QL1 sẽ dày đặc trạm thu phí
Để thu hút nhà đầu tư BOT, dự án mở rộng quốc lộ 1 được cắt thành nhiều đoạn nhỏ, hệ quả là tuyến đường huyết mạch này sắp tới sẽ dày đặc các trạm thu phí.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, kênh huy động vốn từ các nhà đầu tư (NĐT) qua hình thức BOT (xây dựng, kinh doanh, chuyển giao), PPP (hợp tác công tư) đóng vai trò quan trọng khi ngân sách còn hạn hẹp. Với đoạn Thanh Hóa – Hà Tĩnh – Cần Thơ dài 1.783 km, có 499 km đã mở rộng, còn 1.284 km chưa mở rộng sẽ bao gồm 35 dự án. Trong đó có 16 dự án BOT với tổng chiều dài 540 km, tổng mức đầu tư 38.460 tỉ đồng 18 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (tổng mức 50.300 tỉ đồng), 1 dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay ADB.
Dày đặc trạm thu phí
Đáng chú ý, do khó bố trí được vốn ngân sách, nên các đoạn tuyến theo hình thức BOT sẽ chia cắt QL1 mở rộng thành nhiều khúc, xen kẽ với các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. Theo nguyên tắc, các NĐT đều được xác định phương án hoàn vốn qua trạm thu phí BOT (lập trạm mới hoặc sử dụng lại các trạm bán quyền, trạm hoàn vốn đã hết hạn). Dự kiến trên QL1 mở rộng từ Hà Nội – Cần Thơ khi đi vào khai thác sẽ có khoảng 20 trạm thu phí BOT.
Cụ thể, dự án mở rộng đoạn Nghi Sơn ( Thanh Hóa) – Cầu Giát ( Nghệ An), NĐT Cienco 4 sẽ được thu phí tại trạm Hoàng Mai (vốn là trạm thu phí bán quyền) trong thời gian 20 năm 1 tháng khi công trình hoàn thành. Đoạn qua Quảng Nam, NĐT Cienco 5 cũng sẽ được thu phí từ tháng 2.2016 (trong 21 năm 10 tháng). Đoạn Bình Định – Phú Yên (41 km), chủ đầu tư là liên danh 5 NĐT trong nước sẽ được lập một trạm thu phí mới, với thời gian 23 năm. Hay như dự án BOT kéo dài đoạn Đông Hà – Quảng Trị sẽ sử dụng Trạm thu phí Đông Hà…
Trên thực tế, việc cắt khúc QL1 thành nhiều đoạn tuyến BOT nằm rải rác, xen kẽ với các dự án do vốn trái phiếu đầu tư, đã “hợp lý hóa” được việc đặt các trạm thu phí BOT không vướng quy định hiện hành (cách 70 km mới được lập một trạm thu phí). Để gỡ khó và cũng là tăng sức hút với các chủ đầu tư, các đoạn tuyến phân theo hình thức BOT cũng có chiều dài ngắn hơn so với các đoạn tuyến đầu tư bằng hình thức trái phiếu chính phủ. Và dù đầu tư với đoạn tuyến ngắn (trên 20 km) hay đoạn tuyến dài hơn (khoảng 50 – 60 km), NĐT cũng sẽ được thu với mức phí bằng nhau và thời gian xấp xỉ (bình quân khoảng 20 năm).
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, doanh nghiệp (DN) vận tải chưa kịp mừng vì các trạm ngân sách bị xóa bỏ sau khi phí bảo trì đường bộ chính thức thu, thì đã phải lo vì các trạm BOT mọc thêm nhiều hơn.
Dù đã nộp phí bảo trì đường bộ người dân vẫn phải tiếp tục nộp phí qua trạm trên QL1 tổng cộng hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm – Ảnh: Lê Văn Thọ
Gánh nặng đổ lên người dân
Video đang HOT
Theo ông Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Cầu đường Việt Nam, tới hết năm 2015 nếu không mở rộng QL1 sẽ mãn tải, vì thế nhu cầu mở rộng là cấp thiết. “Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác vị trí các trạm thu phí, nhưng khi tất cả các dự án được khởi công, cần có số liệu công khai sẽ có bao nhiêu trạm thu phí, bố trí ở đâu. Một xe tải, xe container… vận hành trên QL1 thì sẽ phải trả tổng cộng bao nhiêu phí, nhất là khi các xe này đều đã phải nộp phí bảo trì đường bộ. Cái khó là nhà nước không đủ tiền đầu tư hết, nên phải sử dụng vốn tư nhân, nhưng gánh nặng phí lên người dân, DN cũng là rất lớn, nếu không công khai sẽ dễ gây bức xúc trong dư luận. Đồng thời, cùng với việc công khai số liệu thu trên QL1, cùng với phí bảo trì đường bộ (vận hành trên toàn bộ mạng lưới đường bộ quốc gia), nên xem xét cân đối lợi ích, giảm bớt gánh nặng cho người dân”, ông Long nói.
