Qatar rơi vào bảng nhẹ, đội tuyển Việt Nam thêm cơ hội tại vòng loại World Cup
Dù là chủ nhà World Cup 2022, tuy nhiên đội tuyển Qatar vẫn phải đá vòng loại thứ hai để lấy vé dự Asian Cup 2023. Nếu Qatar vượt qua vòng loại này, đội tuyển Việt Nam sẽ có thêm cơ hội nếu giành ngôi nhì bảng G.
8 bảng đấu vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á
Bảng A:Trung Quốc, Syria, Philippines, Maldives, Guam
Bảng B: Australia, Jordan, Đài Loan, Kuwait, Nepal
Bảng C: Iran, Iraq, Bahrain, Hong Kong, Campuchia
Bảng D: Saudi Arabia, Uzbekistan, Palestine, Yemen, Singapore
Bảng E: Qatar, Oman, Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh
Bảng F: Nhật Bản, Kyrgyzstan, Tajikistan, Myanmar, Mông Cổ
Bảng G: UAE, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia
Bảng H: Hàn Quốc, Lebanon, Triều Tiên, Turkmenistan, Sri Lanka
Theo quy định của FIFA lẫn AFC, vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á có ý nghĩa quyết định đến tấm vé dự Asian Cup 2023. Do đó, đội tuyển Qatar vẫn phải dự vòng loại, dù họ là chủ nhà của World Cup 2022.
8 bảng đấu vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á thì mỗi bảng đấu có 5 đội, đá vòng tròn hai lượt sân nhà – sân khách. 8 đội đầu bảng và 4 đội nhì bảng (12 đội) sẽ giành quyền đi tiếp vào vòng loại thứ ba để chọn 4,5 suất dự VCK World Cup 2022.
Nếu Qatar chơi tốt, đội tuyển Việt Nam sẽ có thêm cơ hội nếu giành ngôi nhì bảng G
Video đang HOT
12 đội bóng này nghiễm nhiên sẽ giành vé chính thức dự Asian Cup 2023. 24 đội bóng còn lại (4 đội nhì bảng, 8 đội đứng thứ 3, 8 đội đứng thứ 4 và 4 đội cuối bảng có thành tích tốt nhất) sẽ tiếp tục chia bảng để chọn ra 12 đội cuối cùng dự Asian Cup 2023.
Nếu Qatar đứng đầu bảng (hoặc là 1 trong 4 đội nhì xuất sắc nhất) để giành vé dự Asian Cup 2023, đội nhì bảng xuất sắc thứ 5 sẽ lấy suất của Qatar để dự vòng loại cuối cùng World Cup 2022. Khi đó, Qatar sẽ không dự vòng loại thứ ba World Cup 2022, khi họ đã hoàn thành mục tiêu dự Asian Cup 2023.
Khả năng này rất dễ xảy ra bởi đội tuyển Qatar nằm ở bảng E khá dễ thở. Ngoài Oman trình độ thấp hơn 1 chút, ba đội bóng còn lại là Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh đều bị đánh giá dưới cơ hoàn toàn nhà vô địch châu Á.
Mặc dù vậy ngoài việc đứng đầu bảng, cơ hội để đội tuyển Việt Nam đi tiếp nếu đứng nhì bảng G cũng rất khó khăn. Chúng ta phải chạm trán UAE mạnh nhất bảng, ba đội còn lại gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng ngang cơ đoàn quân HLV Park Hang Seo.
Trong trường hợp Qatar vượt qua vòng loại thứ hai, đội tuyển Việt Nam sẽ phải nằm trong 5/8 đội nhì bảng xuất sắc nhất mới được đi tiếp. Nhìn vào tương quan các bảng đấu còn lại, mọi thứ không dễ dàng với nhà vô địch Đông Nam Á.
Những đối thủ như Malaysia (vàng) hay Thái Lan, Indonesia thực sự không dễ dàng với đội tuyển Việt Nam
Tại bảng A, Trung Quốc, Syria được đánh giá cao hơn hẳn Philippines cùng hai đội rất yếu là Maldivies, Guam. Bảng B cũng tương tự khi Australia, Jordan ở đẳng cấp cao hơn hẳn Đài Loan, Kuwait, Nepal. Ở bảng C, Iran và Iraq là đội bóng hàng đầu châu Á, Bahrain bị đánh giá thấp hơn còn Hong Kong, Campuchia dưới cơ hoàn toàn.
Bảng D chứng kiến Saudi Arabia, Uzbekistan rõ ràng mạnh hơn Palestine, còn Yemen, Singapore bị đánh giá rất thấp. Tại bảng E, cả Qatar cùng Oman trên tầm hoàn toàn Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh.
