QBZ-95 Trung Quốc: Súng trường bullpup “ăn cắp” nhiều trường phái
Tương tự như các mẫu vũ khí khác của Trung Quốc, QBZ-95 là mẫu súng trường bullpup “ sao chép” từ nhiều trường phái khác nhau.
Từ trước đến nay, nói về công nghiệp quốc phòng người ta thường lấy Nga, Mỹ ra làm tiêu chuẩn đại diện cho đường lối phát triển vũ khí nói chung và vũ khí cá nhân nói riêng của phương Đông và phương Tây. Đối với các súng trường tiến công cá nhân thì Nga, Mỹ luôn được xem là tiêu chuẩn đặc biệt là về cỡ đạn.
Trong khi NATO tiêu chuẩn hóa 2 loại đạn 5,56×45mm và 7,62×51mm thì Nga cũng tiêu chuẩn hóa 2 loại đạn 5,45×39mm và 7,62×39mm dành cho các loại súng bộ binh cá nhân.
Trung Quốc mặc dù là nền công nghiệp quốc phòng “sinh sau đẻ muộn” nhưng cũng đang muốn khẳng định mình bằng cách thiết lập một tiêu chuẩn đạn súng trường mới.
Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã cố gắng để phát triển một loại đạn riêng cho súng bộ binh cá nhân, nhằm tạo ra một trường phái mới khác với loại đạn 5,56×45mm của NATO và 5,45×39mm của Nga. Họ đã quyết định chọn loại đạn 5,8×42mm làm tiêu chuẩn cho đạn súng trường tiến công tiêu chuẩn của Quân đội Trung Quốc.
Súng trường tiến công QBZ-95 đời đầu gặp khá nhiều hạn chế đặc biệt là bộ phận chọn chế độ bắn.
Loại đạn mới được đặt ký hiệu DBP/87 tương ứng với “tiêu chuẩn súng trường cá nhân năm 1987″. Ngay khi hộp tiếp đạn mới được thông qua, Trung Quốc cũng bắt tay ngay vào quá trình phát triển một súng trường tiến công mới nhằm thay thế cho Type 81 sao chép từ AK-47.
Súng trường mới được chỉ định là QBZ-95. Một điểm khá thú vị là mặc dù phần lớn các vũ khí của Trung Quốc sản xuất đều sao chép từ Nga nhưng với QBZ-95 Trung Quốc lại kết hợp từ nhiều mẫu súng của các nước Tây Âu vào thiết kế của mình.
QBZ-95 là kiểu súng trường bullpup (toàn bộ khối khóa nòng và băng đạn nằm sau cò súng). Nó có kiểu bố trí tay kéo khóa nòng phía trên tương tự như khẩu FAMAS của Pháp, buồng đạn lại giống SA80 của Anh. Nhìn chung QBZ-95 là một sự kết hợp từ nhiều mẫu súng khác nhau đặc trưng phong cách sao chép của Trung Quốc.
Súng hoạt động theo nguyên tắc trích khí ngắn với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay. Khóa nòng của QBZ-95 có tới 7 rãnh, các nhà thiết kế Trung Quốc tuyên bố, khóa nòng của QBZ-95 cố định viên đạn tốt hơn khi bắn, tạo độ chính xác cao hơn so với AK-47.
QBZ-95 có chốt an toàn kiêm điều chỉnh chế độ bắn nằm phía trái của báng súng, có thể tùy chọn các chế độ bắn như sau, bắn phát một, loạt ngắn 3 viên hoặc liên thanh. Nó có loa che lửa đầu nòng thế hệ mới, kết hợp với một số tính năng giảm giật khác được tuyên bố là tương đối thấp, điều này làm tăng độ chụm của đạn giúp bắn chính xác hơn.
Trung Quốc đang cố gắng tạo ra một trường phái riêng với cỡ đạn 5,8×42mm.
“Nội thất” của súng được làm bằng thép đặc biệt, tay cầm và vỏ bên ngoài được làm bằng vật liệu polime để giảm khối lượng và tăng khả năng chịu nhiệt.