Ông Lương Hoàng Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM, cũng cho rằng gánh nặng phí trước tiên sẽ đổ lên các DN vận tải đường dài, nhưng thực chất DN sẽ cơ cấu vào giá thành. “Xe phải đóng thêm 1 triệu thì tính vào giá cước 1 triệu, nên áp lực giá sẽ đẩy trực tiếp ra xã hội và người dân phải gánh”, ông Trung phân tích.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, mức thu phí bảo trì đường bộ với xe ô tô, xe tải, container hiện đã rất cao. “Phải đóng phí nhiều và cao thì DN chết, người dân cũng chết. Nhà nước nên xem xét điều chỉnh, nếu không giảm bớt mức phí bảo trì hằng năm, thì phải tính toán loại bỏ phần bảo trì đường bộ trong phí BOT thay vì cho tăng lên tới 3,5 lần. Ngược lại, nếu buộc phải giữ mức thu cao để đảm bảo hoàn vốn và có lãi cho NĐT, thì phải cân đối tính toán giảm bớt mức phí bảo trì, làm sao để cân đối mức phí phải đóng vẫn trong sức chịu đựng của người dân, DN”, ông Hùng đề xuất.
Các dự án BOT từ Hà Nội – Cần Thơ (Theo báo cáo của Bộ GTVT)
Đóng phí BOT 2.000 – 3.000 tỉ/năm
Theo ước tính, để hoàn vốn cho gần 40.000 tỉ đồng đầu tư các đoạn tuyến BOT (trong thời hạn bình quân 20 năm), cộng chi phí kinh doanh, lợi nhuận cho NĐT, ít nhất người dân tham gia giao thông trên QL1 sẽ phải trả 2.000 – 3.000 tỉ đồng mỗi năm (chưa tính khoản phí bảo trì đường bộ). Chưa kể, theo phương án thu phí đã được xác định với một số dự án, mức thu từ năm 2016 sẽ gấp 3,5 lần so với mức thu được quy định tại Thông tư 90 của Bộ Tài chính (mức tăng thấp nhất từ 10.000 đồng lên 35.000 đồng/lượt, cao nhất từ 80.000 đồng lên 280.000 đồng/lượt), và 3 năm được điều chỉnh một lần, số phí phải nộp có thể sẽ lớn hơn nhiều so với con số ước tính trên.
Theo vietbao
Vắng vẻ thu phí bảo trì đường bộ
Ngày 3/1, cũng là ngày thứ hai triển khai thu phí bảo trì đường bộ (BTĐB) đối với xe ô tô các loại, ghi nhận tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở TP.HCM cho thấy, số lượng người đến đăng kiểm xe và nộp tiền vắng vẻ hơn ngày đầu tiên áp dụng.
Nhiều người lúng túng
Sáng nay, tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-04V (quận 9, TP.HCM), số lượng người đến đăng kiểm xe ít hơn ngày hôm qua. Nhân viên trung tâm đăng kiểm 50-04 cho hay, trong 2 ngày làm thủ tục đăng kiểm và thu phí BTĐB, nhiều nhất vẫn là xe doanh nghiệp, trong khi xe tư nhân rất ít. Nhiều người đến đăng kiểm xe tại trung tâm, khi được thông báo nộp tiền phí BTĐB vẫn tỏ ra ngạc nhiên vì không hề biết có quy định này. Có trường hợp khi được thông báo thì trả lời không đủ tiền đóng, thậm chí không hiểu lý do đóng phí buộc nhân viên trung tâm phải giải thích nên rất tốn thời gian.
Một nhân viên Trung tâm đăng kiểm 50-04 tỏ vẻ mệt mỏi, vì "dù thủ tục đăng kiểm xe không có gì phức tạp nhưng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi đến đăng kiểm và nộp phí BTĐB vẫn không đáp ứng được yêu cầu".
Nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ khi đến Trung tâm đăng kiểm 50 - 03S quận Thủ Đức làm thủ tục nộp phí BTĐB cho phương tiện
Theo nhân viên này, thủ tục để đăng kiểm xe bắt buộc phải có: Đăng ký xe, sổ kiểm định, bảo hiểm còn thời hạn, những xe kinh doanh phải có giấy phép kinh doanh, xe mới đăng kiểm lần đầu phải có giấy đăng ký, hoặc giấy hẹn của công an, chứng nhận chất lượng nhập khẩu...