Hai bảng đấu được coi là ít chênh lệch đẳng cấp là bảng F, khi Nhật Bản trội hơn hẳn, Kyrgyzstan không quá mạnh hơn Tajikistan, Myanmar chỉ có Mông Cổ là đội “lót đường”. Bảng H cũng tương tự, Hàn Quốc trên hẳn đẳng cấp, Lebanon cũng không mạnh hơn Triều Tiên, Turkmenistan nhiều và chỉ duy nhất Sri Lanka sắm vai “túi điểm”.
Do đó nếu dựa theo điểm số để xếp hạng (chưa tính đến điểm số kiếm được từ đội đầu bảng), đội xếp thứ nhì ở các bảng A,B,C,D, E hoàn toàn có cơ hội giành trọn vẹn 6 trận thắng (tương đương 18 điểm) trước ba đối thủ còn lại. Đội thứ nhì ở bảng F và H dù ở tình thế khó hơn đôi chút, nhưng chí ít họ cũng “chắc suất” 6 điểm từ đội yếu nhất bảng và thoải mái tính toán các trận đấu khác.
Do đó, kể cả khi Qatar hoàn thành mục tiêu sớm và tạo thêm cơ hội cho đội tuyển Việt Nam (nếu chúng ta đứng nhì bảng), đoàn quân HLV Park Hang Seo vẫn cần hướng đến ngôi đầu bởi bảng G với sự hiện diện của UAE, Thái Lan, Malaysia, Indonesia thì cơ hội giành điểm cao của đội nhì bảng rất thấp nếu so tương quan với bảng đấu khác.
Theo Anh Minh (Dantri)
Đứng nhì bảng ở vòng loại World Cup, đội tuyển Việt Nam nhiều khả năng bị loại
Với việc nằm ở bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á cùng UAE, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, đội tuyển Việt Nam có cơ hội để đứng đầu bảng. Tuy nhiên nếu chỉ đứng nhì bảng, thầy trò HLV Park Hang Seo khó có thể đi tiếp vào vòng loại cuối cùng.
8 bảng đấu vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á
Bảng A:Trung Quốc, Syria, Philippines, Maldives, Guam
Bảng B: Australia, Jordan, Đài Loan, Kuwait, Nepal
Bảng C: Iran, Iraq, Bahrain, Hong Kong, Campuchia
Bảng D: Saudi Arabia, Uzbekistan, Palestine, Yemen, Singapore
Bảng E: Qatar, Oman, Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh
Bảng F: Nhật Bản, Kyrgyzstan, Tajikistan, Myanmar, Mông Cổ
Bảng G: UAE, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia
Bảng H: Hàn Quốc, Lebanon, Triều Tiên, Turkmenistan, Sri Lanka
Theo quy định của FIFA, 8 bảng đấu vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á thì mỗi bảng đấu có 5 đội, đá vòng tròn hai lượt sân nhà - sân khách. 8 đội đầu bảng và 4 đội nhì bảng (12 đội) sẽ giành quyền đi tiếp vào vòng loại thứ ba để chọn 4,5 suất dự VCK World Cup 2022.
12 đội bóng này nghiễm nhiên sẽ giành vé chính thức dự Asian Cup 2023. 24 đội bóng còn lại (4 đội nhì bảng, 8 đội đứng thứ 3, 8 đội đứng thứ 4 và 4 đội cuối bảng có thành tích tốt nhất) sẽ tiếp tục chia bảng để chọn ra 12 đội cuối cùng dự Asian Cup 2023.
Do Qatar là chủ nhà World Cup 2022 nhưng vòng loại này cũng là vòng loại Asian Cup 2023 nên nếu Qatar đứng đầu bảng (hoặc là 1 trong 4 đội nhì xuất sắc nhất) để giành vé dự Asian Cup 2023, đội nhì bảng xuất sắc thứ 5 sẽ lấy suất của Qatar để dự vòng loại cuối cùng World Cup 2022.
Đội tuyển Việt Nam sẽ có hai trận quyết chiến đầy khó khăn với Thái Lan
Với những ấn tượng tạo ra thời gian qua, tất nhiên đội tuyển Việt Nam phải đặt mục tiêu vào nhóm 12 đội tuyển có mặt ở vòng loại thứ ba World Cup 2022, kèm suất chính thức dự Asian Cup 2023. Do đó, thầy Park phải tính toán kỹ cơ sở nào để đội tuyển Việt Nam hoàn thành mục tiêu.