Video đang HOT
QBZ-95 được giới thiệu là có khả năng hoạt động trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, nhiều bụi bẩn, súng có thể sử dụng sau khi ngâm nước. Một điều quan trọng nữa là súng được quảng cáo là có độ tin cậy và hiệu suất như AK-47 và khả năng chính xác như M16A3.
Súng trường tiến công QBZ-95 tiêu chuẩn có chiều dài 745mm, nòng súng dài 463mm, hộp tiếp đạn 30 viên DBP87 5.8×42mm trọng lượng 3,25kg, tầm bắn hiệu quả khoảng 500 mét. Đạn dược là một phần quan trọng tạo nên uy lực và độ chính xác cho súng.
Theo như quảng cáo của Trung Quốc, đạn DBP87 5.8×42mm có sơ tốc đầu nòng tới 930 m/s, nó có tầm bắn hiệu quả khoảng 800 mét và có thể xuyên qua tấm thép dày 3mm ở khoảng cách tới 1.000 mét. Các báo cáo của Trung Quốc nói rằng loại đạn này đặc biệt chính xác ở khoảng cách 600 mét. Tuy nhiên, tính năng thực sự của đạn này rất khó kiểm chứng.
QBZ-95 chỉ có thể tống vỏ đạn ra ngoài ở bên phải, điều này có nghĩa là xạ thủ thuận tay trái không thể sử dụng súng này. Khóa an toàn kiêm điều chỉnh chế độ bắn nằm phía bên trái của báng súng, điều này gây nhiều khó khăn cho người sử dụng khi điều chỉnh chế độ bắn. Sau đó, nhược điểm này đã được khắc phục ở biến thể sau, nút chọn chế độ bắn được thiết kế lên phía trên báng súng.
QBZ-95 đang trở thành loại súng trường tiến công cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội Trung Quốc thay thế cho Type-81.
Súng có chung nhược điểm của dòng “bullpup”, toàn bộ khóa nòng và khối đạn dược nằm phía sau gây mất cân đối trọng lượng súng. Sự kết hợp giữa bullpup và trích khí ngắn khiến việc chế tạo và bảo trì tương đối phức tạp.
Việc thiết lập một tiêu chuẩn đạn riêng khiến nó gặp khó khăn trong việc xuất khẩu. Nếu nhập khẩu súng trường này sẽ phải nhập thêm đạn mới mà không thể sử dụng đạn tồn kho sẳn có. Biến thể QBZ-97 đã khắc phục nhược điểm này bằng cách sử dụng cỡ đạn 5,56×45mm nhưng nó khó lòng mà cạnh tranh được với các mẫu súng của phương Tây.
Gia đình QBZ-95 gồm súng tiểu liên, súng trường tiến công, súng trường chi viên hỏa lực hạng nhẹ, tuy nhiên nó phải được thiết kế riêng chứ không thể chuyển đổi từ trên một cấu hình tiêu chuẩn. QBZ-97 là biến thể xuất khẩu của QBZ-95, súng sử dụng loại đạn 5.56×45mm tiêu chuẩn NATO.
QBZ-97B – biến thể cải tiến của QBZ-97, được giới thiệu là vũ khí xuất khẩu tiêu chuẩn của Trung Quốc trong thời gian tới. QBZ-95G, biến thể nâng cấp của QBZ-95 với một số cải tiến, chốt an toàn kiêm lựa chọn chế độ bắn được thiết kế lên phía trên báng súng thay vì nằm bên trái như bản gốc, cải thiện đường đạn và độ tin cậy của súng.
Biến thể này được đưa vào thử nghiệm để đánh giá trong năm 2010, sau khi tiến hành đánh giá tổng thể, QBZ-95G sẽ được sử dụng thay thế cho các biến thể của QBZ-95 được đưa vào sử dụng từ năm 1995. QBZ-95 xuất hiện lần đầu tiên ngoài Trung Quốc vào năm 1997 khi Anh trao trả Hồng Kông cho phía Trung Quốc. Ngoài Trung Quốc súng còn được xuất khẩu cho một số quốc gia như Sri Lanka, Campuchia, Myanmar.
Súng chỉ mới được xuất khẩu cho một số nước nhỏ, các khách hàng này vẫn chưa có đánh giá nào (hoặc chưa được công bố) về tính năng của súng. Có thể là do súng chưa trải qua một cuộc chiến thực sự nào nên những điểm mạnh và hạn chế vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ nhất.