Chủ phương tiện khi đến đăng kiểm phải khai vào tờ phiếu cung cấp thông tin, với những xe đã qua kiểm định đạt yêu cầu sẽ được nhân viên thu phí tính phí kiểm định, in tờ khai chi phí phương tiện, xác nhận lại tờ khai nếu đã đạt yêu cầu, chủ phương tiện nộp phí và chờ dán tem đóng phí đường bộ. Tem hình tròn màu vàng (tem kiểm định) và tem màu xanh (tem nộp phí bảo trì đường bộ) được dán lên trước kính xe có ghi ngày/tháng/năm.
Tương tự tại các Trung tâm đăng kiểm ở quận 7, 9 và Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-02S (quận 11), số lượng người đến đăng kiểm và nộp phí BTĐB giảm so với ngày hôm qua. Theo ghi nhận, sáng nay tại các trung tâm đăng kiểm nhiều người vẫn còn bỡ ngỡ với mức thu phí BTĐB, có nhiều người vẫn còn than vãn với mức thu phí lớn vì họ đang sở hữu nhiều xe ô tô nên đóng phí cao.
Tem đăng kiểm và thu phí BTĐB được dán trước kính xe ô tô ở Trung tâm đăng kiểm 50-04V quận 9
Đa số là xe doanh nghiệp
Mức thu phí BTĐB cũng được áp dụng khác nhau giữa xe doanh nghiệp và xe tư nhân. Ví dụ, xe ô tô dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân phải nộp phí BTĐB 6 tháng là 780.000 đồng, xe ô tô dưới 10 chỗ của doanh nghiệp là 1.080.000 đồng. Chủ phương tiện khi đến trung tâm đăng kiểm, phải qua giai đoạn kiểm định mới được làm thủ tục đăng kiểm và nộp phí BTĐB.
Anh Phạm Kim Hoàng, thuộc Công ty TNHH cà phê Phương Vy cho biết: Lúc đầu anh tính đóng theo tháng là 130.000 đồng, nhưng do làm thủ tục và kiểm định phải chờ đợi lâu, anh gọi điện cho vợ mang 2.280.000 đồng đóng luôn một năm cho đỡ phiền phức. "Lúc đầu tôi tưởng thủ tục đơn giản, nhanh gọn, nhưng khi đến nơi lại phải ngồi chờ cả tiếng đồng hồ để nhân viên trung tâm kiểm định xe, ghi tờ khai, lại phải chờ làm thủ tục nộp tiền BTĐB nên tôi đóng cả năm luôn cho chắc ăn".
Trong khi đó, theo anh Nguyễn Tuấn Khoa, đại diện Công ty CP TMDV VT Phương Vân, công ty anh có nhiều xe container đầu kéo nhưng chỉ đăng kiểm và nộp phí BTĐB hai xe. "Công ty chúng tôi chỉ đăng kiểm và nộp phí BTĐB hai xe đầu kéo thôi. Thời buổi kinh tế khó khăn thế này, lấy tiền đâu mà nộp phí một lúc cả chục chiếc xe được". Tiền đóng phí 2 xe đầu kéo 6 tháng cũng ngốn số tiền lớn của công ty rồi".
Phương tiện phải được kiểm định trước khi làm thủ tục đăng kiểm và nộp phí BTĐB
Ông Nguyễn Đình Thuật, Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50 - 03S (quận Thủ Đức) cho biết, ngày hôm qua trung tâm đã đăng kiểm và thu phí 107 phương tiện ô tô các loại. Trong quá trình kiểm định, vẫn còn nhiều phương tiện chưa đạt chất lượng để làm thủ tục đăng kiểm và thu phí BTĐB.
"Những phương tiện không đạt chất lượng khi kiểm định, chúng tôi phải cho ra về khắc phục để ngày hôm sau tiếp tục đến đăng kiểm. Trong đợt đăng kiểm lần này, hầu hết là xe doanh nghiệp, xe tư nhân còn ít. Có những phương tiện chưa hết hạn đăng kiểm nhưng vẫn đến trung tâm làm thủ tục kiểm định đăng kiểm và nộp phí BTĐB", ông Thuật cho hay.
Trong khi đó, theo ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm VN, Cục đã gửi văn bản đến Cục CSGT đường bộ, đường sắt và Phòng CSGT đường bộ của các tỉnh thành thông báo về mẫu tem cấp cho xe đã đóng phí, mẫu biên lai thu phí và thời hạn kê khai đóng phí muộn nhất là ngày 30/6/2013 để các cơ quan nắm thông tin và thực hiện xử phạt đối với những xe quá thời hạn đăng kiểm mà chưa đóng phí.
Theo 24h
Ùn ứ trong ngày đầu thu phí bảo trì đường bộ Nhiều người phải chờ hơn nửa tiếng để nộp phí, có người phải quay về lấy tiền vì không biết quy định thu phí. Do ngày 1/1 trùng ngày nghỉ Tết Dương lịch nên đến hôm nay (2/1), các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới mới chính thức thu phí. Hơn 8h sáng, tại TTĐK xe cơ giới 50-03S ở quận...