Qatar thua U23 VN: “Đắng” cho vị vua siêu giàu đổ tiền tấn vào bóng đá
Quốc vương Qatar chính là người đã mua và bơm tiền cho Paris Saint German – CLB gây chấn động vì mua về danh thủ Neymar với giá lên tới 222 triệu euro.
Quốc vương trẻ nhất lịch sử Qatar Tamim bin Hamad Al Thani.
Trước khi lên trở thành quốc vương Qatar, Tamim bin Hamad Al Thani là người kiểm soát quỹ đầu tư quốc gia (QIA). Từ đó, ông đã thực hiện vụ mua lại CLB bóng đá nổi tiếng Paris Saint German (PSG) vào mùa hè năm 2011.
Ở thời điểm đó, Chủ tịch PSG Nasser Al-Khelaifi trả lời phỏng vấn trên CNN rằng, quốc vương Qatar muốn đưa đội bóng trở thành nơi thu hút các cầu thủ nổi tiếng nhất trên thế giới.
“Đó là chiến lược của chúng tôi. Trong vòng 5 năm, chúng tôi muốn tạo ra lợi nhuận. Mọi người biết chúng tôi yêu bóng đá, chúng tôi đến Paris để đưa CLB trở thành đội bóng lớn nhất ở châu Âu”, Al-Khelaifi nói, thể hiện mong muốn của quốc vương Qatar giàu có.
Theo Goal, kể từ năm 2011, quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani đã gián tiếp chi cho PSG 905 triệu USD để đem về hàng loạt cầu thủ nổi tiếng thế giới. Vụ chuyển nhượng danh thủ bóng đá người Brazil Neymar từ câu lạc bộ Barcelona với chi phí lên tới 222 triệu euro đã gây chấn động làng bóng đá năm 2017.
Quốc vương Qatar là người như thế nào?
Theo Aljazeera, Tamim bin Hamad Al Thani trở thành quốc vương trẻ nhất trong lịch sử Qatar, khi lên nắm quyền vào tháng 6.2013 ở tuổi 33.
Tamim nối ngôi người cha Hamad bin Khalifa Al Thani, người từng có gần 2 thập kỷ trị vì đất nước Qatar.
Quốc vương Qatar muốn dùng thể thao để quảng bá hình ảnh quốc gia vùng Vịnh ra khắp thế giới.
Quốc vương Tamim từng theo học ở trường Sherborne, Harrow và Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst. Ông tốt nghiệp năm 1998 và nhanh chóng chứng minh mình là người sẵn sàng nối ngôi.
Trở về Qatar, Tamim mang hàm thiếu úy trong Lực lượng Vũ trang Qatar. Ông trở thành thái tử Qatar vào năm 2003, khi anh trai Jassim từ bỏ ngôi vị. Kể từ đó, ông được chuẩn bị để sẵn sàng nối ngôi cha, bao gồm việc giữ các vị trí hàng đầu về an ninh và kinh tế của đất nước. Năm 2009, ông được bổ nhiệm làm phó chỉ huy lực lượng vũ trang của Qatar.
Quốc vương Tamim là người biết tiếng Pháp, thời trẻ từng đến Pháp nghỉ hè và tham gia vào các khóa học ngôn ngữ.
Tamim bin Hamad Al Thani lập gia đình năm 2005. Người vợ Sheikha Jawaher là con gái của một thành viên trong gia tộc Al-Thani. Cả hai có với nhau 4 đứa con. Quốc vương Qatar sau đó lấy thêm vợ hai, Al-Anud Al-Hajri, cũng là một nhân vật nổi tiếng trong hoàng tộc Qatar.
Quốc vương Qatar được đánh giá là một trong những người giàu nhất thế giới, theo Air Charter Service.
Video đang HOT
Phi đội máy bay trị giá 1,5 tỷ USD của riêng Quốc vương Qatar.
Ông sở hữu phi đội máy bay trị giá 1,5 tỷ USD dùng riêng cho gia đình. Trong các chuyến thăm chính thức ở nước ngoài, đoàn tháp tùng quốc vương lên tới 1.000 người. Quốc vương Tamim cũng sử dụng những chiếc limousine đắt tiền khi đến thăm nước sở tại.
Phi đội bay của riêng quốc vương Qatar lên tới 14 máy bay, bao gồm Airbus A319-100, 3 chiếc Airbus A320-200, 2 chiếc Airbus A330-200, 2 máy bay Boeing 747-8 BBJ, một chiếc Airbus 310-300, một chiếcAirbus 340-200, Airbus 340-300 và Airbus 340-500.
Quốc vương cũng sở hữu máy bay thương mại Bombardier Global Express BD-700-1A10 và máy bay vận tải quân sự Boeing C-17 Globemaster III dùng cho mục đích cá nhân.
Niềm đam mê với môn thể thao vua
Quốc vương Qatar Tamim (áo xanh) ngồi trên khán đài xem một trận đấu của PSG trong khuôn khổ Ligue 1.
Trở về nước sau quãng thời gian theo học tại Anh, quốc vương Tamim thể hiện niềm đam mê đặc biệt với thể thao, đặc biệt là bóng đá.
