Qua 2 cấp tòa, tranh chấp nợ nần giữa Hapro và Tân Thành Đạt vẫn chưa xong
Vấn đề xử lý lô hàng điều hòa thế chấp trị giá hơn 1,7 tỷ đồng là điểm mấu chốt trong tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Tổng công ty Thương mại Hà Nội ( Hapro) và Công ty TNHH Cơ điện lạnh Tân Thành Đạt (Công ty Tân Thành Đạt).
Vào ngày 16/6/2011, Chi nhánh Tổng công ty Thương mại Hà Nội – Trung tâm xuất nhập khẩu phía Bắc (bên A) và Công ty Tân Thành Đạt (bên B) đã ký kết hợp đồng mua bán trang thiết bị điều hòa cơ khí Mitsubishi với tổng giá trị là hơn 9 tỷ đồng.
Do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, Công ty Tân Thành Đạt mới thanh toán được một phần tiền gốc. Ngày 30/11/2011, 2 bên ký biên bản thanh lý hợp đồng. Năm 2012, Tân Thành Đạt đã bàn giao lô hàng (67 cục điều hòa, trị giá hơn 1,7 tỷ đồng), đồng ý để Hapro bán trừ vào công nợ.
Năm 2014, Hapro khởi kiện ra tòa đòi nợ; cộng khoản gốc và lãi tính đến ngày 31/5/2014 là hơn 7,3 tỷ đồng. Đến ngày 30/12/2014, Hapro thay đổi nội dung khởi kiện, đề nghị Tân Thành Đạt phải thanh toán khoản nợ là 4 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 2,8 tỷ đồng; lãi là hơn 1,3 tỷ đồng.
Yêu cầu khởi kiện trên đã được Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm chấp thuận. Ngay sau đó, Công ty Tân Thành Đạt đã kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm lên Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội.
Phía bị đơn cho rằng, ngày 1/11/2012, Công ty Tân Thành Đạt ký biên bản thế chấp, bàn giao lô hàng điều hòa không khí để đảm bảo một phần công nợ. Trong điều khoản của biên bản có nêu, khi thời hạn đến 31/3/2013, bên B không thanh toán hết nợ, Hapro được quyền tìm kiếm khách hàng bán lô hàng trên. Tiền thu được sẽ được khấu trừ vào công nợ.
Cuối tháng 9/2014, Hapro tự ý dịch chuyển hàng hóa về kho của mình khiến Công ty Tân Thành Đạt lo ngại không biết hàng hóa được cất giữ ở đâu, chất lượng bảo quản ra sao? Vì lẽ đó, bị đơn đề nghị cần phải xử lý lô hàng trên để đảm bảo giải quyết tranh chấp 2 bên được triệt để.
Video đang HOT
Trong khi đó, Hapro khẳng định, giữ lô hàng điều hòa để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và thực chất lô hàng vẫn thuộc sở hữu của Tân Thành Đạt.
Nguyên đơn viện dẫn, sau phiên tòa sơ thẩm, giữa 2 bên vẫn đồng thuận quan điểm giải quyết lô hàng trên. Hapro đang tích cực tìm kiếm bên thứ 3 để bán lô hàng trên và trừ vào công nợ. Thực tế là sau phiên tòa sơ thẩm, Hapro đã bán thêm được 13 cục điều hòa. Nguyên đơn cũng lý giải quy trình bán hàng phải có sự đồng ý của Tân Thành Đạt. Minh chứng là Công ty Tân Thành Đạt xuất hóa đơn thì Hapro mới bán được hàng hóa.
Cấp phúc thẩm cho rằng, cần phải xác minh lô hàng trên đang được Hapro xử lý như thế nào? Trường hợp bán được một phần có khấu trừ tiền thu được theo đúng thỏa thuận hay không? Số hàng hóa còn lại đang ở đâu? Đồng thời làm rõ tính pháp lý của lô hàng này.
Ngoài ra, trong vụ kiện này, vấn đề tính lãi suất cũng được đem ra “mổ xẻ”. Về phương thức thanh toán, bên B đặt cọc cho bên A 10% theo tổng giá trị, tương đương 740 triệu đồng, để bên A ký quỹ mở L/C. 70% còn lại bên B thanh toán sau khi có chứng từ về ngân hàng và có thông báo chứng từ đến. 20% còn lại bên B thanh toán theo hợp đồng kể từ ngày chấp nhận thanh toán nhận nợ. Nếu quá hạn không thanh toán hết tiền, bên B phải chịu lãi suất 2,6%, thời gian trả chậm không quá 15 ngày.
Hapro trình bày, tại tòa sơ thẩm, nguyên đơn tự nguyện giảm mức lãi suất xuống còn 13 %/tháng do thấy hoàn cảnh khó khăn của bị đơn.
Nguyên đơn lý giải đưa ra mức lãi suất 13%/tháng là căn cứ vào Điều 306 Luật Thương mại. Cụ thể là trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả, theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
Ngược lại, Công ty Tân Thành Đạt cho rằng, mức lãi suất trên là không phù hợp và đề nghị tòa án xem xét lại theo đúng quy định của pháp luật.