Lợi thế của đội tuyển Việt Nam là trong nhóm hạt giống số 1, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) không mạnh bằng Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Saudi Arabia. Xét về thực lực, UAE cũng chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với Thái Lan, Malaysia, Indonesia nên rõ ràng, đội tuyển Việt Nam có cơ sở để giành ngôi đầu bảng.
Việc giành ngôi đầu bảng là điều mà thầy Park đang nhắm đến, trong bối cảnh bảng G được xem là bảng tử thần, trình độ các đội khá gần nhau và tính toán từng trận đấu hợp lý, đội tuyển Việt Nam có cơ sở hoàn thành nhiệm vụ này.
Mặc dù vậy ở khía cạnh khác nếu không thể giành ngôi đầu bảng và chỉ xếp thứ hai, đội tuyển Việt Nam phải tính toán thành tích với 7 đội nhì bảng khác. Đó là bài toán cực kỳ khó khăn và nhiều bất lợi cho thầy trò HLV Park Hang Seo, khi bảng đấu nào cũng có đội "lót đường".
Tại bảng A, Trung Quốc, Syria được đánh giá cao hơn hẳn Philippines cùng hai đội rất yếu là Maldivies, Guam. Bảng B cũng tương tự khi Australia, Jordan ở đẳng cấp cao hơn hẳn Đài Loan, Kuwait, Nepal.
Cả Malaysia (vàng) lẫn Indonesia không phải đối thủ lót đường như các đội yếu ở bảng đấu khác
Ở bảng C, Iran và Iraq là đội bóng hàng đầu châu Á, Bahrain bị đánh giá thấp hơn còn Hong Kong, Campuchia dưới cơ hoàn toàn. Bảng D chứng kiến Saudi Arabia, Uzbekistan rõ ràng mạnh hơn Palestine, còn Yemen, Singapore bị đánh giá rất thấp. Tại bảng E, Qatar cùng Oman trên tầm hoàn toàn Ấn Độ, Afghanistan, Bangladesh.
Hai bảng đấu được coi là ít chênh lệch đẳng cấp là bảng F, khi Nhật Bản trội hơn hẳn, Kyrgyzstan không quá mạnh hơn Tajikistan, Myanmar chỉ có Mông Cổ là đội "lót đường". Bảng H cũng tương tự, Hàn Quốc trên hẳn đẳng cấp, Lebanon cũng không mạnh hơn Triều Tiên, Turkmenistan nhiều và chỉ duy nhất Sri Lanka sắm vai "túi điểm".
Do đó nếu dựa theo điểm số để xếp hạng (chưa tính đến điểm số kiếm được từ đội đầu bảng), đội xếp thứ nhì ở các bảng A,B,C,D, E hoàn toàn có cơ hội giành trọn vẹn 6 trận thắng (tương đương 18 điểm) trước ba đối thủ còn lại.
Đội thứ nhì ở bảng F và H dù ở tình thế khó hơn đôi chút, nhưng chí ít họ cũng "chắc suất" 6 điểm từ đội yếu nhất bảng và thoải mái tính toán các trận đấu khác. Tình cảnh của đội tuyển Việt Nam thì lại khác, nhóm hạt giống 4,5, thậm chí là 3, ở bảng khác mà các đối thủ xác định kiếm trọn vẹn điểm thì chúng ta lại chạm mặt ba đối thủ xương xẩu Indonesia, Malaysia, Thái Lan.
Thái Lan là đại kình địch ở Đông Nam Á và chúng ta gặp họ ở sân nhà hay sân khách đều là những cuộc đấu khó lường. Đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể tính toán chiến thắng trước Malaysia, Indonesia tại Mỹ Đình, nhưng để tìm 3 điểm ở "chảo lửa" Bukit Jalil hay Gelora Bung Karno là mục tiêu quá gian nan.
Do đó, đích đến khả dĩ nhất của thầy trò HLV Park Hang Seo bây giờ có lẽ là ngôi đầu bảng, khi UAE không quá mạnh hơn Việt Nam lẫn Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Nếu tính toán kỹ lưỡng từng trận, đoán định tốt tình thế bảng đấu qua từng lượt trận, ngôi đầu bảng G chưa hẳn là nhiệm vụ bất khả thi với đoàn quân HLV Park Hang Seo.
Theo Anh Minh (Dantri)
Phó Chủ tịch VFF: Tuyển Việt Nam ở một bảng đấu thú vị Phó Chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn tin tưởng vào khả năng đi tiếp của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực Châu Á. Phó Chủ tịch Thường trực VFF Trần Quốc Tuấn cùng với Trưởng phòng các đội tuyển quốc gia Đoàn Anh Tuấn là hai đại diện của bóng đá Việt Nam...