Nắm trong tay quỹ đầu tư quốc gia Qatar ước tính lên tới 320 tỷ USD, Tamim thể hiện cá tính riêng, khi không chỉ đầu tư vào bất động sản hay các tập đoàn nổi tiếng.
Quốc vương Tamim chủ trương quảng bá hình ảnh Qatar ra thế giới nhờ vào thể thao. Ông đích thân làm Chủ tịch Hội đồng Olympic Quốc gia, đưa Qatar vượt qua nhiều đối thủ khác trên thế giới để đăng cai World Cup 2022.
Tamim cũng là nhân vật quyết định việc rót tiền mua CLB bóng đá Paris Saint-Germain nổi tiếng ở thủ đô Paris, Pháp. Có thể nói, trong chiến dịch quảng bá hình ảnh của Qatar, việc thâu tóm PSG chỉ là một nước cờ.
Nhảy vào bóng đá châu Âu, Quốc vương Tamim ôm ấp những giấc mộng lớn vượt ra ngoài khuôn khổ bóng đá. Nói cách khác, những người Trung Đông xem bóng đá nói riêng và thể thao nói chung là một thứ “quyền lực mềm” trong tay.
Sự khác biệt ở chỗ, với Qatar, tham vọng chính trị là chủ đạo. Cũng giống như việc giành quyền đăng cai World Cup 2022, quốc vương Tamim đang làm mọi cách để khuếch trương hình ảnh của quốc gia dầu mỏ này tới toàn thế giới.
U23 Qatar đã phải dừng bước ở bán kết U23 châu Á trước đội tuyển U23 Việt Nam.
Với một người đam mê thể thao như Tamim, chiến lược này càng được đẩy mạnh. “Paris là trung tâm của kế hoạch đó. Gia tộc Al Thani yêu nước Pháp và họ muốn biến PSG thành một thương hiệu toàn cầu”, giáo sư Fatiha Dazi-Heni phân tích.
Trong khi đó, đội tuyển U23 Qatar vừa thua Việt Nam được đầu tư bài bản và hướng tới mục tiêu xa hơn tầm châu lục.
Năm 2014, Qatar gây tiếng vang khi lần đầu tiên lên ngôi vô địch giải U19 châu Á. Đội hình của họ là lứa đầu tiên của lò đào tạo Aspire, trung tâm bóng đá mà Qatar dành rất nhiều công sức và tiền bạc.
Aspire là phiên bản mô phỏng lò La Masia của Barca và được điều hành cũng như giảng dạy từ chính những thành viên đội bóng xứ Catalonia. Mục tiêu hàng đầu của trung tâm là gây dựng một thế hệ cầu thủ Qatar chất lượng nhằm hướng tới World Cup 2022 tổ chức trên sân nhà.
Nhưng thất bại của U23 Qatar trước U23 Việt Nam tại vòng bán kết giải vô địch U23 châu Á được cho là điều năm ngoài dự kiến của quốc vương Tamim. Ông có lẽ không ngờ rằng đội tuyển được đầu tư, huấn luyện ở nước ngoài của mình lại không thể có cơ hội trở thành nhà vô địch.
Theo Danviet
Cuộc sống "thiên đường" ở quốc gia sắp đối đầu U23 Việt Nam
Người dân Qatar nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống giàu có, không phải lo nghĩ từ khi sinh ra, bởi tất cả mọi thứ đều đã có chính phủ lo.
Cuộc sống về đêm ở Doha, Qatar.
Tháng 6.2017, 9 quốc gia Ả Rập tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao, hạn chế các hoạt động giao thương với Qatar, tạo thành cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất ở Trung Đông trong nhiều năm qua.
Quốc gia giàu nhất thế giới giờ ra sao?
Cho đến đầu năm 2018, Qatar vẫn là quốc gia giàu có nhất thế giới, nơi người dân được hưởng những ưu đãi mà không ở đâu có được.
Tờ National nhận định, sở dĩ Qatar vẫn đứng vững trước sức ép bủa vây là bởi hoàng gia nước này mạnh tay vung tiền từ các quỹ dự trữ để hỗ trợ kinh tế.
Ngân hàng đầu tư Trung Đông EFG-Hermes ước tính Qatar đã tung 34 tỷ USD vào nền kinh tế trong những tháng qua, dưới dạng đầu tư cho lĩnh vực công hoặc cắt giảm lượng dự trữ ngoại hối.
"Chúng tôi dự đoán Qatar sẽ còn tiếp tục chi 45 tỷ USD trong vòng hai năm tới để hỗ trợ chuyển dịch kinh tế, đối phó khó khăn", chuyên gia của EFG-Hermes nhận định.
Lượng dữ trự ngoại hối của Qatar ước tính vào khoảng 320 tỷ USD. Theo những thống kê trên, quốc gia giàu có nhất thế giới này vẫn đủ sức nuôi sống 2,7 triệu dân trong nhiều năm tới.