Theo Kiến Thức
SA80: khẩu súng trường bullpup tệ hại nhất thế giới
Phải mất đến 16 năm, Anh mới hoàn thành quá trình phát triển mẫu súng trường bullpup SA80 nhưng độ tin cậy lại không như mong muốn.
Mẫu bullpup phát triển dài hơi nhất
Nước Anh cũng được xem là cái nôi của súng trường bullpup. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, các nhà chế tạo vũ khí Anh đã có một kế hoạch đầy tham vọng nhằm phát triển một loại đạn và súng trường tiến công mới. Các nhà thiết kế đã tạo ra hai nguyên mẫu EM-1 và EM-2 sử dụng cỡ đạn 7mm, súng được chế tạo với khối đạn dược bố trí sau cò súng.
Mẫu thử nghiệm EM-2 hoàn thành vào năm 1951, các thử nghiệm cho thấy súng có độ tin cậy, độ chính xác rất cao, nó cho thấy đây là một mẫu súng đầy triển vọng, nếu được thông qua nó sẽ là súng trường bullpup đầu tiên của thế giới. Oái ăm thay, lúc đó NATO thông qua loại đạn tiêu chuẩn mới 7,62x51mm nên EM-2 không được chấp nhận.
Đến năm 1969, nhà máy Enfield đã phát triển một loại súng trường tiến công mới dựa trên loại súng AR-18 của Mỹ được sản xuất tại công ty Sterling, Anh. Mẫu súng mới có tên XL64E5, súng sử dụng loại đạn 4,85x49mm.
SA80 IW - nguyên mẫu của SA80 L85 sử dụng loại đạn 4,85x49mm.
Quá trình thử nghiệm đã được hoàn thành vào năm 1976, tuy nhiên sau khi NATO quyết định tiêu chuẩn hóa đạn dược cho tất cả các thành viên trong khối về cỡ nòng 5,56x45mm, súng một lần nữa phải thiết kế lại.
Mẫu thiết kế mới có tên XL70E3 sử dụng loại đạn tiêu chuẩn NATO 5,56x45mm, các thử nghiệm, cải tiến được kéo dài cho đến tận những năm 1980 trước khi mẫu thử nghiệm đi vào sản xuất đại trà với tên gọi XL85, và XL86. Súng được chấp nhận đưa vào sử dụng trong quân đội Anh với tên gọi SA80 hay L85, L86, tức năm đưa súng vào sử dụng tương ứng với năm 1985 và 1986.
Con đường phát triển của SA80 đầy rẫy chông gai, các nhà thiết kế Anh gặp quá nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện súng, bên cạnh đó việc phải liên tục thay đổi loại đạn theo tiêu chuẩn của NATO đã góp phần làm cho quá trình phát triển bị kéo dài và thêm khó khăn.
Từ khi mẫu thử nghiệm XL64E5 được giới thiệu đến khi đưa vào sản xuất đại trà với tên gọi SA80 phải mất đến 16 năm, một quãng đường quá dài đối với một súng trường tiến công cá nhân. SA80 có lẽ là loại súng trường tiến công phát triển lâu nhất trong lịch sử.
Biến thể sản xuất loạt đầu tiên SA80 L85A1 bị chỉ trích gay gắt về độ tin cậy trong sử dụng.
SA80 (vũ khí hạng nhẹ những năm 1980) được thiết kế theo kiểu bullpup, toàn bộ khối đạn dược, bệ khóa nòng nằm phía sau cò súng, thiết kế này giúp tiết kiệm chiều dài trong khi vẫn đảm bảo được chiều dài nòng súng theo yêu cầu. Súng hoạt động theo nguyên tắc trích khí ngắn với vệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay.
Đây được xem là một loại súng trường tiến công có độ chính xác rất cao, điều này có được là nhờ sự kết hợp giữa bullpup và trích khí ngắn cùng với thiết kế búa kim hỏa khá độc đáo. Búa đập vào kim hỏa chậm hơn một chút trước khi búa có chế độ hoạt động tự động hoàn toàn (cơ chế này tương tự như cơ cấu làm chậm của AKM).