Khi xem xét vấn đề này, cấp phúc thẩm cho rằng, bản án sơ thẩm chưa xác định thời hiệu Công ty Tân Thành Đạt bắt đầu phát sinh nghĩa vụ thanh toán nợ gốc và việc tính lãi có phù hợp với pháp luật hay không?
Xác định nhiều tình tiết trong vụ án vẫn còn vướng mắc, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội đã quyết định hủy bản án trên, giao cho tòa sơ thẩm xét xử lại.
Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cả 6 bị cáo vụ nhận hối lộ từ JTC đều kháng cáo
Chiều 13/11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết đã nhận được đơn kháng cáo của cả 6 bị cáo trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban Quản lý các Dự án đường sắt - gọi tắt là RPMU, thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam).
6 bị cáo này gồm: Phạm Hải Bằng (sinh năm 1969, nguyên Phó Giám đốc RPMU), Nguyễn Nam Thái (sinh năm 1977, nguyên Trưởng phòng thực hiện Dự án 3, RPMU), Trần Văn Lục (sinh năm 1958, nguyên Giám đốc RPMU), Trần Quốc Đông (sinh năm 1964, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên Giám đốc RPMU), Nguyễn Văn Hiếu (sinh năm 1962, nguyên Giám đốc RPMU), Phạm Quang Duy (sinh năm 1975, nguyên Phó Giám đốc RPMU).
Trong đơn kháng cáo, cả 6 bị cáo đều xin được Tòa cấp phúc thẩm xem xét giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo, do các bị cáo mới phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, nhận thức được sai phạm, thái độ khai báo thành khẩn, có ý thức khắc phục hậu quả, bản thân đã có nhiều cống hiến trong hoạt động của ngành đường sắt.
Quang cảnh phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Số tiền các bị cáo nhận hỗ trợ từ nhà thầu JTC không liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện dự án; phần lớn đã được các bị cáo chi phí, sử dụng cho việc triển khai thực hiện dự án và sử dụng chung cho tập thể... Toàn bộ 6 đơn kháng cáo này sẽ được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tập hợp cùng hồ sơ vụ án để chuyển lên Tòa phúc thẩm, Tòa án nhân dân Tối cao để xem xét, đưa ra xét xử theo thẩm quyền.
Trước đó, trong 2 ngày 26,27/10/2015, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án này và tuyên án phạt các bị cáo: Phạm Hải Bằng lĩnh án 12 năm tù, Nguyễn Nam Thái lĩnh án 11 năm tù, Phạm Quang Duy bị phạt 8 năm 6 tháng tù, Trần Quốc Đông và Nguyễn Văn Hiếu cùng lĩnh 7 năm 6 tháng tù, Trần Văn Lục bị phạt 5 năm 6 tháng tù về cùng tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại Điều 281, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.
Bản án sơ thẩm kết luận: Trong khoảng thời gian từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2014, Phạm Hải Bằng (Phó Giám đốc RPMU), Chủ nhiệm dự án "Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 01), giai đoạn 1" đã trực tiếp thỏa thuận với đại diện nhà thầu JTC (Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản), để nhà thầu hỗ trợ kinh phí cho RPMU sử dụng vào mục đích liên quan đến thực hiện dự án và đã được nhà thầu JTC đồng ý hỗ trợ.
Tổng số tiền các nhân viên nhà thầu JTC chuyển cho Bằng, Thái và Duy trong khoảng thời gian nói trên là khoảng 11 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này đã được các bị cáo sử dụng chi phí cho lễ ký kết hợp đồng, chi tiếp khách, hội họp, đi lại, lễ tết, làm ngoài giờ... để vụ lợi cho tập thể, trong đó có quyền lợi cá nhân.
Tòa cấp sơ thẩm cũng nhận định, hành vi của các bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" là có căn cứ. 6 bị cáo đều là những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan Nhà nước, hưởng lương nhưng vì động cơ cá nhân đã sách nhiễu để yêu cầu phía JTC nhiều lần đưa tiền.
Các bị cáo không thực hiện nghiêm túc hợp đồng, chưa kiểm soát chất lượng công trình, chứng từ... Khi mới thực hiện được 45, 47% hợp đồng nhưng vẫn ký giải ngân, thanh toán hết 15 hóa đơn cho nhà thầu. Không làm đúng đạo đức, ứng xử trong đấu thầu. Đây là hành vi vụ lợi cá nhân, lợi ích nhóm, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
TheoTTXVN/baotintuc.vn
Khiếu kiện tại Keangnam chưa đến hồi kết Sáng ngày 10/11, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án khách hàng kiện chủ đầu tư Keangnam Vina. Kháng cáo của khách hàng tập trung chủ yếu về phần xác định diện tích nhà Tuy nhiên, phiên tòa đã bị hoãn lại do bị đơn Keangnam Vina vắng mặt. Theo luật định, các...