Qatar tái áp đặt một loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt
Qatar ngày 4/2 đã áp đặt trở lại một loạt biện pháp hạn chế đối với ngành giáo dục, giải trí và hoạt động kinh doanh, trong đó có đóng cửa các bể bơi trong nhà và công viên giải trí, và giới hạn công suất hoạt động của các nhà hàng.
Cảnh sát đeo khẩu trang gác bên ngoài một khách sạn ở Doha, Qatar, nơi cách ly các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 ngày 12/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Y tế Qatar, các chợ ở nước này chỉ được hoạt động với 50% công suất, các đám cưới tổ chức ở ngoài đều bị cấm trong khi đám cưới tổ chức tại nhà chỉ được phép mời họ hàng đến tham dự. Trường mẫu giáo hoạt động với 30% công suất. Các cuộc tụ tập ở ngoài trời tại các địa điểm công cộng như công viên sẽ chỉ có tối đa là 15 người tham gia trong khi các cuộc tụ tập trong nhà không có quá 5 người.
Qatar ngày 4/2 ghi nhận thêm 407 ca nhiễm mới. Theo Bộ Y tế Qatar, đây là dấu hiệu báo trước về khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai ở nước này.
Trong khi đó, trái ngược với Qatar và một số nước khác như Kuwait, Saudi Arabia tăng cường phòng chống dịch, thì Jordan lại nới lỏng các biện pháp hạn chế do mức độ lây nhiễm giảm mạnh trong làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Video đang HOT
Các phòng tập thể dục, bể bơi công cộng cũng được mở cửa trở lại. Các trường học từ ngày 14/2 sẽ bắt đầu mở cửa lại trường học theo giai đoạn sau khi gần 1 năm đóng cửa.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Jordan Basher al-Khasawneh đã rút ngắn thời gian giới nghiêm ban đêm và dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban ngày vào các ngày thứ Sáu. Tuy nhiên, giới chức y tế lo ngại rằng các biện pháp hạn chế đang được dỡ bỏ vào thời điểm xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Số ca tử vong do COVID-19 và số ca nhiễm mới tại Jordan tăng cao nhất trong tháng 11/2020 khi nước này nằm trong số những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, kể từ đó, số ca tử vong giảm dần xuống mức trung bình là vào khoảng 10 ca/ngày trong khi số ca nhiễm hằng ngày giảm xuống từ 800-1.000 ca, thấp hơn so với mức từ 4.000-6.000 ca vài tuần trước.
Con rể ông Trump lại ghi điểm, Quốc vương Qatar và thái tử Saudi Arabia sẽ 'làm hòa'
Cuộc khủng khoảng vùng Vịnh giữa Qatar và 4 nước khác trong khu vực cuối cùng đã kết thúc với việc Saudi Arabia đồng ý dỡ bỏ phong tỏa đường biển, đường bộ và hàng không với Qatar kể từ ngày 5-1.
Ông Jared Kushner sẽ đến Saudi Arabia chứng kiến lễ ký thỏa thuận hòa giải giữa Riyadh và Doha ngày 5-1 - Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao cho biết con rể của Tổng thống Donald Trump đồng thời là một cố vấn của Nhà Trắng, ông Jared Kushner, là người được giao nhiệm vụ hóa giải bất hòa giữa "các nước anh em khối Ả Rập".
Theo vị này, ông Kushner đã gọi điện đàm phán xuyên đêm với các nhà ngoại giao Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập. Đây được xem là một thắng lợi ngoại giao nữa của chính quyền Trump, sau các thỏa thuận hòa bình gần đây giữa Israel và một số nước Ả Rập.
Là một phần của thỏa thuận, Saudi Arabia sẽ mở lại không phận và biên giới trên bộ, trên biển với Qatar kể từ ngày 5-1, theo Ngoại trưởng Kuwait Ahmad Nasser al-Sabah. Thông tin được công bố ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nước Ả Rập vùng Vịnh.
Thái tử Saudi Arabia, ông Mohammed bin Salman, trước đó đã tuyên bố hội nghị thượng đỉnh năm nay cần hàn gắn rạn nứt giữa các nước Ả Rập trước các thách thức mới. Trong khối Ả Rập vùng Vịnh, Saudi Arabia giữ vị trí gần như lãnh đạo các nước khác, theo Reuters.
Quốc vương Qatar, ông Tamim bin Hamad al-Thani, sẽ tham dự hội nghị tại Riyadh và ký thỏa thuận làm hòa với thái tử Saudi Arabia trong ngày 5-1. Phía Qatar cam kết sau khi hòa giải sẽ bãi nại các vụ kiện liên quan đến lệnh phong tỏa của Saudi Arabia.
Khủng hoảng vùng Vịnh bùng nổ vào tháng 6-2017 khi chính quyền Riyadh cáo buộc Doha "tài trợ khủng bố" và áp đặt lệnh phong tỏa tất cả các tuyến đường nối với Qatar. UAE, Bahrain và Ai Cập cùng một số nước khác tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Các biện pháp phong tỏa đã gây khó khăn cho Qatar và khiến chính quyền Doha tức giận, đệ đơn kiện cáo. Tuy nhiên, dưới các nỗ lực trung gian của Mỹ, xích mích giữa các nước Ả Rập dần được hóa giải.
Theo Reuters, sở dĩ Mỹ có tiếng nói là do tất cả các quốc gia liên quan đều là đồng minh của Washington. Qatar có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ trong khu vực, Bahrain là nơi đóng quân của Hạm đội 5 hải quân trong khi UAE và Saudi Arabia cũng có các trại lính Mỹ.
Mặc dù chỉ mới có Riyadh "làm hòa" với Doha, Mỹ hi vọng màn mở đầu của Saudi Arabia sẽ kéo các nước khác sớm bình thường hóa quan hệ với Qatar.
Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận do Mỹ trung gian. Chính quyền Ankara đã lập cầu hàng không hỗ trợ cho Qatar trong giai đoạn nước này bị Saudi Arabia phong tỏa dẫn tới thiếu thốn hàng hóa.
Qatar cáo buộc Bahrain xâm phạm lãnh hải Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Qatar ngày 1/1 đã báo cáo lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) việc các tàu quân sự của Bahrain xâm phạm lãnh hải của Doha hôm 25/11 và kêu gọi LHQ thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm duy trì hòa bình và ổn định quốc tế, cũng như chấm dứt...