AA/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 25/3, đối với nhiều người, nỗi kinh hoàng về IS đã kết thúc khi một chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu đã đánh sập thành trì của nhóm này vào năm 2019. Nhưng 5 năm sau, hàng chục nghìn thường dân vẫn đang bị giam giữ trong các trại, bao gồm cả ở Al-Hol, nơi trú ẩn cho nhiều gia đình của IS và những người khác vô tình bị cuốn vào tình trạng hỗn loạn ở phía Đông Bắc Syria.
Các trại này là một phần của vấn đề lớn hơn. Khoảng 9.000 tay súng IS đang bị giam giữ riêng trong một mạng lưới các trung tâm giam giữ ở cùng khu vực. Các trại và trung tâm giam giữ được bảo vệ bởi Lực lượng Dân chủ Syria, lực lượng của người Kurd đã cùng với Mỹ chống IS và hiện được quân đội Mỹ hỗ trợ.
Thách thức trước mắt đối với Mỹ và các đối tác quốc tế là giảm bớt khó khăn của người dân trong các trại và chống những nỗ lực của IS nhằm cực đoan hóa người dân.
Nhưng câu hỏi khó khăn hơn là làm thế nào để đảm bảo hàng nghìn người dân trong trại và các tay súng bị cầm tù được hồi hương trước khi khu vực này bị tàn phá hơn nữa. Nếu chính quyền Mỹ trong tương lai ngừng hỗ trợ cho Lực lượng Dân chủ Syria hoặc rút quân, an ninh tại các trại và trung tâm giam giữ có thể sụp đổ, có khả năng châm ngòi cho IS hồi sinh.
Những lo ngại về IS hồi sinh vượt ra ngoài Trung Đông. Các quan chức Mỹ tin rằng vụ tấn công khủng bố mới nhất ở ngoại ô Moskva (Nga) khiến gần 140 người thiệt mạng là do một nhánh của IS tại Afghanistan, được gọi là ISIS-K, thực hiện.
Ông Dana Stroul, cựu quan chức cấp cao Lầu Năm Góc, nhận định: “Al-Hol chắc chắn là một quả bom hẹn giờ vì đây là một trong những nơi thống khổ nhất trên trái đất”. Các tác nhân tiềm ẩn gây ra “quả bom hẹn giờ” đó có thể có nhiều dạng khác nhau.
Video đang HOT
Vào tháng 10/2019, Tổng thống khi đó là Donald Trump đã kêu gọi rút hoàn toàn lực lượng Mỹ khỏi Syria, khiến quân đội Mỹ bối rối. Tuy nhiên, sau đó, ông đã thay đổi quyết định và đồng ý duy trì khoảng 900 quân ở Syria. Hiện chưa rõ quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ về Syria sẽ như thế nào nếu ông trở lại Nhà Trắng vào năm tới.
Một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của các trại là tình trạng thù địch giữa người Kurd ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ – nước đã liên tục ném bom lực lượng người Kurd và tiến hành các cuộc xâm nhập vào Syria. Người Kurd ở Syria đã cảnh báo rằng họ có thể cần phải chuyển lực lượng bảo vệ sang làm các nhiệm vụ khác nếu phải hứng chịu một cuộc tấn công kéo dài của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, Mỹ không có bất kỳ kế hoạch dự phòng nào để cung cấp nơi ở cho dân thường phải di dời và giam giữ các tay súng IS nếu Mỹ rời khỏi Syria và đối tác người Kurd từ bỏ nhiệm vụ.
Cả Mỹ và các đồng minh đều không muốn bàn giao các cơ sở này cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Cũng không có bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc chuyển giao các cơ sở đó cho Liên hợp quốc.
Devorah Margolin thuộc Viện Chính sách Cận Đông Washington, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, đánh giá: “Câu hỏi cấp bách hiện nay là chúng ta có thể làm gì để cộng đồng quốc tế hiểu rằng việc hồi hương phải diễn ra nhanh hơn và Kế hoạch B là gì nếu Mỹ rời đi?”.
Trại tị nạn Al-Hol có từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng dân số của trại – cùng với cơ sở Roj gần đó – đã tăng lên hơn 60.000 người sau khi IS mất thành trì cuối cùng tại thị trấn Baghouz của Syria. Tổng số người ở hai trại hiện là 46.500, bao gồm cả những phụ nữ kết hôn với các tay súng IS hoặc bị ép có con với các tay súng của nhóm này. Theo các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, hơn một nửa số cư dân trong trại là dưới 12 tuổi. Ngoài ra, còn có một nhóm nhỏ nam giới không rõ mức độ liên kết với IS.
IS đẩy mạnh tuyển thành viên ở Trung Á trong 12 tháng qua
Thông tin tình báo trong một báo cáo gần đây của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong 12 tháng gần đây đã tăng cường tuyển dụng tay súng từ các quốc gia Trung Á.
