Qua 10 năm, mới có hơn 200 công trình được coi là ‘xanh’
Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022 do Bộ Xây dựng chủ trì dự kiến diễn ra ngày 13 – 14/10 tại TP Hồ Chí Minh, với chủ đề “Thúc đẩy công trình xanh hướng tới mục tiêu hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP 26″ (Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu).
Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022 được đánh giá là diễn đàn mở uy tín, thúc đẩy đối thoại, kết nối hợp tác đa chiều giữa hơn 1.200 nhà hoạch định chính sách, đại biểu cấp cao đến từ các đơn vị phát triển dự án, đầu tư, tư vấn – thiết kế, các kiến trúc sư và các chuyên gia thiết kế đầu ngành, cùng những đơn vị cung cấp vật liệu, thiết bị và công nghệ tòa nhà.
Xu hướng phát triển công trình xanh của các dự án bất động sản tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, tốc độ tăng trưởng ngành Xây dựng trong những năm qua trung bình đạt khoảng 9%/năm và tỷ lệ đô thị hóa cuối năm 2021 đạt khoảng 40,5%, đã kéo theo những áp lực gia tăng nhu cầu năng lượng sử dụng trong lĩnh vực xây dựng. Về phát triển công trình xanh, qua hơn 10 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng trên 200 công trình. Con số này quá khiêm tốn so với số lượng công trình được xây dựng, đưa vào hoạt động và so với tiềm năng, cũng như yêu cầu về sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
Thực tế này đòi hỏi việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, công trình xanh là một trong những ưu tiên của ngành Xây dựng Việt Nam. Để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển công trình xanh, trong những năm qua, Bộ Xây dựng đã hợp tác với các cơ quan, tổ chức quốc tế như Chính phủ Đan Mạch, UNDP, IFC-WB, GIZ, Đại sứ quán Vương quốc Anh… phát triển công cụ đánh giá, chứng nhận công trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và năng lượng theo chứng chỉ EDGE.
Việc tổ chức Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam trở thành sự kiện thường niên của ngành Xây dựng, góp phần nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong việc thúc đẩy sự phát triển các công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng.
Trong khuôn khổ của Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022 sẽ có các sự kiện: Thăm quan thực tế tại dự án công trình xanh; lễ trao chứng nhận công trình xanh và vinh danh các đơn vị có đóng góp trong việc thúc đẩy phát triển công trình xanh tại Việt Nam; các thảo luận chuyên đề để các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia bàn luận, trao đổi kinh nghiệm quy hoạch, phát triển công trình xanh và xây dựng đô thị bền vững, hướng tới thiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP26.
Video đang HOT
Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2022 sẽ tập trung vào những nội dung quan trọng như: Giải pháp và kế hoạch hành động của ngành Xây dựng thực hiện mục tiêu cam kết COP26; phát triển công trình xanh ứng phó biến đổi khí hậu, hướng tưới mục tiêu “Net Zero” – Báo cáo của UNDP; “Thiết lập cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công trình xanh”- Đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Công trình xanh: Xu hướng toàn cầu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; cơ chế tài chính và phát huy các nguồn lực cho dự án xanh; đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số thúc đẩy xây dựng công trình xanh bền vững…
Những công trình xanh hàng đầu thế giới
Các tòa nhà xanh hoặc được gọi là bền vững nhờ vào việc sử dụng năng lượng tái tạo, các vật liệu thân thiện với môi trường.
Dưới đây là những công trình xanh hàng đầu thế giới.
Trường Đại học Amherst (Hoa Kỳ)
Năm 2019, Trường Đại học Amherst được Ủy ban Môi trường (COTE) của Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ (AIA) lựa chọn là 1 trong số 10 công trình xanh hàng đầu tại Mỹ. Trường Đại học Amherst được thiết kế để tồn tại hơn 100 năm và đã được công bố là người chiến thắng Giải thưởng hàng đầu của COTE. Tòa nhà được thiết kế theo cách giảm 76% năng lượng sử dụng.
