Qatar thuê luật sư Thụy Sĩ để kiện các nước vùng Vịnh
Ủy ban Nhân quyền Quốc gia (NHRC) của Qatar nói rằng Saudi Arabia, UAE và Bahrain phải có trách nhiệm đền bù cho những người bị ảnh hưởng vì việc áp đặt các biện pháp chấm dứt quan hệ, cô lập Qatar.
Người đứng đầu NHRC của Qatar Ali Bin Smaikh al-Marri. Ảnh: AFP
Ủy ban Nhân quyền Quốc gia (NHRC) của Qatar cho biết, sẽ thuê một hãng luật Thụy Sĩ để đòi đền bù cho những hậu quả gây ra do quyết định của các quốc gia vùng Vịnh chấm dứt quan hệ ngoại giao với Doha và áp đặt việc cô lập nước này.
Người đứng đầu NHRC của Qatar Ali Bin Smaikh al-Marri nói rằng, cơ quan này đang tiến hành các hoạt động pháp lý chống lại Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Bahrain – những quốc gia cắt quan hệ ngoại giao và thương mại với Qatar trong hơn 3 tuần qua, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ở khu vực vùng Vịnh.
“Chúng tôi sẽ phối hợp để bắt đầu các hành động pháp lý với những người bị tác động của các lệnh trừng phạt này. Ba nước này phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những người bị ảnh hưởng”, ông Ali Bin Smaikh al-Marri nói.
Ông cũng cho biết: “Một số trường hợp sẽ được đưa ra tòa án tại 3 quốc gia trên và một số khác sẽ đưa ra các tòa án quốc tế, như ở châu Âu, liên quan đến vấn đề bồi thường”. Người đứng đầu NHRC của Qatar không tiết lộ công ty luật Thụy Sĩ nào được thuê.
Video đang HOT
Động thái này được NHRC thực hiện sau khi nhận hàng trăm khiếu nại từ các công dân bị ảnh hưởng bởi sự cô lập trong 3 tuần qua. Những người bị tác động bởi cuộc khủng hoảng này là những người sở hữu bất động sản hoặc kinh doanh tại Saudi Arabia, UAE, và Bahrain cũng như những gia đình có người Qatar và một người là công dân một trong 3 quốc gia láng giềng nói trên. Một quan chức cấp cao của nước này mới đây tuyên bố, nhiều người Qatar sở hữu từ “2 hoặc 3 bất động sản hoặc một biệt thự” chỉ riêng tại Saudi Arabia.
Ngày 5.6, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Bahrain, Ai Cập và Maldives tuyên bố chấm dứt quan hệ chính trị, kinh tế, ngoại giao với Qatar vì cáo buộc Doha hỗ trợ các nhóm khủng bố. Qatar phủ nhận tất cả các cáo buộc trên.
Thêm vào đó, tất cả công dân Qatar sống ở các nước Arab trên cũng bị buộc phải về nước. Nguồn tin từ Doha cho biết việc trục xuất ảnh hưởng tới rất nhiều người.
Tuần trước, Saudia Arabia và các đồng minh nước này đã đưa ra bản “tối hậu thư” gồm 13 điểm yêu cầu Qatar đáp ứng trước ngày 3.7.
Theo Hà Liên
Lao động
Arab Saudi không nhượng bộ Qatar
Arab Saudi khẳng định 4 nước vùng Vịnh sẽ không dỡ bỏ trừng phạt nếu Qatar không đáp ứng các yêu cầu của họ.
Ngoại trưởng Arab Saudi Adel al-Jubeir. Ảnh: Reuters.
Ông Adel al-Jubeir, Ngoại trưởng Arab Saudi, ngày 27/6 cho biết sẽ không đàm phán về yêu cầu đối với nước này và các nước Arab khác về việc Qatar ngừng hỗ trợ khủng bố, Reuters đưa tin.
"Chúng tôi đã nói rõ, chúng tôi đã thực hiện các bước đi và nó tuỳ thuộc vào Qatar trong việc sửa đổi cách hành xử của họ, khi họ thay đổi thì mọi việc sẽ được giải quyết, nhưng nếu không thì họ vẫn bị cô lập", ông Jubeir nói.
Trước câu hỏi về việc các yêu cầu không thể thay đổi, ông al-Jubeir đáp "Đúng", nói thêm nếu Qatar muốn trở lại Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, họ biết phải làm gì.
Arab Saudi, Ai Cập, Bahrain và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) ra tối hậu thư với Qatar, yêu cầu nước này đóng cửa Al Jazeera, giảm quan hệ với Iran, đóng cửa một căn cứ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, 4 nước Arab sẽ dỡ bỏ phong tỏa với Doha từ ngày 5/6.
Trong khi đó, Doha cho biết các cáo buộc và yêu cầu là thiếu căn cứ và "không thể chấp nhận được". Qatar trước đó cho biết các yêu cầu nhằm gây ảnh hưởng đến chủ quyền.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani khẳng định 4 nước đã đưa ra các cáo buộc mà không có bằng chứng và không phải là các yêu cầu (để chấm dứt trừng phạt).
"Các yêu cầu cần phải thực tế và có thể thực hiện, nếu không chúng không thể chấp nhận được. Chúng tôi nhất trí với Mỹ là các yêu cầu cần hợp lý", Al Jazeera dẫn lời ông Al Thani nói.
ÔngAl Thani ngày 27/6 đã đến Mỹ gặp Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ông Tillerson hy vọng các yêu cầu "hợp lý và có thể được thực hiện". Trước đó ông cũng cho hay các yêu cầu của 4 nước khiến "Qatar khó đáp ứng", rằng có những lĩnh vực tạo cơ sở để đàm phán tìm ra giải pháp.
Arab Saudi, UAE, Bahrain, Ai Cập và một số nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar từ ngày 5/6 với lý do Doha ủng hộ khủng bố và Iran. Qatar bác bỏ cáo buộc. Kuwait đang nỗ lực làm trung gian hòa giải. Đây là cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất những năm gần đây tại vùng Vịnh.
Khánh Lynh
Theo VNE
Căng thẳng vùng Vịnh: Các nước Arab chờ đợi gì từ Qatar? Các nước Arab khẳng định, không có ý định "thay đổi chế độ" ở Qatar mà chỉ muốn Qatar "thay đổi cách hành xử cho phù hợp". Qatar- "con ngựa thành Trojan" trong thế giới Arab AP dẫn lời Ngoại trưởng UAE Anwar Gargash hồi cuối tuần qua nhấn mạnh, việc các nước Arab cô lập Qatar với lý do Qatar bảo trợ...