Saidakrami Murodalii Rachabalizoda, nghi phạm vụ tấn công Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva (Nga), tại phiên xét xử của Tòa án quận Basmanny, ngày 24/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo được đệ trình lên Hội đồng bảo an LHQ vào tháng 1, IS đã đẩy mạnh tuyển dụng trong năm ngoái, nhắm đến công dân Tajikistan và nhiều quốc gia Trung Á khác. IS đặc biệt quan tâm đến thành viên có nhiều kinh nghiệm của các nhóm khủng bố đã hoạt động từ lâu.
Theo báo cáo của LHQ, trong 12 tháng qua, nhóm liên kết của IS tại Afghanistan là Nhà nước Hồi giáo-Khorasan (ISIS-K) đã tuyển nhiều tay súng từ Jamaat Ansarullah. Theo tờ Guardian (Anh), Jamaat Ansarullah là nhóm Hồi giáo cực đoan đã hoạt động nhiều năm tại Tajikistan nói riêng và Trung Á nói chung.
ISIS-K còn lập tài khoản Telegram và lợi dụng nhiều mạng xã hội khác để tuyên truyền ở Tajikistan và nhiều nơi khác trong khu vực.
Mặc dù ISIS-K giảm số cuộc tấn công, mất một số vùng đất và các nhân vật chỉ huy cấp cao và tầm trung rời đi, nhưng nhóm khủng bố này vẫn là mối đe dọa lớn nhất ở Afghanistan, thậm chí có khả năng gây nguy hiểm cho khu vực và các nước khác.
ISIS-K đã áp dụng chiến lược tuyển dụng bao quát hơn, bao gồm cả việc tập trung vào thu hút thành viên Taliban và tay súng nước ngoài.
Các cơ quan tình báo của Mỹ và châu Âu từng cảnh báo về xu hướng gia tăng mạnh âm mưu khủng bố quốc tế liên quan đến ISIS-K.
Báo cáo của LHQ đề cập: "Vào tháng 7 và tháng 8 năm trước, Đức đã bắt 7 nghi phạm người Tajik, Turkmenistan và Kyrgyzstan vì lên kế hoạch tấn công khủng bố".
Đức đã bắt hai nghi phạm Afghanistan bị nghi lên kế hoạch tấn công Quốc hội Thụy Điển. Ảnh: Getty Images
Ngày 19/3 vừa qua, giới chức Đức đã bắt hai nghi phạm Afghanistan được cho lên kế hoạch tấn công Quốc hội Thụy Điển. Công tố viên cho biết một trong hai nghi phạm được ISIS-K giao nhiệm vụ trả thù các vụ đốt kinh Quran tại Thụy Điển và các nước Bắc Âu.
Ngày 31/12/2023, cảnh sát Đức bắt 3 nghi phạm người Tajik và một nghi phạm Uzbekistan lên kế hoạch tấn công Nhà thờ lớn Cologne. Các nhà điều tra nhận định một nghi phạm có liên quan đến IS.
Theo Guardian, nghi phạm người Tajik có liên quan đến nhiều âm mưu khủng bố khác tại châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trong những năm gần đây. Trong đó, hai thành viên IS đã tấn công một nhà thờ ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 1, khiến một người thiệt mạng và một người bị thương.
Tajik là những người nói tiếng Ba Tư sống ở Trung Á, chủ yếu tại Tajikistan, Afghanistan, Uzbekistan. Có đến 4/5 dân số Tajikistan là người Tajik.
Trong một diễn biến gần đây, 3 trong 4 nghi phạm bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ sau vụ xả súng tại Nhà hát Crocus City Hall, Moskva (Nga) tối 22/3 được cho là công dân Tajikistan hoặc người gốc Tajik.
ISIS-K tuyên bố đã thực hiện vụ tấn công. Nhóm này còn công bố bức ảnh của 4 nghi phạm chụp ảnh trước lá cờ IS và chúng đều che mặt. ISIS-K cũng đăng video được cho do kẻ tấn công quay lại về cảnh chúng xả súng vào khán giả tại nhà hát.
Trước đó, ISIS-K đăng tuyên bố trên tài khoản Telegram: "Các tay súng Nhà nước Hồi giáo đã tấn công một cuộc tụ tập lớn của những người theo đạo Cơ đốc ở thành phố Krasnogorsk ở ngoại ô thủ đô Moskva của Nga, giết chết và làm bị thương hàng trăm người, đồng thời tàn phá nơi này trước khi rút lui về căn cứ an toàn". Moskva chưa bình luận về tuyên bố của ISIS-K.
Kể từ khi thành lập cách đây 8 năm, ISIS-K chủ yếu tập trung vào hoạt động tại Afghanistan. Việc ISIS-K quay trở lại các mục tiêu quốc tế có thể do chúng nhận được chỉ đạo trực tiếp từ thủ lĩnh của IS ở Iraq và Syria.
Toàn cảnh vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Nga Hôm qua, phía an ninh Nga thông báo đã bắt giữ 11 nghi phạm trong vụ tấn công chết chóc khiến ít nhất 133 người chết, hơn 100 người khác bị thương tại buổi biểu diễn nhạc rock ở ngoại ô Moscow. Đến tối qua, Nga thông báo đã bắt được toàn bộ 4 tay súng, chứ không phải 5 như thông tin...