Tháp Reforma (Mexico)
Tháp Reforma được hoàn thành vào năm 2016 và là tòa nhà cao thứ hai ở Mexico với 57 tầng. Tòa nhà chọc trời được thiết kế bởi công ty kiến trúc LBR&A và được coi là tiêu chuẩn bền vững ở toàn bộ châu Mỹ Latinh. Tòa nhà đã được trao chứng nhận LEED Bạch kim vì đã quản lý hiệu quả cao các nguồn tài nguyên. Nhờ các tính năng bền vững, tòa nhà có thể tiết kiệm 24% năng lượng và 30% lượng nước tiêu thụ. Tòa nhà cũng có hệ thống thu gom nước mưa và nước thu hoạch được xử lý ngay trong tòa nhà bởi vậy không có hệ thống thoát nước.
Ngôi nhà Corallo (Guatemala)
Ngôi nhà Corallo ở Santa Rosalia và có diện tích 747m2. Tòa nhà được thiết kế bởi PAZ Arquitectura và được xây dựng theo cách không gây ảnh hưởng đến cây cối xung quanh. Cách bố trí của tòa nhà hòa hợp một cách hợp lý với môi trường bên ngoài, nơi chủ yếu là một khu rừng. Mục đích chính đằng sau cấu trúc là bảo tồn cây cối xung quanh đồng thời xây dựng một không gian sống tương tác tốt với môi trường tự nhiên.
Bệnh viện Đại học Sunshine Coast (Úc)
Úc được biết đến là nơi có nhiều tòa nhà văn phòng xanh nhưng Bệnh viện Đại học Sunshine Coast là cơ sở chăm sóc sức khỏe đầu tiên được xếp hạng Six Star Green Star về thiết kế và xây dựng. Dự án được xây dựng với chi phí 1,8 tỷ đô la và đã được công nhận là công trình công cộng tốt nhất. Bệnh viện được thiết kế với máy nước nóng năng lượng mặt trời, hệ thống đo năng lượng, hệ thống lưu trữ năng lượng và ánh sáng hiệu quả. Tất cả các yếu tố này nhằm để giảm bớt mùa hè khắc nghiệt, lượng mưa lớn cũng như tối ưu hóa khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời.
Khu nghỉ dưỡng sinh thái Whitepod (Thụy Sĩ)
Khu nghỉ dưỡng sinh thái Whitepod được tìm thấy ở Thụy Sĩ và nép mình trong những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng. Khu nghỉ mát đã được trao Giải thưởng thế giới về du lịch bền vững. Các khu vực nghỉ ngơi được sưởi ấm bằng bếp củi. Các tính năng bền vững khác của tòa nhà bao gồm đèn LED chiếu sáng, các thiết bị tiết kiệm nước...
Suzlon One Earth (Ấn Độ)
Suzlon One Earth là văn phòng xanh đầu tiên và lớn nhất ở Ấn Độ được xếp hạng LEED Bạch kim. Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Charles Benninger và nó được làm theo cách mà 90% bên trong nhận được ánh sáng tự nhiên. Tòa nhà nằm trên diện tích hơn 10 mẫu Anh và được cung cấp 100% bởi các nguồn tái tạo tại chỗ và ngoại vi. Tòa nhà có 18 turbine gió cung cấp 7% năng lượng được sử dụng. Phần còn lại của năng lượng đến từ các turbine gió ngoại vi.
Park Hyatt Phu Quoc Residences của BIM Land được chứng nhận công trình xanh EDGE Dự án BĐS nghỉ dưỡng cao cấp Park Hyatt Phu Quoc Residences vừa được công nhận chứng chỉ EDGE cho công trình xanh. Đây là chứng chỉ quốc tế uy tín trực thuộc Tổ chức Ngân hàng Thế giới, trao cho các dự án có khả năng giảm mức tiêu thụ năng lượng, nước và năng lực dùng để sản xuất vật liệu...