Hoàng gia Qatar có lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
Điều này phản ánh sự lạc quan của người dân Qatar trong dịp năm mới 2018. "Tôi tin rằng năm 2018 sẽ năm tràn đầy cơ hội với mọi người sống ở Qatar. Người dân sẽ có thêm cơ hội được làm việc trong nhiều ngành nghề lĩnh vực", cư dân Qatar tên Jassim Al Mansoor nói.
Muhammad Al Yami, một doanh nhân Qatar chia sẻ: "Năm 2018 sẽ là năm của sự thay đổi. Sự cô lập càng khiến Qatar mạnh mẽ hơn. Chúng tôi tự xây dựng nhà máy, sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của mọi người. Quan hệ với các nước như Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là Kuwait và Oman sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn".
Al Yami nhấn mạnh: "Tôi tự hào vì là người Qatar và tôi yêu mến tất cả mọi người sống ở Qatar. Chúng tôi đang hướng đến tầm nhìn quốc gia năm 2030".
Cuộc sống "thiên đường"
Ngay từ khi sinh ra, công dân Dubai đã nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống giàu có nhờ sự bao cấp của chính phủ. Người dân Qatar được khám chữa bệnh, đi học và nằm viện miễn phí. Họ cũng không phải trả tiền điện nước hàng tháng và nộp thuế cho chính phủ.
Theo NY Times, khi lập gia đình, đàn ông Qatar cũng được chính phủ cho vay ngân hàng lãi suất thấp và thậm chí được cấp đất xây nhà. Người thất nghiệp cũng được nhận tiền trợ cấp hàng tháng.
Người dân Qatar không phải lo nghĩ về việc đi làm kiếm sống.
Victoria Scott, phóng viên của tờ Telegraph (Anh) đã có trải nghiệm đáng nhớ ở Qatar và quan sát lối sống của giới siêu giàu ở đây.
Victoria tới từ Anh, nơi tài xế phải tự đổ xăng giống như đa số các quốc gia khác. Ở Qatar, cô không cần làm việc này vì đã có nhân viên phục vụ từ A tới Z, giữa thời tiết nắng nóng 50 độ C. Giá xăng ở Qatar rẻ hơn nước lọc và không ai phải lo nghĩ về chuyện đổ xăng khi sống ở Qatar.
Dân bản địa giàu có ở Qatar không bao giờ rửa xe hay động tay chân vào bất cứ thứ gì vì đã có người giúp việc làm tất cả. Mọi hoạt động thường nhật, trong đó có chăm sóc con cái, đều do những phụ nữ giúp việc từ các quốc gia khác thực hiện. Nếu cần ăn tối ở bất kì quán ăn nào mà không muốn vào nhà hàng, Victoria cho biết chỉ cần đỗ xe ngoài quán, bấm còi xe là sẽ được phục vụ chu đáo.
Theo Victoria, cảm giác sống ở quốc gia giàu nhất thế giới là việc mua hay bán một chiếc iPhone không bao giờ cần suy nghĩ một giây. Nếu đi nghỉ dưỡng, dân Qatar không lựa chọn khách sạn dưới 5 sao. Khi lên máy bay, hãng hàng không yêu thích phải là Qatar Airways đẳng cấp chứ không phải bất kì thương hiệu nào khác.
Siêu xe đất tiền của giới siêu giàu Ả Rập.
David Jeffery, 22 tuổi là một người mê xe thể thao tới từ Anh và sống hầu hết thời gian ở Qatar nói người dân Qatar có nhiều tiền để đáp ứng đam mê của bản thân như tốc độ và xe thể thao. "Dân Qatar có nhiều tiền và mê tốc độ, ngoài ra do thuế thấp và giá hợp lý nên họ càng tiêu mạnh tay".
Điểm đến ưa thích của giới siêu giàu Qatar là khách sạn Dorchester ở London, Anh. Một nhân viên làm việc ở khách sạn Dorchester cho biết từng chứng kiến khách Qatar đặt toàn bộ 3 phòng đắt đỏ nhất của khách sạn trong 1 năm, thuê riêng một đầu bếp để phục vụ mỗi ngày.
Giá tiền thuê phòng là 40.000 bảng Anh/đêm. "Mọi thứ chỉ diễn ra trong phòng", nhân viên này nói, ám chỉ người khách không phải đi đâu mà chỉ cần ngồi một chỗ.
Một nhân viên giao dịch bất động sản ở Anh nói: "Tôi làm ăn với một doanh nhân người Qatar và anh ta có một đội tháp tùng 70 người. Mỗi lần tới Anh, ông ta lại đi cùng 70 người, trong đó có tới 20 vệ sĩ".
Theo Danviet
UAE tố máy bay chiến đấu Qatar chặn 2 máy bay chở khách Căng thẳng hai láng giềng vùng Vịnh có chiều hướng gia tăng khi giới chức Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất cáo buộc các máy bay chiến đấu của Qatar chặn hai máy bay thương mại của nước này. Một máy bay chiến đấu của Không quân Qatar (Ảnh: Reuters) Trong thông cáo phát đi hôm qua, Cơ quan quản lý...