Súng có tay kéo khóa nòng nằm phía bên phải, buồng đạn, khóa nòng và các thiết bị quan trọng khác được làm bằng thép đặc biệt. Ốp lót tay phía trước làm bằng vật liệu tổng hợp, súng có thể tùy chọn trang bị súng phóng lựu 40mm bằng cách sử dụng một thiết bị gắn đặc biệt do Đức sản xuất, ngoài ra súng có thể trang bị lưỡi lê cho cận chiến.
Biến thể tiêu chuẩn của SA80 được trang bị kính ngắm quang học SUSAT, các biến thể trước đó sử dụng thước ngắm cơ khí. SA80 tiêu chuẩn có chiều dài 785mm, nòng súng dài 518mm, trọng lượng 3,82kg, tầm bắn hiệu quả dao động từ 400-800 mét.
Mẫu bullpup kém tin cậy nhất
SA80 là một súng trường bullpup có thiết kế rất hiện đại song kiểu thiết kế lại không tối ưu như khẩu Steyr AUG nên súng rất phức tạp trong chế tạo và độ tin cậy không cao. Tay kéo khóa nòng nằm phía bên phải nên rất bất tiện khi lên đạn.
Một số biến thể của SA80 L85A2 - từ biến thể này mẫu súng này mới đạt được độ tin cậy hiệu quả chiến đấu như mong muốn.
Lỗi nặng nhất của SA80 là thường xuyên bị tắc đạn khi hệ thống chuyển động không được bôi trơn kịp thời. Tuy nhiên, việc bôi trơn thường xuyên các bộ phận chuyển động lại khiến cho súng dể bị dính cát hơn.
Những lỗ tản nhiệt phía trên súng giúp làm mát rất tốt nhưng chúng biến thành những cái "máy hút bụi" khi súng hoạt động trong điều kiện môi trường bụi bẩn cao. Ttrong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, đã có hơn 50 lỗi phát sinh được ghi nhận đối với SA80.
Thủy quân lục chiến Anh đã chỉ trích gay gắt việc chọn SA80 vào sử dụng, điều này đã dẫn đến nỗ lực cải tiến súng vào năm 2000, Anh đã phải chi tới 400 bảng Anh cho mỗi khẩu SA80 thiết kế lại hay còn gọi là SA80 2A hay L85A2.
Các thay đổi bao gồm, cải tiến búa kim hỏa, sửa đổi khóa nòng, làm chậm quá trình đập búa vào kim hỏa trước khi súng ở chế độ tự động hoàn toàn, nâng cao khả năng ổn định và độ tin cậy. SA80 L85A2 sau khi cải tiến đạt được độ tin cậy tốt hơn, được đánh giá là súng bộ binh cá nhân tốt nhất nước Anh.
SA80 được sử dụng khá hạn chế trên thế giới, ngoài quân đội Hoàng gia Anh chỉ có Bolivia, Jamaica sử dụng loại súng này.
Biến thể đầu tiên của SA80 được đánh giá rất thấp, thậm chí nó còn bị liệt vào danh sách đen. Tuy nhiên những cải tiến về sau từ biến thể L85A2 đã lấy lại được hình ảnh của súng và giúp nó khẳng định được vai trò súng trường tiến công tiêu chuẩn cho Quân đội Hoàng gia Anh.
SA80 được sản xuất với khá nhiều biến thể khác nhau bao gồm: biến thể carbine dùng cho quân đặc biệt SA80 L22A1; biến thể chi viện hỏa lực hạng nhẹ SA80 L86 A1 LSW được bổ sung thêm 2 chân chống phía trước.
Quốc Minh
Theo_Kiến Thức
Lục quân Philippines bổ sung 27.000 khẩu súng trường tự động M-4 Phát ngôn viên lục quân Philippines Noel Detoyato hôm nay 21.6 thông báo lực lượng này sẽ nhận khoảng 27.000 khẩu súng trường tự động M-4 mới vào ngày 19.7. Binh sĩ lục quân Philippines trong một đợt diễn tập - Ảnh: AFP Tờ The Strait Times dẫn lời ông Detoyato nói rõ rằng súng M-4 là phiên bản ngắn hơn và nhẹ...